Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 57,662
Copywriter đang ngày càng phổ biến và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất công việc Copywriting hay Copywriter là gì và các kỹ năng cần thiết để trở thành một Copywriter thực thụ. Tìm hiểu chi tiết hơn về nghề nghiệp thú vị này thông qua bài viết dưới đây của CareerViet nhé!
Copywriting là việc làm hành động mà bất kỳ người làm copywriter đều phải thực hiện. Dưới đây là thông tin khái quát chung về Copywriting mà bạn cần biết.
Copywriting là thuật ngữ dùng để chỉ việc viết, trình bày, tham khảo nội dung để tạo thành một văn bản khác nhằm mục đích quảng cáo, định hướng nội dung hay tiếp thị sản phẩm.
Copywriting hiện đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu, cung cấp sản phẩm thị trường. Kiến thức mà hành động này mang lại tạo dựng niềm tin nơi khách hàng và thúc đẩy bán hàng hiệu quả.
Copywriting đã xuất hiện từ những năm 1470 và sau 7 năm, thế giới đã có ấn phẩm copywriting đầu tiên. Ở thời kỳ này, việc truyền bá thông tin mới chỉ dừng lại ở việc viết thông tin ra các tờ giấy lớn và tự khắc họa họa tiết, ký tự.
Đến năm 1919, copywriting đã có sự chuyển mình rõ rệt với sự xuất hiện của hình thức làm việc tự do. Người đi đầu cho xu hướng này là Emory Powers. Năm 1960, Copywriting đã chuyển thành Digital Copywriting và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Nếu như Copywriting là một hành động thì copywriter lại là người thực hiện những hành động đó. Vậy Copywriter là gì?
Copywriter là thuật ngữ dùng để chỉ những người biên soạn nội dung nhằm quảng cáo hoặc marketing sản phẩm. Nhiệm vụ của người này là tạo ra hình ảnh, nội dung, âm thanh nhằm hướng đến mục tiêu tăng giá trị thương hiệu.
Copywriter chính là những người khiến khách hàng biết nhiều hơn đến sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó doanh số bán hàng tăng lên đáng kể.
Sau khi đã tìm hiểu về Copywriting là gì và copywriter là nghề gì thì ta có thể thấy Copywriter không giới hạn bạn ở bất kỳ một môi trường học nào cả. Để có thể sống và hiểu nghề, quá trình tự học và tự rèn luyện là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu muốn tìm hiểu sâu về ngành và có nền tảng vững, bạn có thể học tập các ngành sau:
- Ngành báo chí: báo chí cung cấp cho người học những nghiệp vụ cơ bản như quay phim, ghi hình, chụp ảnh… phục vụ tốt cho những người có ý định làm copywriter.
- Ngành truyền thông: ngành này sẽ giúp copywriter kịp thời nắm bắt xu hướng, tâm lý khách hàng tốt hơn. Qua đó, tạo ra sản phẩm chất lượng giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng.
- Ngành marketing: copywriter sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến kỹ năng nghiên cứu sản phẩm
- Ngành kinh tế: cho phép copywriter cái nhìn tổng quan nhất về xu hướng phát triển kinh tế. Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho người học hình thành thói quen suy nghĩ logic và định hướng vấn đề.
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của copywriting đối với việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Copywriter luôn phải biết cách làm mới tư duy, sáng tạo ngôn từ để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
Những chiến lược được thiết lập giúp khẳng định giá trị sản phẩm, tạo niềm tin đối với khách hàng. Việc sản phẩm của doanh nghiệp có được nhiều người biết đến hay không phụ thuộc nhiều vào giá trị mà Copywriter mang lại.
Thông qua định nghĩa về Copywriting, để tạo ra những lời quảng cáo hiệu quả, thấu hiểu khách hàng là điều không thể thiếu. Bạn cần dành thời gian để nghiên cứu, khám phá về đối tượng mục tiêu của mình. Tìm hiểu về nhu cầu, sở thích, tâm lý, thậm chí là những thói quen hàng ngày của họ.
Thông qua việc nghiên cứu, bạn sẽ nắm bắt được những điểm chạm hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng và đưa họ đến quyết định mua hàng.
Một tiêu đề ấn tượng như một lời mời hấp dẫn, thôi thúc người đọc muốn khám phá nội dung bên trong. Để làm được điều đó, bạn cần vận dụng những kỹ thuật tạo sự tò mò, khơi gợi cảm xúc, hay tạo ra sự cấp bách. Hãy thử đặt những câu hỏi gợi mở, sử dụng những từ ngữ ấn tượng, hoặc khéo léo tạo ra sự khan hiếm để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Sau khi thu hút được sự chú ý, bạn cần giữ chân người đọc bằng một nội dung hấp dẫn và thuyết phục. Hãy kể chuyện về sản phẩm/dịch vụ của bạn, chia sẻ những lợi ích thiết thực mà khách hàng nhận được khi sử dụng chúng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những con số thống kê đáng tin cậy, những lời chứng thực từ người dùng thực tế để tăng thêm độ tin cậy cho thông điệp của mình. Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy khách hàng hành động, có thể là mua hàng, đăng ký dịch vụ, hoặc đơn giản là tìm hiểu thêm về sản phẩm của bạn.
Để thu hút khách hàng tiềm năng từ công cụ tìm kiếm, người làm copywriting cần biết cách tối ưu hóa nội dung của mình cho SEO. Điều này bao gồm việc sử dụng các từ khóa liên quan một cách khéo léo, tối ưu hóa thẻ meta, tạo ra nội dung chất lượng cao, phù hợp với mục tiêu tìm kiếm của người dùng.
Ngoài việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ một cách tự nhiên, bạn cần hướng dẫn người đọc thực hiện hành động tiếp theo, có thể là mua hàng, liên hệ tư vấn, hoặc đơn giản là tìm hiểu thêm thông tin.
Nghề viết quảng cáo, copywriting đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích nghi cao. Bạn sẽ phải thay đổi phong cách, giọng điệu, thậm chí là cả ngôn ngữ để phù hợp với từng kênh truyền thông khác nhau.
Từ bài đăng ngắn gọn trên mạng xã hội đến email quảng cáo chuyên nghiệp, từ website đầy đủ thông tin đến quảng cáo in ấn bắt mắt, mỗi kênh đều có tệp khách hàng riêng và yêu cầu riêng về cách tiếp cận. Hãy nghiên cứu đối tượng mục tiêu của từng kênh, nắm bắt ngôn ngữ và phong cách phù hợp để tạo ra những thông điệp hiệu quả nhất.
Cho dù là bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ, các thương hiệu đều cần những lời giới thiệu ấn tượng, giúp khách hàng hiểu rõ giá trị và lợi ích mà họ mang lại. Copywriter chính là những người "biến lời nói thành vàng", chắp bút tạo nên những bản miêu tả thu hút, súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin.
Những dòng chữ này như một bài thuyết trình tinh tế, thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp họ hiểu rõ những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại và thuyết phục họ đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Theo thống kê, mức lương và cơ hội việc làm Copywriter luôn rộng mở với những ai có đam mê và mong muốn theo đuổi nó.
Copywriter thường làm việc tại các công ty quảng cáo, truyền thông hay đảm nhận vị trí truyền thông cho bất kỳ công ty nào. Tùy vào nhiệm vụ, công việc và vị trí họ đảm nhiệm mà mức lương và đãi ngộ cũng có chút thay đổi. Hiện tại ở Việt Nam, theo đánh giá chi tiết từ trang VietnamSalary.vn mức lương cho một copywriter chuyên nghiệp rơi vào khoảng 10 triệu - 15 triệu/ tháng tùy theo quy mô công ty và năng lực cá nhân.
Với tầm quan trọng của copywriting và sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế như hiện nay, cơ hội nghề nghiệp của Copywriter rất rộng mở. Bạn sẽ phải trải qua các giai đoạn từ Intern -> Junior -> Senior -> Content manager -> Content Director. Nếu muốn được trải nghiệm kiến thức trên nhiều lĩnh vực, bạn hãy thử làm việc tại các đơn vị Agency. Bạn có thể làm việc dưới hai hình thức fulltime hoặc partime, online hoặc offline.
Sự khác nhau giữa Content Writer và Copywriter
Content writer và copywriter là hai khái niệm thường gây nhầm lẫn nhiều nhất bởi công việc của hai nghề này khá giống nhau. Tuy nhiên, khi nhìn nhận đúng về nghề, ta sẽ thấy:
Content writer phát triển nhiều hơn ở mảng sáng tạo nội dung, tăng traffic cho website, landing page nhằm phục vụ mục đích marketing… Content writer áp dụng hình thức SEO Website hay Facebook ads là chủ yếu. Nội dung được tạo ra thường dài và nhắm đến mục đích cuối cùng là thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Content Writer phải biết nắm bắt xu hướng và thay đổi cách viết phù hợp.
Copywriter chịu trách nhiệm về lượng tiếp cận nhiều hơn là nội dung. Copywriter tập trung thể hiện ý tứ của mình bằng các slogan hay chạy quảng cáo FB, Google Ads… Mục tiêu mà copywriter hướng đến là thúc đẩy bán hàng.
Viết nội dung cho website và landing page là một trong những nhiệm vụ thường gặp của Copywriter. Bạn cần biết cách sắp xếp thông tin, sử dụng các yếu tố trên trang một cách hiệu quả, bao gồm tiêu đề, mô tả, nút kêu gọi hành động... Mục tiêu là tạo ra một trải nghiệm hấp dẫn và thuyết phục cho người dùng.
Một trang web với nội dung chất lượng sẽ truyền tải thông điệp rõ ràng, giúp người dùng ở lại lâu hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Copywriter cần tối ưu hóa nội dung cho cả SEO và trải nghiệm người dùng, để đảm bảo website thu hút cả khách hàng tiềm năng và công cụ tìm kiếm.
Mạng xã hội là "sân chơi" không thể thiếu của các thương hiệu. Để thành công trên các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok... Copywriter cần tạo ra nội dung ngắn gọn, đầy đủ thông tin và thu hút tương tác.
Nội dung trên mạng xã hội thường mang tính giải trí, gần gũi và kích thích cảm xúc. Copywriter có thể tận dụng các xu hướng, hashtag thịnh hành để tăng độ phủ sóng cho bài đăng. Bên cạnh đó, việc lên ý tưởng cho hình ảnh, video đi kèm cũng rất quan trọng để tạo ra ấn tượng và thu hút sự chú ý của người dùng.
Email marketing vẫn là một kênh hiệu quả để nuôi dưỡng và chuyển đổi khách hàng. Copywriter cần tạo ra những tiêu đề email hấp dẫn, nội dung súc tích, mang lại giá trị cho người nhận và kêu gọi hành động rõ ràng.
Nội dung email cần được cá nhân hóa, phân khúc phù hợp với từng nhóm khách hàng. Copywriter cũng cần tối ưu cho mobile, chú ý tỷ lệ text - hình ảnh, kích thước, màu sắc… sao cho dễ đọc và bắt mắt.
Copywriter nội dung chuyên sáng tạo ra các bài viết mang tính giáo dục, giải trí nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu. Bạn cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực viết, kỹ năng kể chuyện và tạo ra nội dung hấp dẫn.
Các dạng nội dung phổ biến mà Copywriter tạo ra như bài blog, bài báo, ebook, whitepaper, case study… Nội dung cần giải quyết vấn đề của đối tượng đọc, truyền tải thông tin một cách dễ hiểu và thú vị.
Copywriter SEO là những người "biến chữ thành vàng" cho website, tạo ra nội dung tối ưu cho công cụ tìm kiếm. Họ giúp website tăng thứ hạng từ khóa và lượng truy cập tự nhiên. Để làm được điều này, Copywriter SEO cần có kiến thức về các yếu tố SEO onpage như từ khóa, meta description, heading, alt text…
Nội dung SEO cần đảm bảo cân bằng giữa việc lồng ghép từ khóa tự nhiên và trải nghiệm đọc của người dùng. Copywriter không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa gây phản cảm, bên cạnh đó hãy tạo ra nội dung chất lượng, giàu thông tin, dễ đọc.
Hiểu được copywriting là gì và công việc của copywriter là gì sẽ giúp bạn định hình được một phần kỹ năng cần có của công việc này.
Học vấn ở đây không chỉ giới hạn ở những kiến thức mà copywriter học được trên ghế nhà trường mà nó đã mở rộng ra cả kiến thức mà họ đang tiếp cận để viết bài. Một kiến thức vững sẽ giúp bạn lên ý tưởng phù hợp và xây dựng chiến lược tốt hơn.
Học tập lý thuyết là chưa đủ, copywriter cần thực hành để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Thêm nữa, khi thực hành nhiều, bạn cũng sẽ củng cố được thêm kiến thức mới cho mình. Nhờ đó mà kỹ năng của bạn sẽ được nâng cao đáng kể.
Copywriter tuy không giới hạn về học vấn, chuyên môn nhưng để đảm đương được công việc, bạn cũng cần có những kỹ năng như:
- Khả năng viết lách tốt.
- Tư duy sáng tạo, bắt kịp xu thế.
- Thiết kế hình ảnh, đồ họa.
- Quản trị thời gian hợp lý.
- Kỹ năng tối ưu hóa SEO Onpage cùng Digital Marketing.
Sai lầm phổ biến nhất mà nhiều copywriter mắc phải chính là thiếu sự "thấu hiểu" về khách hàng của mình. Nếu không nắm rõ nhu cầu, mong muốn, thậm chí là cả những tâm tư, nguyện vọng của họ, bạn sẽ khó lòng tạo ra nội dung hiệu quả, chạm đến trái tim người đọc.
Hãy đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng về tâm lý, hành vi, thói quen, sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu trước khi bắt tay vào viết.. Sự thấu hiểu sẽ giúp bạn tạo ra những nội dung chạm đến trái tim người đọc và mang lại hiệu quả cho chiến dịch marketing.
Nhiều copywriter mới thường mắc lỗi viết theo lối an toàn, dùng những từ ngữ, câu cú quen thuộc, thiếu điểm nhấn. Điều này khiến nội dung trở nên nhàm chán, không tạo được ấn tượng với người đọc và dễ bị "trôi tuột" trong "rừng" thông tin quảng cáo.
Copywriter cần thể hiện sự sáng tạo, dám phá cách trong cách thức truyền tải thông điệp. Bạn có thể tận dụng những câu văn đơn giản nhưng súc tích, hoặc chèn thêm các yếu tố gây tò mò, sử dụng phép ẩn dụ, so sánh để xây dựng hình ảnh sinh động. Nội dung quảng cáo phải mang màu sắc riêng, khác biệt so với đối thủ để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Một sai lầm khác của copywriter mới là lạm dụng từ ngữ hoa mỹ, thuật ngữ chuyên môn khó hiểu với mong muốn tạo sự chuyên nghiệp. Nhưng ngược lại sẽ phản tác dụng và không hiệu quả, khiến nội dung trở nên sáo rỗng, không thuyết phục.
Hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản, trong sáng và gần gũi, sẽ giúp bạn cảm giác như đang nói chuyện với một người bạn chân thành, vì vậy đừng ngại dùng từ ngữ bình dân, dễ hiểu. Sự chân thành và dễ hiểu sẽ giúp bạn đạt được mối liên kết tốt hơn với khách hàng.
Trong thời đại kỹ thuật số, việc tối ưu hóa nội dung cho SEO (Search Engine Optimization) là điều không thể thiếu. Nếu nội dung của bạn không được tối ưu, nó sẽ như một chiếc thuyền lạc lõng giữa đại dương thông tin khổng lồ, khó lòng tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Copywriter cần chú trọng đến việc nghiên cứu và sử dụng từ khóa phù hợp, đặt chúng ở những vị trí quan trọng chẳng hạn tiêu đề, đoạn mở đầu, heading.
Bên cạnh đó, việc đặt liên kết nội bộ và liên kết ngoài chất lượng cũng rất quan trọng để tăng thời gian người dùng ở lại trang và chỉ số uy tín. Ngoài ra, tối ưu hình ảnh bằng cách đặt alt text, sử dụng tên file có chứa từ khóa cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Hãy chia nhỏ nội dung thành các đoạn ngắn, sử dụng heading và bullet list để tăng tính dễ đọc. Cuối cùng, viết meta description hấp dẫn, chứa từ khóa chính để tăng tỷ lệ click.
Bạn không cần phải có bằng cấp chuyên ngành cụ thể để trở thành Copywriter. Tuy nhiên, một tấm bằng liên quan đến Marketing, Truyền thông, Quảng cáo hay Ngôn ngữ sẽ là lợi thế. Điều quan trọng nhất vẫn là đam mê viết lách, sự sáng tạo và kỹ năng tự học hỏi, trau dồi.
Bạn có thể theo học các khóa học online, tham gia các cộng đồng copywriting để nâng cao kiến thức và kỹ năng. Hãy nhớ rằng, sự đam mê và nỗ lực sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công trong nghề viết quảng cáo.
Trong ngành Copywriting, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng như một chiếc chìa khóa mở ra nhiều cơ hội. Nắm vững ngoại ngữ giúp bạn tiếp cận kho tàng kiến thức từ các chuyên gia hàng đầu thế giới, đồng thời mở rộng cánh cửa đến với các công ty và khách hàng quốc tế.
Bên cạnh đó, tiếng Anh còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình sáng tạo. Làm việc song ngữ không chỉ giúp bạn tăng cường khả năng tư duy mà còn nâng cao hiệu quả trong việc nắm bắt và ứng dụng các thuật ngữ chuyên ngành.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng nếu bạn chưa thành thạo tiếng Anh. Hãy bắt đầu từ những gì mình có, từng bước chinh phục mục tiêu và đừng để rào cản ngôn ngữ cản trở đam mê trở thành Copywriter của bạn.
Như vậy, CareerViet đã mang đến cho bạn những thông tin về copywriter là gì, cơ hội nghề nghiệp, mức lương cũng như các kỹ năng cần có. Nếu bạn muốn trải nghiệm nhiều hơn với nghề này, hãy trang bị kiến thức thật nhiều và chuẩn bị chiếc CV thật ấn tượng để ra mắt nhà tuyển dụng tại CareerViet nhé!
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function