Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 10,675
Chắc hẳn quản trị là một khái niệm khá quen thuộc đối với nhiều bạn. Đây là vị trí không thể thiếu trong nhiều công ty hiện nay bởi vì quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Vậy Quản Trị Là Gì? Bản Chất, Chức Năng Của Hoạt Động Quản Trị là như thế nào? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết này cùng CreerBuilder nhé!
Quản trị là gì? (Nguồn: Internet)
Quản trị là một thuật ngữ có rất nhiều khái niệm. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn với các khái niệm khác như quản lý thì bạn có thể hiểu như sau: Trong một công ty, khi các thành viên làm việc chung với nhau mang lại hiệu quả tốt, với mục đích là đạt đến một mục tiêu nhất định, sự phối hợp lao động này được gọi là quản trị.
Sau khi đã tìm hiểu được khái niệm của quản trị là gì thì chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc về bản chất và chức năng của thuật ngữ này. Có thể hiểu như sau:
Tạo giá trị thặng dư chính là bản chất của quản trị. Ba điều kiện cần có của một nhà quản trị đó là:
Quản trị có rất nhiều chức năng, bao gồm:
4 chức năng chính của quản trị (Nguồn: Internet)
Hoạt động quản trị đòi hỏi phải có tính khoa học cao. Tính khoa học này có được qua bao năm tích lũy kinh nghiệm của các nhà quản trị và từ nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhờ vào tính khoa học này mà các sự cố sẽ hiếm có cơ hội xảy ra và mọi công việc sẽ được sắp xếp một các có hiệu quả.
Nghệ thuật trong trường hợp này có thể hiểu đơn giản là sự nhanh nhạy, khôn khéo nhìn nhận sự việc và nhanh chóng biết cách xử lý nó theo đúng hướng. Là một quản trị tài năng, bạn không những cần có tính khoa học mà bạn còn cần phải có cả nghệ thuật, coi đó là một kỹ năng, một sự nhạy bén cần thiết. Đặc tính này được thể hiện trong việc bạn sử dụng nhân lực hay là cách ứng xử với nhân viên, đồng nghiệp. Chắc chắn rằng công việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi bạn là nhà quản trị có tính nghệ thuật đấy.
Xem thêm: [2022] QA Là Gì? QC Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa QA, QC
Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị (Nguồn: Internet)
Quản trị và quản lý là hai thuật ngữ tưởng chừng như là hoàn toàn giống nhau nhưng thực ra đây là hai khái niệm có nhiều điểm khác nhau. Giống nhau là cả hai đều nói về một vị trí lãnh đạo nhân viên làm các công việc trong công ty. Điểm khác nhau bao gồm:
Quản trị là vị trí liên quan về con người, quản lý là chức vụ quản lý công việc.
Quản trị có chức năng đưa ra chính sách, quản lý thực hiện những chính sách đó.
Quản trị sẽ là người quyết định thời gian và những công việc cần phải thực hiện, quản lý sẽ phân công nhiệm vụ cho nhân viên và đưa ra kế hoạch làm việc.
Quản trị là vị trí cao hơn so với quản lý
Quản trị có chức năng chính là lên kế hoạch, chức năng của quản lý là theo dõi, đẩy nhanh tiến độ đối với nhân viên.
Sự ảnh hưởng của các quyết định của nhà quản trị xuất phát từ ngoài xã hội, đối với nhà quản lý thì các quyết định bắt nguồn từ chính quan điểm của mình.
Quản trị là vị trí cần thiết cho các doanh nghiệp, trường học,... Quản lý xuất hiện chủ yếu tại các doanh nghiệp.
Vấn đề các nhà quản trị phải xử lý tới liên quan về kinh tế, tài chính. Quản lý thường xử lý những vấn đề về hoạt động, quá trình làm việc của tổ chức.
Một trong những câu hỏi thường gặp về quản trị đó chính là hỏi về mục đích. Quản trị chính là đòn bẩy, yếu tố quan trọng hỗ trợ tổ chức hoạt động có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đã đặt ra trước đó. Từ đó, sự vận hành trong doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn, các nhân viên có mối liên kết chặt chẽ và đoàn kết với tinh thần hoàn thành tốt công việc.
Trong xã hội phát triển như hiện nay, các công cụ để hỗ trợ cho công việc quản trị xuất hiện rất nhiều, có thể kể đến như Hatchbuck, PandaDoc, Woo,... Những công cụ này sẽ hỗ trợ quản trị rất nhiều trong công việc, tránh được những rủi ro không đáng có.
Qua bài viết này, CareerViet hy vọng đã mang lại cho bạn được những kiến thức bổ ích về quản trị cũng như bản chất và chức năng của hoạt động quản trị. Tham khảo thêm Vietnamsalary để khảo sát mức lương từ 135.000+ việc làm nhé!
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function