“Soi gương” trên mạng xã hội

Lượt xem: 9,234

Cuộc phỏng vấn vừa rồi thực sự hoàn hảo: Mức lương phù hợp, công ty danh tiếng hàng đầu và có vẻ họ sẵn sàng dành "đất" cho bạn phát triển. Nhưng CareerViet nhắc nhẹ: Tài khoản mạng xã hội của bạn sẽ bị "soi" ngay bây giờ đấy!

CareerViet từng có một cuộc khảo sát quốc tế dành cho hơn 2300 nhà tuyển dụng và chuyên gia nhân sự. Kết quả cho thấy: 70% nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội (MXH) để sàng lọc ứng viên tiềm năng, và 54% đã quyết định không tuyển ứng viên nào đó dựa trên những gì họ thấy từ tài khoản MXH.

“Soi gương” trên mạng xã hội
Gần như chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ “soi” hồ sơ MXH của bạn

Như vậy, việc chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hoàn hảo chỉ là một phần của quá trình ứng tuyển. Bạn cần đảm bảo rằng hình ảnh trên mạng của mình mô tả chính xác những gì bạn muốn thể hiện về bản thân.

Không chỉ là tài khoản LinkedIn, mà kể cả Facebook, Twitter, Instagram, Youtube… cho đến blog cá nhân. Bất kỳ điều gì bạn làm trên môi trường internet đều để lại dấu vết, và có thể dẫn đến ấn tượng tiêu cực cho các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đã đến lúc “soi gương” để xem có ‘vết’ gì trên ‘bộ mặt’ của mình trên MXH không.

Suy nghĩ trước khi đăng bài
Một nhà tuyển dụng có thể bỏ qua các ứng viên có biểu hiện trên MXH như sau:
- Đăng ảnh, video hoặc thông tin bạo lực, gây hấn, bắt nạt hoặc không phù hợp
- Đăng thông tin cổ xúy hành vi sử dụng chất kích thích hoặc ma túy
- Nhận xét phân biệt đối xử về chủng tộc, vùng miền, giới tính, tôn giáo
- Nói xấu đồng nghiệp hoặc công ty cũ
- Nói dối về bằng cấp
- Giao tiếp kém, tranh cãi với ngôn từ quấy rối, gây thù ghét
- Có hành vi phạm tội (ví dụ: vi phạm Luật An ninh mạng)
- Chia sẻ thông tin bí mật từ các công ty, nhà tuyển dụng trước đây
- Tên hiển thị của ứng viên không chuyên nghiệp, dùng teencode
- Nói dối về việc nghỉ phép
- Đăng bài quá thường xuyên
Trên đây là danh sách đơn giản về những nội dung mà nhà tuyển dụng không mong muốn ở ứng viên tương lai. Nếu cần, bạn nên “dọn dẹp” tài khoản MXH của mình trước khi quá muộn, cũng như điều chỉnh cách sử dụng chúng trong tương lai.

Hành động cụ thể với từng MXH
LinkedIn
Tài khoản LinkedIn của bạn có thể ít những thông tin gây xấu hổ, nhưng đó có phải là những thông tin hiệu quả không? Thường các nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu kiểm tra từ đây trước. Hãy đảm bảo rằng bạn có một hồ sơ LinkedIn rõ ràng, minh bạch, hấp dẫn để tạo ấn tượng ban đầu tuyệt vời.

Facebook
Facebook là nơi chúng ta chia sẻ những thông tin về đời sống riêng, quan điểm riêng. Nhưng bạn không thể đòi hỏi các nhà tuyển dụng không “phán xét” những gì bạn thể hiện trên đó. Để đảm bảo nhà tuyển dụng tiềm năng không nhìn thấy những gì bạn không muốn họ thấy, hãy tìm “Cài đặt & Quyền riêng tư” ở góc trên cùng bên phải của Facebook, chọn “Kiểm tra quyền riêng tư”. Bạn có thể cài đặt để Cho phép/ Hạn chế đối tượng xem các bài đăng của mình trong tương lai, theo dõi những ứng dụng bạn đã đăng nhập và xóa những gì bạn không sử dụng nữa. 

Tiếp theo, hãy kiểm tra xem Nhật ký hoạt động có đang công khai hay không. Nếu có, mọi người sẽ theo dõi được phản ứng, sự lựa chọn, hành vi của bạn trên Facebook. Bạn có tự tin với điều đó không? Trong cài đặt Quyền riêng tư, hãy lưu ý để mọi hình ảnh mà người khác gắn thẻ (tag) phải được bạn xem xét trước thay vì tự động đăng lên Dòng thời gian. 

Blog cá nhân
Một số người sử dụng blog như trang nhật ký cá nhân, một số người khác coi đó là công cụ để giới thiệu bản thân với thế giới. Dù thế nào, thì nếu đã có đường dẫn từ các tài khoản MXH khác đến blog, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng tìm ra. Điều đó có nghĩa là bạn nên truy cập lại và chỉnh sửa nếu cần. 

Twitter và Instagram
Twitter và Instagram đều cho phép ta chọn tài khoản chuyên nghiệp hoặc riêng tư. Hãy cài đặt quyền riêng tư nếu bạn không muốn các nhà tuyển dụng tương lai nhìn thấy những nội dung cá nhân. Với Twitter, bạn có thể gõ tên mình ở Tìm kiếm để kiểm tra sự hiện diện của bản thân. Biết đâu ai đó đã từng đề cập đến bạn mà bạn không biết. Nếu có những nhận xét chê bai bất lợi, bạn sẽ phải trao đổi với chủ tài khoản đó hoặc chuẩn bị tinh thần phản hồi nhà tuyển dụng nếu họ đề cập đến.

“Soi gương” trên mạng xã hội
Hành động cụ thể với từng mạng xã hội

Tương tự với các bức ảnh được gắn thẻ trên Instagram, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy nếu bạn được gắn thẻ bởi những tài khoản công khai/ đã được nhà tuyển dụng theo dõi từ trước. Nếu thấy không đẹp mắt, bạn có thể chọn “Xóa tôi khỏi bài đăng” hoặc “Ẩn khỏi hồ sơ của tôi”.

YouTube
Các video cũ của bạn có thể đã được cài đặt mặc định là “Công khai”. Nếu không muốn xóa, hãy cài đặt lại thành “Riêng tư” hoặc “Không công khai”. Nhưng điều đó có nghĩa là ai có đường link của video hoặc được bạn chia sẻ vẫn có thể xem được. 
Bạn cũng có thể phải tính đến việc điều chỉnh cả các tài khoản như Pinterest, Tumblr, Flickr…  

Bổ sung thông tin tích cực
Rất khó để xóa sạch sự hiện diện trực tuyến của chúng ta. Và nếu không thể tìm ra bạn trên MXH nào, nhà tuyển dụng cũng có thể đặt dấu hỏi. Thay vì thế, việc bổ sung thông tin tích cực trên các MXH sẽ mang lại lợi ích kép: thông tin mới vừa đẩy các tin tức tiêu cực cũ (mà bạn không thể kiểm soát) khỏi các trang đầu trên công cụ tìm kiếm, vừa giới thiệu bạn theo cách bạn muốn. Khi chuỗi “thông tin tốt” chiếm vị trí hàng đầu, thì khả năng ai đó “khai quật” được những thông tin bất lợi về bạn cũng giảm bớt.
Và thêm một thao tác nhỏ sau khi bạn đã “soi gương” đủ kỹ để biết mình đã ‘ổn’ trên MXH: hãy bổ sung đường link hoặc mã QR của Hồ sơ CareerViet ở phần Giới thiệu. Điều đó cho NTD tín hiệu rằng đây là một tài khoản MXH chuyên nghiệp, và bạn tự tin về hình ảnh bản thân thể hiện trên đó.

Những chi tiết “chính danh” này tạo cảm giác uy tín nhiều hơn bạn có thể tưởng tượng. Và nhớ là các thông tin trên tài khoản MXH cũng nên đồng nhất với thông tin trên CV nhé. 

Cuối cùng, có rất nhiều ví dụ gần đây cho thấy tác động của MXH đến con đường sự nghiệp của một người. Chỉ một hành động ngược đãi động vật hoặc người khác, dù có được xác định là vi phạm pháp luật hay không, thì cũng đủ phản cảm đến mức chủ tài khoản bị cộng đồng mạng lan truyền và “ném đá”, thậm chí ảnh hưởng cả doanh nghiệp, chủ lao động. Như vậy, hành động thực trong đời sống hàng ngày sẽ là điều tiên quyết để bạn có thể giữ gìn hình ảnh trên MXH.

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS
Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS

Lương: 7 Tr - 30 Tr VND

Thanh Hóa

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Lương: 40 Tr - 60 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)
Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

BIDV Metlife Life Insurance LLC
BIDV Metlife Life Insurance LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Khánh Hòa | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Hải Dương

Bài viết cùng chuyên mục

Tổng hợp 9 câu hỏi phỏng vấn chuyên môn Kiến trúc sư phổ biến nhất
Bạn đang tìm kiếm cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp kiến trúc? Hay bạn đơn giản là muốn chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn chuyên môn sắp tới? Trong bài viết này, CareerViet sẽ tổng hợp 9 câu hỏi quan trọng mà bạn nên chuẩn bị kỹ càng để ‘tỏa sáng’ trong buổi phỏng vấn và củng cố vị trí của mình trong lĩnh vực kiến trúc đầy cạnh tranh. Hãy cùng chúng tôi khám phá những câu hỏi quyết định này và tạo nên bước đột phá trong sự nghiệp của bạn nhé!
COCC là gì? Làm thế nào để ứng xử khéo léo nơi công sở với COCC?
COCC là gì? Cách ứng xử khéo léo, tinh tế, lịch sự đối với COCC trong công sở. Tìm hiểu đặc điểm COCC trong môi trường làm việc đơn giản
Forwarder là gì? Công việc, vai trò, tầm quan trọng của Forwarder
Forwarder là gì? Tìm hiểu công việc, vai trò, tầm quan trọng của một forwarder - người đứng đằng sau sự thành công của các doanh nghiệp nổi tiếng
Reference là gì? Cách viết Reference CV chuẩn thu hút nhà tuyển dụng
Reference là gì trong CV? Hướng dẫn cách viết reference trong CV đúng chuẩn giúp thu hút các nhà tuyển dụng. Xem ngay bài viết sau của CareerViet!
Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2022. Tính thuế thu nhập cá nhân lũy tiến theo từng đối tượng đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng và chính xác nhất.
50 Câu Hỏi Phỏng Vấn Kế Toán Thường Gặp Cần Biết - Có Đáp Án
Tổng hợp 50 câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp kèm đáp án chi tiết. Tham khảo ngay câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ, bán hàng,... để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback