Tổng hợp 9 câu hỏi phỏng vấn chuyên môn Kiến trúc sư phổ biến nhất

Lượt xem: 6,731

Bạn đang tìm kiếm cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp kiến trúc? Hay bạn đơn giản là muốn chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn chuyên môn sắp tới? Trong bài viết này, CareerViet sẽ tổng hợp 9 câu hỏi quan trọng mà bạn nên chuẩn bị kỹ càng để ‘tỏa sáng’ trong buổi phỏng vấn và củng cố vị trí của mình trong lĩnh vực kiến trúc đầy cạnh tranh. Hãy cùng chúng tôi khám phá những câu hỏi quyết định này và tạo nên bước đột phá trong sự nghiệp của bạn nhé!

Cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp kiến trúc

Để ứng tuyển vào vị trí kiến trúc sư, bạn cần nắm vững các câu hỏi cơ bản thường gặp trong các cuộc phỏng vấn.

Các lưu ý bạn cần nắm chắc trước khi phỏng vấn 

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, có một số lưu ý quan trọng bạn cần nắm chắc để tăng cơ hội thành công khi ứng tuyển vào vị trí kiến trúc sư:

- Nghiên cứu về công ty: Bạn phải đảm bảo bạn đã nắm rõ thông tin về công ty mà bạn đang phỏng vấn. Bạn có thể tìm hiểu về dự án, triển vọng, văn hóa làm việc của họ để có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến sự phù hợp của bạn với công ty.

- Chuẩn bị hồ sơ và ví dụ công việc: Sắp xếp hồ sơ cá nhân, danh sách các dự án bạn đã thực hiện và ví dụ về kỹ năng và thành tựu của bạn trong lĩnh vực kiến trúc.

- Hiểu rõ vị trí công việc: Đọc kỹ thông tin về vị trí bạn đang ứng tuyển để biết rõ nhiệm vụ, kỹ năng cần thiết và mục tiêu của công ty.

- Luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến: Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp như "Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?" hoặc "Nêu rõ kỹ năng và kinh nghiệm của bạn liên quan đến vị trí này."

- Tạo sự tự tin: Luyện tập giao tiếp và biểu đạt ý tốt để thể hiện sự tự tin và sự quyết tâm trong cuộc phỏng vấn.

>> Xem thêm:
Tất tần tật về nghề kiến trúc sư
"Cánh tay phải" của kiến trúc sư

Các câu hỏi chung thường gặp tại buổi phỏng vấn

Để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn vào ngành Kiến trúc sư, bạn có thể chuẩn bị trước một số nội dung của các câu hỏi sau:

1. Tại sao bạn muốn trở thành một kiến trúc sư?

Trong cuộc phỏng vấn, đây là câu hỏi khởi động khá phổ biến về động lực và sự quyết tâm của bạn với lĩnh vực kiến trúc. Đây là cơ hội để bạn chia sẻ và thuyết phục nhà tuyển dụng về niềm đam mê của mình. Khi trả lời câu hỏi này, bạn cần chú ý luôn thể hiện đam mê và sự tương tác với lĩnh vực kiến trúc. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp kỹ năng kể chuyện một cách thú vị, thoải mái và dễ hiểu, nhấn mạnh vào trọng tâm câu hỏi. 

Gợi ý về cách trả lời: “Với tôi, kiến trúc không chỉ là nghề nghiệp, mà còn là đam mê. Tôi luôn tìm kiếm cơ hội để biến những ý tưởng trừu tượng thành hiện thực. Kiến trúc không chỉ đơn giản là xây dựng các công trình, mà còn là tạo ra những không gian tinh tế và giá trị thực tế. Đó chính là động lực rất lớn, thúc đẩy tôi muốn trở thành một kiến trúc sư và có cơ hội tham gia vào quá trình tạo ra những nơi đặc biệt cho con người.”

2. Tại sao bạn lại lựa chọn công ty chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại lựa chọn công ty chúng tôi?”, bạn cần lưu ý thể hiện hiểu biết về công ty và chứng minh rằng bạn thật sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Bạn có thể kể về những đặc điểm cụ thể của công ty mà bạn tin rằng hoàn toàn phù hợp với năng lực và thế mạnh của bạn.

Gợi ý về cách trả lời: "Tôi đã dành thời gian để nghiên cứu về công ty của bạn và thực sự ấn tượng với tầm nhìn của công ty trong việc xây dựng những không gian độc đáo và bền vững. Đối với tôi, những yếu tố đó hoàn toàn phù hợp với triển vọng cá nhân của tôi trong lĩnh vực kiến trúc. Ngoài ra, tôi đã nghe rất nhiều phản hồi tích cực về môi trường làm việc tại đây, công ty luôn khuyến khích sự sáng tạo và phát triển cá nhân."

3. Điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì?

Bạn cần xác định được điểm mạnh điểm, điểm yếu của bản thân mà trình bày nó một cách khéo léo. Bạn nên tập trung ‘phô diễn’ điểm mạnh của bạn để thuyết phục với nhà tuyển dụng rằng bạn xứng đáng với vị trí kiến trúc sư của công ty. Đối với điểm yếu, bạn nên cân nhắc xem điểm yếu đó có ảnh hưởng nhiều đến vị trí ứng tuyển hay không. Và bạn cần đề ra biện pháp khắc phục cụ thể để nhà tuyển dụng thấy được bạn có sự cầu tiến và nghiêm túc trong trong việc.

Gợi ý về cách trả lời: "Điểm mạnh của tôi là khả năng thấu hiểu về nhu cầu của khách hàng và khả năng tạo ra các giải pháp thiết kế phù hợp với họ. Tôi luôn học hỏi và cập nhật kiến thức về các xu hướng mới trong ngành để đảm bảo rằng dự án của mình luôn đáp ứng tốt được những yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, điểm yếu của tôi có thể là tôi thường quá cẩn trọng và dành nhiều thời gian để hoàn thiện một dự án và gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian. Tôi đang cải thiện điểm yếu này bằng cách học cách ưu tiên công việc và sử dụng công cụ quản lý thời gian để làm việc hiệu quả hơn.”

Top 9 câu hỏi phỏng vấn trình độ chuyên môn ngành Kiến trúc

Để đánh giá trình độ chuyên môn của ứng viên ngành Kiến trúc, nhà tuyển dụng thường sẽ đặt ra những câu hỏi xoay quanh các kiến thức và kỹ năng của ngành Kiến trúc, bạn có thể tham khảo một số dạng câu hỏi sau:

1. Bạn sẽ làm gì để đảm bảo sự cân bằng giữa tính thẩm mỹ và thực tế của một dự án?

Bạn cần lưu ý 2 điểm sau: 

- Chú trọng vào khả năng hiểu và đáp ứng cả hai yếu tố này trong quá trình thiết kế kiến trúc.

- Đưa ra ví dụ thực tế để minh họa cách bạn đã thực hiện điều này trong các dự án trước đây.

Gợi ý về cách trả lời: “Để đảm bảo sự cân bằng giữa tính thẩm mỹ và thực tế của một dự án, tôi luôn bắt đầu bằng việc hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu của khách hàng. Tôi tìm hiểu về không gian và điều kiện hiện có, sau đó xây dựng các giải pháp thiết kế dựa trên những thông tin này. Trong quá trình thiết kế, tôi thường tạo ra các mô hình 3D để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về ý tưởng và cách thức hoạt động của dự án. Tất cả những điều này giúp tôi tạo ra sự đồng nhất giữa tính thẩm mỹ và tính thực tế trong từng dự án.”

>> xem thêm:

Ngành kiến trúc là gì? Có nên học ngành kiến trúc, xây dựng không?
Kiến trúc sư thiết kế

2. Bạn sẽ xử lý như thế nào khi khách hàng đưa ra yêu cầu bạn thiết kế một ngôi nhà phải giống hệt như trên tạp chí?

Các điểm quan trọng cần được đề cập khi trả lời câu hỏi này như sau:

- Đưa ra cách tiếp cận cân nhắc giữa việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng và bảo đảm tính độc đáo của dự án.

- Chia sẻ trải nghiệm và cách bạn đã giải quyết tình huống tương tự (nếu có).

Gợi ý về cách trả lời: “Khi khách hàng yêu cầu một ngôi nhà giống hệt như trên tạp chí, tôi sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu kỹ lưỡng về lý do tại sao họ muốn điều này. Sau đó, tôi sẽ thảo luận, phân tích với họ để nắm được những yếu tố mà họ thật sự cần. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ đề xuất thêm một chút sáng tạo và độc đáo để tạo ra một dự án có đặc trưng riêng mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của họ. Trong trường hợp này, sự hợp tác chặt chẽ và trao đổi thông tin thường là chìa khóa để tạo ra một kết quả cuối cùng mà cả hai bên hài lòng.”

Nắm bắt được mong muốn của Nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi về cho các kiến trúc sư tương lai

Xử lý tình huống trong khi phỏng vấn ngành kiến trúc

 

3. Bạn đã có kinh nghiệm gì đối với  mô hình 3D và AutoCAD?

Khi trả lời câu hỏi này, bạn cần lưu ý:

- Đảm bảo rằng bạn thể hiện sự chắc chắn về khả năng sử dụng các công cụ này trong công việc kiến trúc.

- Nêu rõ các dự án hoặc trường hợp cụ thể mà bạn đã sử dụng mô hình 3D và AutoCAD.

Gợi ý về cách trả lời: "Tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng mô hình 3D và AutoCAD trong công việc của mình. Tôi đã sử dụng mô hình 3D để tạo ra các hình ảnh dự án phân cảnh và tạo ra mô hình trực quan giúp khách hàng hiểu rõ hơn về dự án. Còn AutoCAD, tôi đã sử dụng nó để tạo các bản vẽ kỹ thuật chi tiết và xây dựng các thiết kế. Trong các dự án trước đây, việc sử dụng các công cụ này đã giúp tôi cải thiện tính chính xác và tạo ra các giải pháp thiết kế chất lượng cao hơn."

4. Bạn có thường đọc các chuyên đề và tạp chí kiến trúc không? Bạn đã sử dụng những cách thức nào để nâng cao sự sáng tạo trong ngành nghề này?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần chú ý 2 yếu tố sau:

- Thể hiện sự quan trọng đối với việc tiếp tục học hỏi và nâng cao kiến thức.

- Đề cập đến cách mà bạn áp dụng những kiến thức cũng như cách mà bạn liên tục cập nhật, theo dõi xu hướng mới trong lĩnh vực kiến trúc.

Gợi ý về cách trả lời: "Tôi tin rằng việc liên tục cập nhật, đọc các chuyên đề và tạp chí kiến trúc là quan trọng để duy trì sự sáng tạo trong ngành này. Tôi thường xuyên đọc các tạp chí kiến trúc hàng tháng để cập nhật về các dự án mới, xu hướng thiết kế và công nghệ mới. Tôi cũng thường tham gia vào các hội thảo và triển lãm kiến trúc để mở rộng mối quan hệ và học hỏi từ các đồng nghiệp. Những thói quen này đã giúp tôi áp dụng kiến thức mới vào các dự án của mình và tạo ra những thiết kế sáng tạo và thú vị hơn."

>>Xem thêm: Công việc thiết kế nội thất có dành cho giới nữ

5. Là một kiến trúc sư, bạn đề cao sự sáng tạo hay giá trị thực tiễn hơn?

Khi trả lời, bạn cần lưu ý 2 điểm sau: 

- Thể hiện sự cân nhắc và nhận thức về việc cân bằng giữa sự sáng tạo và tính thực tiễn trong thiết kế kiến trúc.

- Nêu rõ lý do tại sao bạn đưa lựa chọn này.

Gợi ý về cách trả lời: "Tôi tin rằng sự cân bằng giữa sự sáng tạo và tính thực tiễn là quan trọng trong ngành kiến trúc. Sự sáng tạo giúp tạo ra những ý tưởng độc đáo và cuốn hút, trong khi tính thực tiễn đảm bảo rằng dự án có thể được triển khai thành hiện thực một cách hiệu quả. Tôi luôn cố gắng đánh giá mức độ sáng tạo cần thiết cho mỗi dự án cụ thể và đảm bảo rằng tính thực tiễn không bao giờ bị bỏ qua. Bằng cách này, tôi có thể tạo ra các giải pháp thiết kế không chỉ đẹp mắt mà còn hoạt động hiệu quả."

Câu hỏi phỏng vấn trình độ chuyên môn ngành Kiến trúc

Sự sáng tạo hay giá trị  thực tiễn đều quan trọng đối với một kiến trúc sư.

 

6. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp khách hàng bất ngờ muốn thay đổi khi bản thiết kế đã gần như được hoàn thành?

Khi trả lời câu hỏi này, bạn cần lưu ý:

- Thể hiện khả năng linh hoạt và thích nghi với thay đổi.

- Đảm bảo rằng bạn có quy trình để xử lý sự thay đổi này một cách có hệ thống.

Gợi ý về cách trả lời: "Trong trường hợp khách hàng muốn thay đổi khi bản thiết kế đã gần như hoàn thành, tôi sẽ bắt đầu bằng việc lắng nghe và hiểu rõ yêu cầu mới của họ. Sau đó, tôi sẽ đánh giá tác động của thay đổi đối với dự án và đưa ra thời gian dự kiến. Tôi sẽ giải thích với khách hàng một cách chi tiết để đảm bảo rằng họ hiểu rõ tác động của thay đổi và cân nhắc dựa trên các thông tin tôi cung cấp để đưa ra quyết định. Nếu sự thay đổi là cần thiết và khả thi, chúng tôi sẽ thực hiện nó một cách nhanh chóng và hiệu quả."

>> Xem thêm: 
Nhân viên thiết kế nội thất và định hướng nghề nghiệp
Thiết Kế Nội Thất - Nghề "Đắt Sô"

7. Tiêu chí để bạn lựa chọn vật liệu cho từng dự án?

Bạn cần quan tâm đến 2 yếu tố sau:

- Thể hiện sự hiểu biết về quá trình lựa chọn vật liệu và các yếu tố quyết định.

- Kể ví dụ về việc bạn đã lựa chọn vật liệu trong các dự án trước đó.

Gợi ý về cách trả lời: "Việc lựa chọn vật liệu là một phần quan trọng của quá trình thiết kế. Tôi xem xét nhiều yếu tố bao gồm tính năng chức năng, thẩm mỹ, kinh phí và tương thích với môi trường. Ví dụ, trong các dự án có yêu cầu về hiệu suất năng lượng, tôi sẽ tìm kiếm các vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt. Trong các dự án có yêu cầu về thẩm mỹ, tôi sẽ xem xét vật liệu có khả năng tạo ra các đặc trưng độc đáo. Tôi cũng luôn theo dõi xu hướng về vật liệu xanh và bền vững để đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn bền vững."

8. Bạn đã từng phải làm việc trong một dự án kiến trúc có ngân sách hạn chế. Làm thế nào bạn quản lý dự án và lựa chọn vật liệu trong tình huống như vậy?

Khi trả lời, bạn cần lưu ý 2 điểm sau:

- Đưa ra ví dụ cụ thể về dự án có ngân sách hạn chế và cách bạn đã thực hiện quản lý ngân sách và lựa chọn vật liệu.

- Thể hiện khả năng quản lý tài chính và sáng tạo trong việc tìm giải pháp hiệu quả.

Gợi ý về cách trả lời: “Tôi đã từng tham gia vào một dự án kiến trúc với ngân sách hạn chế và việc quản lý ngân sách cũng như lựa chọn vật liệu đã đòi hỏi sự cân nhắc và khả năng tối ưu hóa tài nguyên. Đầu tiên, chúng tôi xác định rõ những yếu tố quan trọng nhất của dự án và đảm bảo rằng chúng được ưu tiên cao nhất. Chúng tôi tiến hành một phân tích kỹ thuật để xác định vật liệu phù hợp nhất với ngân sách có sẵn và yêu cầu của dự án. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm kiếm các cách tiết kiệm khác, chẳng hạn như tối ưu hóa không gian sử dụng hoặc tối ưu hóa công năng của các phần tử kiến trúc. Quá trình này đã đạt được sự cân bằng giữa yêu cầu thiết kế và ngân sách, giúp dự án tiến hành một cách hiệu quả và vẫn đảm bảo chất lượng.”

9. Bạn có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa dạng và đội ngũ đa văn hóa không? Làm thế nào bạn tương tác và hợp tác với các thành viên trong nhóm?

Khi trả lời câu hỏi này, bạn cần lưu ý:

- Thể hiện sự tự tin và khả năng làm việc trong môi trường đa dạng.

- Đưa ra ví dụ về kinh nghiệm của bạn trong việc làm việc nhóm với đội ngũ đa văn hóa và cách bạn đã thực hiện tương tác và hợp tác trong tình huống này.

Gợi ý về cách trả lời: “Tôi rất may mắn đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa dạng và với đội ngũ đa văn hóa. Trong tình huống này, việc tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và hợp tác là điều rất quan trọng. Tôi thường bắt đầu bằng việc lắng nghe và hiểu rõ quan điểm cũng như chức năng của từng thành viên trong nhóm. Tôi luôn tôn trọng và đánh giá cao đa dạng và sự đóng góp của mọi người. Sự đa dạng trong nhóm là một nguồn cảm hứng lớn và giúp chúng tôi đạt được những giải pháp thiết kế đa dạng và độc đáo."

>> Xem thêm: 
Nghề kiến trúc sư
Kiến trúc sư và những yêu cầu công việc mà bạn cần biết

Kết luận

Trong buổi phỏng vấn để trở thành một kiến trúc sư xuất sắc, những câu hỏi quan trọng mà CareerViet đã cùng bạn thảo luận trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn thể hiện sự tự tin và sự chuẩn bị tốt nhất. Qua việc trả lời những câu hỏi này một cách thông minh và khéo léo, bạn sẽ tạo ấn tượng tích cực trong mắt nhà tuyển dụng và có cơ hội để bước vào sự nghiệp kiến trúc sư với tay nghề và tri thức vững vàng. Hãy cùng nhau truy cập vào trang tuyển dụng uy tín của CareerViet để ứng tuyển ngay khi bạn sẵn sàng nhé!

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Lương: 40 Tr - 60 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)
Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

BIDV Metlife Life Insurance LLC
BIDV Metlife Life Insurance LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Khánh Hòa | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Hải Dương

CÔNG TY TNHH ĐẢO HOÀNG GIA
CÔNG TY TNHH ĐẢO HOÀNG GIA

Lương: 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương: 18 Tr - 23 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DEKKO
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DEKKO

Lương: 13 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TRANSIMEX
CÔNG TY CỔ PHẦN TRANSIMEX

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH framas Korea Vina
Công ty TNHH framas Korea Vina

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

Bài viết cùng chuyên mục

COCC là gì? Làm thế nào để ứng xử khéo léo nơi công sở với COCC?
COCC là gì? Cách ứng xử khéo léo, tinh tế, lịch sự đối với COCC trong công sở. Tìm hiểu đặc điểm COCC trong môi trường làm việc đơn giản
Forwarder là gì? Công việc, vai trò, tầm quan trọng của Forwarder
Forwarder là gì? Tìm hiểu công việc, vai trò, tầm quan trọng của một forwarder - người đứng đằng sau sự thành công của các doanh nghiệp nổi tiếng
Reference là gì? Cách viết Reference CV chuẩn thu hút nhà tuyển dụng
Reference là gì trong CV? Hướng dẫn cách viết reference trong CV đúng chuẩn giúp thu hút các nhà tuyển dụng. Xem ngay bài viết sau của CareerViet!
Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2022. Tính thuế thu nhập cá nhân lũy tiến theo từng đối tượng đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng và chính xác nhất.
50 Câu Hỏi Phỏng Vấn Kế Toán Thường Gặp Cần Biết - Có Đáp Án
Tổng hợp 50 câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp kèm đáp án chi tiết. Tham khảo ngay câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ, bán hàng,... để có sự chuẩn bị tốt nhất.
8 mẹo "tỏa sáng" trên thị trường việc làm
Khi không phải là người tìm việc duy nhất trong một đám đông ứng tuyển, bất kỳ lợi thế nào giúp bạn trở nên nổi bật cũng có thể mang lại công việc. Mọi chi tiết đều quan trọng, từ thư xin việc cho đến lời cảm ơn sau cuộc phỏng vấn...

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback