Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 61,193
Trong quá trình tham dự phỏng vấn, đôi khi các ứng viên mải tập trung vào việc đưa ra những câu trả lời hay và có thể hiện ấn tượng mà quên rằng mình có quyền được đặt những câu hỏi để hiểu hơn về văn hoá của công ty mình đang ứng tuyển. Đặt câu hỏi ngược lại cho người phỏng vấn là cách có được nhiều hiểu biết sâu sắc và tương đối chính xác về công ty, vì thế các ứng viên đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội quý báu này nhé!
Có rất nhiều lời gợi ý người tìm việc nên đặt câu hỏi nào nhằm thu lại kết quả tốt nhất trong buổi phỏng vấn và làm cơ sở cân nhắc ra quyết định sau này. Nhưng với thời gian trung bình của hầu hết các buổi phỏng vấn thì số lượng câu hỏi sẽ bị giới hạn, bạn không thể muốn hỏi bao nhiêu tuỳ thích hoặc đem hết mọi bí quyết mà sách vở hướng dẫn ra áp dụng. Vì thế, việc cần làm là chọn cho mình những câu hỏi đúng, cần thiết và quan trọng nhất!
Ngoài việc khéo léo đặt ra những câu hỏi hợp hoàn cảnh cũng là một cách để công ty nhìn thấy bạn sở hữu trực quan tốt, thông minh và thực sự quan tâm đến công việc. Dưới đây là 3 câu hỏi “được khuyên nên cân nhắc” hàng đầu mà CareerViet.vn muốn chia sẻ với bạn:
Câu hỏi này giúp ứng viên thấu hiểu sâu sắc về những gì sắp đối mặt, đồng thời là cơ hội giúp làm rõ xem bạn có đủ điều kiện để xử lý các thách thức trong công việc. Đừng tỏ vẻ “tinh vi” nếu mình không thực sự là ứng viên nổi trội và tránh hỏi những câu quá đơn giản nhằm mục đích tạo tiền đề khoe khoang bản thân. Hãy luôn nhớ rằng câu trả lời của người phỏng vấn sẽ cho bạn biết nhiều điều về công việc tương lai, và nên tập trung lắng nghe mọi phản hồi của họ thay vì tiếp tục vội vàng đặt ra thêm những câu hỏi không cần thiết, thậm chí là nên tránh tuyệt đối.
Đôi khi những điều mà nhà tuyển dụng xem như thách thức lại chính xác là sự hào hứng mà bạn đang tìm kiếm. Còn nếu công ty thực sự không có chút thử thách nào thì hẳn bạn cũng muốn cân nhắc kỹ lưỡng xem liệu công việc sắp tới có thể thoả mãn bản thân và đáp ứng mục tiêu cá nhân không.
Nếu các thách thức dường như không hợp lý hoặc vượt khả năng kiểm soát của bạn, bạn sẽ muốn xem xét về nguy cơ thất bại trong công việc, hoặc tìm cơ hội để hỏi thêm nhà tuyển dụng rằng mình có nhận được sự hỗ trợ nào trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ không. Thông tin phản hồi của họ sẽ tiết lộ cho bạn về sự năng động của các đồng nghiệp khi làm việc nhóm và mức độ tự chủ mà bạn có thể mong đợi khi triển khai nhiệm vụ độc lập.
Câu hỏi tiếp theo hoặc thay thế bây giờ có thể là: “Kỹ năng quan trọng hàng đầu mà nhân viên cần có để thành công với vị trí này là gì?”
Nếu đây là vị trí mới, bạn cần tìm hiểu công ty đang mong đợi nhân sự mới này sẽ đóng góp thế nào cho công ty hoặc giúp họ giải quyết vấn đề gì.
Nếu công ty đang tuyển dụng hàng loạt vị trí mới, hãy hỏi họ về kế hoạch tăng trưởng cũng như sự tăng trưởng này sẽ dựa vào các sản phẩm – dịch vụ – chương trình nào. Nên mạnh dạn từ chối với những vị trí mà vai trò của nó không bền vững, đôi khi nó không tồn tại được quá một năm. Nếu bạn lơ là việc đào sâu tìm hiểu đủ thông tin, nhiều khả năng bạn khiến chính mình phải sớm quay trở lại cuộc đua tìm việc mới.
Nếu đây là một vị trí thay thế nhưng nhà tuyển dụng lại trả lời khá mơ hồ về nhân viên cũ, hãy đảm bảo bạn tôn trọng nhu cầu bảo mật thông tin của họ, nhưng đừng ngần ngại hỏi thăm về mức độ thay đổi người trung bình của vị trí này. Nếu đã có đến hơn 3 nhân sự đảm nhiệm cùng vị trí trong vòng một năm, bạn nên làm rõ xem những người đó được công ty thăng chức hay tất cả họ đều “không phù hợp”? Nếu tất cả đều không phải lựa chọn đúng thì nhà tuyển dụng cho rằng thiếu sót nằm ở đâu và bạn cần làm sao mới có thể vượt qua sự thách thức của vị trí này nếu đảm nhận nó?
Đây là một câu hỏi mà những người đi trước phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để hiểu được tầm quan trọng của công việc mà mình dự tuyển. Không ít người đi làm đã phải thất vọng khi phát hiện ra vị trí mình nghĩ rằng hấp dẫn lại có “tiền sử” rất kém, mà thậm chí công ty còn không thể nhớ được tên tất cả những người từng đến và đi.
Thắc mắc này được đề cao hơn câu hỏi tương tự, “Điều bạn thích nhất khi bạn làm việc ở đây là gì?”, bởi vì nó cho phép ứng viên nhìn thấy công ty nhận thức về cách mọi người đánh giá các giá trị và tạo cơ hội để biết nó có thực sự giá trị với bạn không. Nếu chỉ đơn giản hỏi họ thích điều gì, bạn không có bức tranh thực sự rõ ràng về sự đồng thuận chung và cũng ít khả năng xác minh sự thật.
Lúc này hãy lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể, câu hỏi này có khiến người phỏng vấn mất đi cảnh giác hay không thoải mái? Công ty luôn có danh sách các lý do vì sao nhân viên nên làm việc với họ. Đánh giá xem câu trả lời của họ là thẳng thắn hay chỉ chung chung, khái quát.
Bước tiếp theo, cố tìm cách kết nối với một số nhân viên hiện tại và hỏi câu tương tự. Bạn có nhận được câu trả lời tương đồng hay cảm giác mọi thứ hoàn toàn không đúng? Ghi nhớ trong đầu rằng các nhân viên có thể không sẵn lòng chia sẻ thẳng thắn! Bạn nên nhận diện được sự lãng tránh trong thái độ. Họ có quay đi chỗ khác, họ có cười gượng cho qua chuyện, họ bắt đầu với từ “uhmm” thật dài hoặc họ đơn giản đưa ra câu trả lời lịch sự rồi bỏ đi… Nếu muốn nhận được thông tin xác thực, bạn hãy khéo léo dò hỏi các nhân viên một cách tế nhị và riêng tư, không phải giữa đám đông và cũng không trước mặt sếp của họ.
Các ứng viên luôn muốn chắc chắn rằng mình đã nhận đầy đủ thông tin, nhưng nhìn chung một buổi phỏng vấn vẫn có thể diễn ra theo nhiều cách thế nên trên đây chỉ là sự tư vấn tổng quát giúp bạn có thể thu thập thêm nhiều dữ liệu đáng giá về nhà tuyển dụng tiềm năng của mình. Điều quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn là hãy tập trung vào mục tiêu khẳng định một cách rõ ràng xem mình có thật sự phù hợp với công ty không.
Nguồn hình: Freepik
Nguồn: Thụy Vũ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này