Nhân viên kinh doanh là ai? Mô tả công việc chi tiết

Lượt xem: 56,089

Nhân viên kinh doanh là gì? Đây là một ngành nghề không còn xa lạ với hầu hết mọi người. Tất nhiên, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhân viên kinh doanh ở một lĩnh vực nhất định nào đó. Tuy nhiên, để thành công thì không phải ai cũng có đủ tố chất và năng lực. Nếu bạn đang muốn trở thành nhân viên kinh doanh sáng giá thì trước hết phải hiểu rõ công việc này là gì. Tất cả sẽ được CareerViet bật mí chi tiết trong bài viết sau đây!

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh hay Account Executive, Sales Executive, Sale Staff,... là những cụm từ chỉ chung những người làm công việc kinh doanh, bán hàng tùy thuộc lĩnh vực sẽ có những tên gọi khác nhau. Nhân viên kinh doanh là người tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng để quảng bá, giới thiệu, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp do công ty/doanh nghiệp cung cấp.

Để thực hiện được điều đó, nhân viên Sales cần phải tiếp cận, giới thiệu, giải đáp mọi vấn đề, thắc mắc của khách hàng và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công ty. Mục đích cuối cùng của đội ngũ nhân viên sales đó là thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, giúp tăng doanh thu, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhân viên kinh doanh sẽ thuộc bộ phận Sales và Marketing hay chỉ riêng bộ phận Sales (Bán hàng) do tính chất công việc, quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty, dưới sự quản lý trực tiếp của giám sát kinh doanh và lãnh đạo của trưởng phòng kinh doanh/trưởng bộ phận kinh doanh.

Xem thêm: Lấy lòng khách hàng từ câu nói

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là ai? (Nguồn: Internet)

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Tìm kiếm, khai thác và thu thập nguồn khách hàng tiềm năng

Tìm kiếm thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau để xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng có thể từ nguồn dữ liệu khách hàng của công ty, cũng có thể chủ động tìm kiếm qua bạn bè, người thân, mạng xã hội, diễn đàn,...

Để bán được hàng nhân viên bán hàng phải chủ động liên hệ, kết nối với khách hàng tiềm năng nhằm xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty, tăng lòng trung thành thiện cảm của khách hàng từ đó gia tăng hiệu suất bán hàng.

Xem thêm: 10 lời khuyên dành cho “seller”

Công việc của nhân viên kinh doanh làm gì?

Công việc của nhân viên kinh doanh làm gì? (Nguồn: Internet)

Nghiên cứu đối thủ và thị trường

Xem xét các yếu tố tác động của thị trường đến xu hướng, nhu cầu, hành vi mua hàng,...của khách hàng để có các hướng phát triển phù hợp.

Ngoài ra còn phải luôn theo dõi các hoạt động, chiến lược của đối thủ cạnh tranh tránh làm sụt giảm doanh số của công ty.

Xem thêm:

Tuyệt chiêu "bắt" khách hàng từ tay đối thủ

Lên kế hoạch kinh doanh

Một sản phẩm muốn được công chúng chấp nhận phải trải qua nhiều công đoạn: sản xuất, tung ra thị trường, quảng bá, truyền thông,… Chỉ cần bất cẩn trong chỉ một khâu, sẽ dẫn đến nguy cơ thất bại là rất cao.

Thành công của sản phẩm đi liền với kế hoạch chất lượng nên việc thực hiện một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ và chính xác là điều quan trọng và cần thiết đối với từng sản phẩm trước khi ra mắt hay sản xuất hàng loạt.

Nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm, dịch vụ.

Xem thêm: Nghề Sales - Bán hàng bằng cả trái tim

Lập báo cáo kinh doanh để có phân bổ nguồn lực phù hợp

Lập báo cáo kinh doanh để có phân bổ nguồn lực phù hợp (Nguồn: Internet)

Giới thiệu, tư vấn sản phẩm

Khi đã có một sản phẩm tốt đi kèm thông điệp tuyệt vời nhưng lại không được ai biết đến thì khó có thể đạt được các chỉ tiêu đề ra cũng như hao tổn chi phí, nguồn lực để xây dựng sản phẩm nhưng không đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy nên việc có một đội ngũ sales chuyên nghiệp đưa sản phẩm đến với khách hàng và tư vấn, giải thích để khách hàng hiểu rõ về công việc là vô cùng quan trọng. Giới thiệu, tư vấn sản phẩm sẽ liên quan đến các công việc gửi sản phẩm, đề ra giải pháp và giúp khách nhận diện nhu cầu, lựa chọn được sản phẩm.

Giải quyết từ chối và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm

Đây là bước quan trọng nhất trong việc mang lại doanh số cho công ty, khách hàng có đưa ra quyết định mua và sử dụng dịch vụ của công ty hay không. Ở công việc này cần rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thuyết phục khách hàng đồng ý, nếu cuối cùng khách hàng không chọn mua thì mục đích bán được hàng xem như không thành công.

Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Việc ký hợp đồng nên thực hiện càng nhanh càng tốt, tránh đối thủ cạnh tranh có cơ hội hay khách hàng thay đổi ý định. Sau khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng, bộ phận kinh doanh phối hợp cùng các bộ phận liên quan triển khai thực hiện hợp đồng, đảm bảo đầy đủ yêu cầu từ phía khách hàng.

Nhân viên kinh doanh phải theo dõi sát sao quá trình triển khai hợp đồng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng cũng như phối hợp với những bộ phận liên quan để khắc phục nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.

Xem thêm: Tạo lập đội ngũ nhân viên can đảm

Tiến hành triển khai hợp đồng

Tiến hành triển khai hợp đồng (Nguồn: Internet)

Chăm sóc, duy trì mối quan hệ khách hàng trước và sau bán hàng

Nhân viên kinh doanh phải chủ động liên hệ với những khách hàng đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty để nắm tình hình chung, giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Tuy khách hàng đã đồng ý ký hợp đồng nhưng vẫn phải theo dõi tiến độ hợp đồng, nắm rõ mốc thời gian kết thúc để thuyết phục khách hàng tái ký hợp đồng, kịp thời hỗ trợ và giải đáp thắc mắc, yêu cầu hay phàn nàn từ khách hàng.

Chủ động gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi, chăm sóc khách hàng cũ để thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty. Làm thủ tục ký kết hợp đồng mới với những khách hàng cũ muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Chăm sóc khách hàng tận tình, nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh

Chăm sóc khách hàng tận tình, nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh (Nguồn: Internet)

Báo cáo hiệu quả kinh doanh

Viết báo cáo hiệu quả kinh doanh cho cấp trên để nắm được thông tin cũng như tình hình kinh doanh của đội nhóm từ đó đề ra các hướng đi, chính sách, kế hoạch kinh doanh trong thời gian sắp tới. Đồng thời cũng có các căn cứ để đánh giá năng lực, thăng tiến trong công việc của người nhân viên kinh doanh.

Một số công việc liên quan khác

Ngoài ra nhân viên kinh doanh còn phải theo dõi quá trình thanh lý, kết thúc hợp đồng, hỗ trợ bộ phận kế toán đốc thúc công nợ, phối hợp với bộ phận Marketing để lên kế hoạch, triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi vào dịp lễ, Tết, tri ân khách hàng; giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của công ty nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

Một kỹ năng cần thiết của sales là liên kết với các bộ phận khác trong công ty để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng mọi yêu cầu và thị hiếu mới nhất từ khách hàng. Sau khi hoàn thành công việc cần phải làm báo cáo công việc theo định kỳ hoặc phát sinh.

Thực hiện một số công việc liên quan theo yêu cầu của quản lý

Thực hiện một số công việc liên quan theo yêu cầu của quản lý (Nguồn: Internet)

KPI/ chỉ tiêu công việc của nhân viên kinh doanh

Các chỉ tiêu thường phải hoàn thành của nhân viên kinh doanh:

- Các KPI của phòng ban

- Số lượng khách hàng

- Số lượng hợp đồng chốt được

- Tỷ lệ chuyển đổi từ dữ liệu thành khách hàng

- Giá trị trung bình của hợp đồng

- Mức độ hài lòng của khách hàng

- Thời gian từ liên hệ đến khi chốt được hợp đồng

- Số lượng tuyển dụng xây dựng đội ngũ

Yêu cầu của công việc nhân viên kinh doanh

Dựa trên bản mô tả chi tiết công việc của nhân viên kinh doanh, để đảm nhiệm vị trí này, bạn cần có bằng cấp chuyên ngành quản trị kinh doanh, ngành Marketing hoặc các chuyên ngành liên quan. Song song với đó là những yêu cầu chung từ các đơn vị tuyển dụng như:

- Có kinh nghiệm làm Nhân viên kinh doanh hoặc các vị trí liên quan

- Thành thạo các công cụ Microsoft Office

- Quen thuộc với các phần mềm CRM là một lợi thế

- Có khả năng tự thúc đẩy, tự vạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu

- Thành thạo các kỹ năng bán hàng, giao tiếp và đàm phán tới nhiều loại đối tượng

- Thành thạo các kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian

- Thành thạo kỹ năng quản trị mối quan hệ

- Cởi mở tiếp thu các góp ý phản hồi

Yêu cầu cơ bản cho vị trí tuyển dụng nhân viên kinh doanh

Yêu cầu cơ bản cho vị trí tuyển dụng nhân viên kinh doanh (Nguồn: Internet)

Năng lực và kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố cần thiết để trình bày giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và tư vấn giúp khách hàng hiểu được sự cần thiết, công dụng,...cũng như cảm thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.

Kỹ năng lắng nghe

Nhân viên kinh doanh cần phải biết cách lắng nghe và tiếp thu để nhìn nhận được nhu cầu, mong muốn thật sự của khách hàng. Kỹ năng này giúp tạo sự đồng cảm để cuộc tư vấn không bị khô khan, xây dựng được các mối quan hệ thân thiết khi bán hàng.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn trình bày các báo cáo, kế hoạch tốt hơn tạo sự thuận lợi cho con đường thăng tiến trong tương lai.

Những kỹ năng cần có đối với một nhân viên Sales

Những kỹ năng cần có đối với một nhân viên Sales (Nguồn: Internet)

Kỹ năng nhận biết khách hàng tiềm năng

Đây là một kỹ năng dựa trên kinh nghiệm tích lũy từ việc tiếp cận nhiều khách hàng mà có được. Nhận biết được khách hàng nào thật sự có nhu cầu sẽ rút ngắn được thời gian tư vấn, thuyết phục cũng như tăng hiệu quả bán hàng.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Bằng kỹ năng đàm phán thuyết phục khéo léo sẽ giúp bạn nhanh chóng giúp khách hàng đưa ra được quyết định mua hàng cuối cùng và ký kết hợp đồng cũng như có lòng tin với bạn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian tốt giúp bạn sắp xếp được các công việc, cuộc hẹn phân bổ thời gian hiệu quả nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra.

Chủ động sắp xếp, quản lý thời gian phù hợp

Chủ động sắp xếp, quản lý thời gian phù hợp (Nguồn: Internet)

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Theo chiều hướng bảo vệ bản thân thì khách hàng luôn từ chối các đề nghị mới lạ vì lo sợ ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Vậy nên nhân viên kinh doanh phải biết cách xử lý các từ chối cũng như linh hoạt giải quyết các vấn đề, thắc mắc của khách hàng một cách chính xác và chuyên nghiệp nhất.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Xây dựng được mối quan hệ thân thiết với khách hàng sẽ giúp gia tăng nhanh chóng mạng lưới khách hàng tiềm năng vì khi một người đã mua sản phẩm dịch vụ và thấy hài lòng, họ sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè và với những phản hồi tốt đó, việc ký thêm hợp đồng là chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra, quan hệ tốt còn giúp tăng lòng trung thành và tin tưởng của khách hàng với nhân viên kinh doanh, giúp bán thêm được các sản phẩm mới.

Tạo thêm nhiều mối quan hệ xã hội cho bản thân

Tạo thêm nhiều mối quan hệ xã hội cho bản thân (Nguồn: Internet)

Tiêu chí đánh giá của một nhân viên kinh doanh giỏi

Thái độ làm việc

Thái độ làm việc cũng là một tiêu chí cân nhắc hiệu quả của nhân viên kinh doanh, sự tích cực và sẵn sàng vì công việc luôn được đánh giá cao. Các đức tính nên có ở một nhân viên kinh doanh như:

- Tính trung thực trong lời nói, văn bản, hồ sơ và công việc.

- Nhiệt tình với công việc, không ngại thử thách, luôn hăng hái vì mục tiêu đề ra.

- Có trách nhiệm với công việc đã làm, hoàn thành tốt nhất có thể.

- Thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp và cấp trên.

- Áp lực doanh số của nhân viên kinh doanh khá lớn vậy nên ý chí cầu tiến luôn cần thiết để bạn vượt qua khó khăn.

Năng lực và hiệu quả công việc

Năng lực làm việc có thể ngày đầu khi bước vào nghề bạn còn nhiều bỡ ngỡ những kinh nghiệm và kiến mà bạn kiên trì học hỏi sẽ giúp phát triển năng lực làm việc của bạn từng ngày. Việc cần thiết là người nhân viên kinh doanh phải luôn cố gắng và chăm chỉ rèn luyện, học tập từ đồng nghiệp, lãnh đạo để nâng cao bản thân.

Về mức độ chuyên cần trong công việc, đối với nhân viên kinh doanh thì thời gian sẽ sắp xếp linh hoạt thuận tiện để gặp gỡ khách hàng. Tuy nhiên, đừng để khách hàng hay bất cứ ai phải chờ đợi bạn. Đúng giờ cũng là một cách thể hiện sự chuyên nghiệp của cá nhân.

Bên cạnh các kỹ năng bổ trợ, kiến thức chuyên môn và sự hiểu biết về sản phẩm dịch vụ, các vấn đề của kinh tế, đời sống xã hội cũng giúp bạn tạo ra điểm mạnh cho người nhân viên kinh doanh.

Năng lực và thái độ để đánh giá nhân viên kinh doanh

Năng lực và thái độ để đánh giá nhân viên kinh doanh (Nguồn: Internet)

Cơ hội làm việc và mức lương của nhân viên kinh doanh

Hiện tại nhân viên kinh doanh có rất nhiều cơ hội làm việc vì đây là lực lượng chính mang lại doanh thu cho công ty, nhất là các chuyên viên đã có kinh nghiệm và kỹ năng lại càng được săn đón. CareerViet cung cấp nền tảng để bạn có thể tìm kiếm ngay các cơ hội làm việc nhân viên kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với thu nhập hấp dẫn.

Mức lương nhân viên kinh doanh không cố định mà sẽ dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng tùy vào tính chất công việc và quy mô doanh nghiệp. Thông thường, mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh không quá cao, tuy nhiên, họ sẽ được hưởng thêm hoa hồng, “ăn” theo doanh thu. Các doanh nghiệp thường áp dụng KPI doanh số đối với nhân viên Sales. Nếu đạt doanh số sẽ được hưởng 100% lương cơ bản. Trường hợp vượt mức KPI đã đề ra thì sẽ được hưởng 100% lương cơ bản + % doanh thu vượt định mức. Ngoài ra, nhân viên Sales có thể được phụ cấp tiền xăng xe, điện thoại,...Hãy tham khảo mức lương phổ biến tại VietnamSalary để biết được vị trí mong muốn của bạn đang có mức thu nhập bao nhiêu trên thị trường.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở dành cho nhân viên Sales

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở dành cho nhân viên Sales (Nguồn: Internet)

Học ngành gì để trở thành nhân viên kinh doanh?

Có thể thấy, vị trí nhân viên kinh doanh ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy nên theo học ngành gì để trở thành nhân viên kinh doanh? Dưới đây là một số ngành học tiêu biểu nhất mà bạn có thể tham khảo.

Quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp cho bạn có kiến thức về cách tạo nguồn vốn, quản lý kinh doanh, đưa ra các ý tưởng, chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ,... Do đó, nếu theo học ngành này thì tương lai bạn có thể làm quản lý cho cơ sở kinh doanh của riêng mình hoặc trở thành một chuyên viên kinh doanh đều được.

Marketing

Marketing là một ngành học chuyên đào tạo sinh viên những kiến thức về phân tích thị trường, chiến lược quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, phát triển thương hiệu, quản trị bán hàng,... Tất cả những kiến thức chuyên môn này đều cần có đối với một nhân viên Sales, góp phần hỗ trợ kinh doanh hiệu quả. Do đó, sau khi tốt nghiệp ngành Marketing, bạn có thể ra làm nhân viên Sales hoặc nhân viên Marketing đều hợp lý.

Quản trị bán hàng

Khi học ngành quản trị bán hàng, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn như hành vi bán hàng, quản trị và chăm sóc khách hàng, Digital Marketing,... Do đó, nếu muốn trở thành nhân viên Sales thì đây cũng là một ngành học đáng cân nhắc.

Tâm lý học

Nghe có vẻ như không liên quan gì đến kinh doanh nhưng ngành tâm lý học sẽ giúp bạn học hỏi rất nhiều về cách giao tiếp, thấu hiểu con người. Cụ thể, ngành tâm lý học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu hành vi, tinh thần, tư tưởng,... tác động đến thể chất, tinh thần cũng như hành vi của con người. Do đó, học ngành này, bạn sẽ biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng, biết được họ đang muốn gì và cần gì để có thể thuyết phục được khách hàng dễ dàng hơn.

Các ngành liên quan đến truyền thông báo chí và khoa học xã hội

Những ngành học liên quan đến truyền thông, báo chí hay khoa học xã hội sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội cùng các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, cách thuyết phục đối phương, cách suy nghĩ vấn đề logic,... Đây đều là những yếu tố rất cần thiết đối với một nhân viên Sales.

Học ngành gì để trở thành nhân viên kinh doanh

Học ngành gì để trở thành nhân viên kinh doanh (Nguồn: Internet)

Cấp bậc thăng tiến của nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh được chia thành nhiều cấp bậc và lộ trình thăng tiến cũng chính là những cấp bậc này từ thấp tới cao. Cụ thể như sau:

- Cấp 1: Salesman và Saleswoman. Đây là khái niệm để gọi chung nhân viên kinh doanh (Salesman là nhân viên Sales nam, Saleswoman là nhân viên Sales nữ).

- Cấp 2: Sales Executive, Sales Supervisor. Đây là nhóm nhân viên Sales cấp cao hơn, hay nói cách khác là phụ trách nhóm thứ nhất.

- Cấp 3: Area Sales Manager. Đây là cấp quản lý khu vực. Vị trí này sẽ quản lý và phụ trách nhóm cấp 1, cấp 2.

- Cấp 4: Regional Sales Manager hoặc National Sales Manager. Đây là vị trí quản lý chuyên môn và chuyên quản lý nhóm cấp 3.

Lộ trình thăng tiến công việc của nhân viên kinh doanh

Lộ trình thăng tiến công việc của nhân viên Kinh doanh (Nguồn: Internet)

 

Bộ câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

- Sản phẩm kinh doanh gần đây nhất của bạn là gì?

- Đâu là lĩnh vực kinh doanh mà bạn tự tin nhất?

- Bạn có từng quản lý đội Sales ở công ty cũ không? Khoảng bao nhiêu người?

- Làm sao để bạn định hướng và chia chỉ tiêu cho từng người?

- Chỉ tiêu doanh số ở công ty cũ là khoảng bao nhiêu? Bạn đã từng đạt được chỉ tiêu cao nhất là bao nhiêu?

- Nhóm kinh doanh của bạn đã làm cách nào để đạt tới chỉ tiêu được giao?

- Một quy trình bán hàng cần thiết theo bạn sẽ gồm những bước nào?

- Khi gặp một khách hàng khó tính và không hợp tác. Bạn đã làm thế nào để đối phó với khách hàng đó?

- Bạn nghĩ sao về tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ?

- Nếu cần tăng doanh số nhanh chóng để đạt chỉ tiêu cuối năm. Bạn sẽ phân bổ nguồn lực ra sao?

- Bạn sẽ làm gì để cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng?

Những câu hỏi thường gặp về nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh có phải là sales không?

Nhân viên kinh doanh cũng là để chỉ về sales, những người làm nhiệm vụ tìm kiếm, tư vấn và bán hàng cho doanh nghiệp. Thuộc bộ phận Sale/Bán hàng hay Sale và Marketing.

Nhân viên kinh doanh B2B là gì?

Nhân viên B2B là gì hay Sales Business to Business là nhân viên kinh doanh nhưng với đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp. Hay hiểu đơn giản đây là vị trí nhân viên kinh doanh bán sản phẩm, dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Hy vọng với những chia sẻ về nhân viên kinh doanh trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực Sales nói chung và vị trí nhân viên kinh doanh nói riêng. Đừng quên, CareerViet luôn cập nhật những cơ hội làm việc hấp dẫn dành cho vị trí nhân viên kinh doanh, hãy truy cập ngay hôm nay để tìm cho mình một “bến đỗ” phù hợp nhé!

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà
Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà

Lương: 8 Tr - 13 Tr VND

Hà Tĩnh

CÔNG TY TNHH TONGWEI HẢI DƯƠNG
CÔNG TY TNHH TONGWEI HẢI DƯƠNG

Lương: Trên 15 Tr VND

Hà Nội | Bắc Giang | Ninh Bình

CÔNG TY TNHH CÁP THÉP TUẤN ANH
CÔNG TY TNHH CÁP THÉP TUẤN ANH

Lương: 10 Tr - 20 Tr VND

Hà Nội

Công Ty CP Khoa Học Kỹ Thuật Tâm Đức
Công Ty CP Khoa Học Kỹ Thuật Tâm Đức

Lương: 6 Tr - 24 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH - SX TM Thanh Thủy
Công ty TNHH - SX TM Thanh Thủy

Lương: Trên 7 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ phần Kỹ thương Duy Hưng
Công Ty Cổ phần Kỹ thương Duy Hưng

Lương: 12 Tr - 20 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH ICONTECH
Công Ty TNHH ICONTECH

Lương: Trên 12 Tr VND

Hồ Chí Minh

D&C VINA IMPORT EXPORT TRADING COMPANY LIMITED
D&C VINA IMPORT EXPORT TRADING COMPANY LIMITED

Lương: 10 Tr - 15 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN DIVI
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN DIVI

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Maruei Vietnam Precision
Công Ty TNHH Maruei Vietnam Precision

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HTC VN
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HTC VN

Lương: 9 Tr - 14 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH HAPPY LIVING
CÔNG TY TNHH HAPPY LIVING

Lương: 7 Tr - 10 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Mytour Việt Nam
Công ty TNHH Mytour Việt Nam

Lương: 7 Tr - 10 Tr VND

Quảng Ninh | Hải Phòng

CÔNG TY TNHH XE CHO THUÊ MAI LINH
CÔNG TY TNHH XE CHO THUÊ MAI LINH

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Giáo dục Houston123
Công ty Cổ phần Giáo dục Houston123

Lương: 8 Tr - 15 Tr VND

Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ICEO (TAKI GROUP)
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ICEO (TAKI GROUP)

Lương: 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH THẨM MỸ ETHICS
CÔNG TY TNHH THẨM MỸ ETHICS

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ SINH THÁI KINH DOANH SPA SBE
CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ SINH THÁI KINH DOANH SPA SBE

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Vuihoc.vn
Vuihoc.vn

Lương: 13 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NEW WINDOWS
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NEW WINDOWS

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Cần Thơ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN EUREKA
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN EUREKA

Lương: 10 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Yakson Beauty Việt Nam
Yakson Beauty Việt Nam

Lương: 8 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH TONGWEI HẢI DƯƠNG
CÔNG TY TNHH TONGWEI HẢI DƯƠNG

Lương: Trên 15 Tr VND

Hà Nội | Bắc Giang | Ninh Bình

CÔNG TY TNHH VIỆT HÙNG GROUP
CÔNG TY TNHH VIỆT HÙNG GROUP

Lương: 7 Tr - 20 Tr VND

Bà Rịa - Vũng Tàu

Tập Đoàn Tân Á Đại Thành - Công ty CP Sơn và Hóa Chất Tân Á Đại Thành
Tập Đoàn Tân Á Đại Thành - Công ty CP Sơn và Hóa Chất Tân Á Đại Thành

Lương: 10 Tr - 12 Tr VND

Quảng Nam | Quảng Ngãi | Quảng Trị

Công ty Cổ phần VISCOM
Công ty Cổ phần VISCOM

Lương: 10 Tr - 15 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty cổ phần thực phẩm Hida
Công ty cổ phần thực phẩm Hida

Lương: 15 Tr - 20 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Thịnh Gia Huy
Công ty TNHH Thịnh Gia Huy

Lương: 10 Tr - 20 Tr VND

Long An | Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN UNIS
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN UNIS

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Tiền Giang

Công ty TNHH Nam Hà
Công ty TNHH Nam Hà

Lương: 5 Tr - 10 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ phần Kỹ thương Duy Hưng
Công Ty Cổ phần Kỹ thương Duy Hưng

Lương: Trên 18 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH KSY VINA
CÔNG TY TNHH KSY VINA

Lương: 8 Tr - 15 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN LA HÁN HOÀNG PHÁT
CÔNG TY CỔ PHẦN LA HÁN HOÀNG PHÁT

Lương: Trên 10 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH Nệm Ưu Việt
Công Ty TNHH Nệm Ưu Việt

Lương: 8,5 Tr - 10 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN AP SAIGON PETRO
CÔNG TY CỔ PHẦN AP SAIGON PETRO

Lương: Cạnh Tranh

Nam Định | Hà Nội | Hải Phòng

Công Ty TNHH Anh Tin
Công Ty TNHH Anh Tin

Lương: 10 Tr - 20 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH TMDV & Kỹ Thuật Đức Phát
Công ty TNHH TMDV & Kỹ Thuật Đức Phát

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Công Nghiệp Billion Ascent Việt Nam
Công ty TNHH Công Nghiệp Billion Ascent Việt Nam

Lương: 10 Tr - 20 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ
Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ

Lương: 8 Tr - 15 Tr VND

Nghệ An

Công ty Cổ phần Công Nghệ ATO
Công ty Cổ phần Công Nghệ ATO

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

Phan Bách Refrigeration JSC
Phan Bách Refrigeration JSC

Lương: 11 Tr - 13 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRUNG PHONG
CÔNG TY TNHH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRUNG PHONG

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PACIFIC AIRLIFT VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PACIFIC AIRLIFT VIỆT NAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

PNL là gì? Gợi ý phương pháp lập báo cáo hiệu quả
PNL là gì? Khám phá bí quyết lập báo cáo PNL hiệu quả, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính, tối ưu lợi nhuận & đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao mới nhất 2024
Phương pháp khấu hao giúp định giá, phân bổ hợp lý và mức độ hao mòn của tài sản qua một khoảng thời gian cụ thể. Tìm hiểu cách tính khấu hao mới nhất 2024.
Tất tần tật về ngành Trí tuệ nhân tạo: Nên hay không nên theo học?
Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính là một ngành học đang bùng nổ, thu hút đông đảo sinh viên đam mê công nghệ! Vậy ngành Trí tuệ nhân tạo có thực sự là cơ hội vàng cho bạn trong tương lai?
Ngành quản lý chất lượng là gì? Tố chất cần có khi học ngành này
Quản lý chất lượng là một công việc hoạt động, dựa trên sự phối hợp, định hướng và kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp.
Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục sự tự mãn trong công việc
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
Beauty blogger là gì? Thu nhập của beauty blogger từ đâu
Có thể nói cụm từ “Beauty blogger” đã và đang và dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đối với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông giải trí và các nền tảng mạng xã hội. Đây được xem là một ngành nghề hot và thu hút giới trẻ nhất trong những năm gần đây. Vậy bạn có biết thế nào là Beauty blogger và cách họ kiếm thu nhập từ việc làm Beauty blogger ra sao? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback