Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,429
Một chỗ làm tốt luôn là vấn đề thời sự của những người đi tìm việc. Tìm được chỗ làm đã khó, giữ vững và ổn định càng khó hơn. Cách tốt nhất là bạn phải biết cách làm thế nào để mình luôn “nổi bật” hơn những người khác trong công ty và được sếp đánh giá cao.
Vượt qua các kỳ sơ tuyển, phỏng vấn đầy những khó khăn, bạn chính thức được một công ty, đơn vị nào đó nhận vào làm. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là bạn đã thành công. Bà Châu Lan, chuyên viên tư vấn nhân sự ở một công ty nước ngoài, cho biết là một thành viên mới nên đối với bạn tất cả đều mới: công việc, sếp, đồng nghiệp... và bạn chưa hiểu gì về họ. Nhanh chóng hòa nhập, đồng thời tự khẳng định mình trước mọi người và được sếp đánh giá cao mà không bị đồng nghiệp ganh ghét là việc phải nói rất quan trọng và khó khăn.
Để khẳng định mình trong một môi trường làm việc mới bạn cần có thời gian. Điều đầu tiên bạn phải có là lòng ham muốn học hỏi. Khi đó bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn của đồng nghiệp đi trước. Thấy được sự nhiệt tình nơi bạn, họ luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm. Bạn Hồng Đức, kiểm toán viên Công ty KPMG, tâm sự: “Hãy chủ động tìm việc để làm – đây là phương châm làm việc của mình. Lúc mới vào, nếu rỗi là Đức tìm đến các anh chị và hỏi xem họ có việc gì cho mình làm không. Đức luôn sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ cũng như giúp đỡ người khác. Chính điều này đã giúp Đức tạo được một môi trường làm việc đoàn kết và thân thiện. Tham gia vào công việc càng nhiều, mình sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và tạo được thiện cảm nơi bạn đồng nghiệp”
Những điều chưa biết mà không hỏi là điều tối kỵ đối với những nhân viên mới. Ông Nguyễn Tâm Chánh, phụ trách tuyển dụng Công ty S.A, cho biết tôi đã gặp nhiều nhân viên khi mới vào làm cứ như cục bột, đặt đâu ngồi đó, chỉ gì làm nấy. Đến khi nhận công việc làm không xong, tôi hỏi đến thì họ trả lời do còn nhiều cái cần hỏi nhưng ngại không dám hỏi nên công việc mới chậm trễ. Đây thật là một sai lầm đáng tiếc, không biết thì phải hỏi, đây là tinh thần trách nhiệm, là quyền lợi của nhân viên mới. Làm ngược lại những điều này cũng có nghĩa là bạn đã đi ngược lại quyền lợi, yêu cầu của công ty. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn tự “đánh chìm” mình trước những đồng nghiệp khác trong công ty. Theo nhận định của ông Trần Thanh Sang, Giám đốc Tiếp thị Công ty S.C. Johnson & Son Việt Nam: “Để được đánh giá là một nhân viên giỏi, trước tiên bạn phải biết rõ công việc của mình là làm gì. Và khả năng giải quyết công việc tốt, đúng thời gian đã ấn định. Đồng thời, do mỗi người lãnh đạo có một cách quản lý khác nhau, với cương vị là nhân viên, bạn cần nắm bắt được ý đồ và phong cách quản lý của sếp. Đừng bao giờ tỏ ra mình biết, mình giỏi hơn sếp. Hãy cho sếp thấy được tinh thần cầu tiến của bạn. Một nhà quản lý không bao giờ đầu tư phát triển một nhân viên mà người đó không có tinh thần cầu tiến”. Song song đó, việc giữ đúng lời hứa cũng là một yếu tố được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Ông Lê Hồng Phúc, Giám đốc Nhân sự Công ty American Standard, nhận xét: “Khi đã cam kết với sếp thực hiện công việc gì, bạn hãy làm đúng thời hạn đã giao. Nếu vì những yếu tố khách quan không thực hiện được, bạn phải báo cáo lý do, tình trạng đồng thời nêu rõ phương hướng, biện pháp để khắc phục".
Điểm để bạn nổi bật trong mắt người quản lý và đồng nghiệp là những ý tưởng sáng tạo mà người khác không có được. Vì vậy, bạn hãy tự tin và mạnh dạn trình bày những suy nghĩ của mình với đồng sự và cấp trên. Ông Nguyễn Tâm Chánh cho biết thêm, một điều quan trọng bạn cần phải nhớ là ý tưởng phải luôn đi kèm với giải pháp. Có thể những giải pháp đó chưa thật hoàn thiện, chưa phải là xuất sắc nhưng bạn vẫn được ghi nhận và đánh giá cao. Cấp trên sẽ là người hướng dẫn để điều chỉnh những khiếm khuyết cho ý tưởng, giải pháp của bạn có ích hơn. Bạn Hồng Đức khẳng định: “Sáng tạo ở đây không mang yếu tố bẩm sinh mà nó cần có sự đầu tư cho công việc. Khi bạn chịu bỏ thời gian để suy nghĩ, nghiên cứu, bạn sẽ tìm được những vấn đề còn khúc mắc và những phương cách để khắc phục”.
Nguồn: (Theo NLĐ)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này