Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,451
Sự đối đầu giữa các bè phái trong công ty khiến bạn chán nản. |
Đôi khi, người lao động thôi việc vì lý do không phải ai cũng biết. Họ thôi việc khi đang hưởng một mức lương cao ngất ngưởng, tại một công ty vô cùng danh tiếng. Vì sao thế?
Cuộc chiến giữa các phe phái:
Sáng nào cũng thế, Vân luôn cảm thấy mệt mỏi khi nghĩ đến việc phải đi làm. Làm việc trong công ty nước ngoài, mức lương gần 1.000 đô một tháng, vậy mà Vân chỉ muốn nghỉ việc.
Cô tâm sự: “Tớ chết mất, làm ở đấy lâu chắc tớ không hại đồng nghiệp thì đồng nghiệp “thịt” tớ mất. Tớ luôn cảm thấy không khí công sở rất căng thẳng, lúc nào cũng lo ngay ngáy đề phòng.
Đó là bởi Vân đang phải làm việc trong môi trường có nhiều bè phái. Họ lôi kéo, bắt buộc cô phải theo phe họ, hoặc phải đối đầu với họ, dù cô chỉ muốn đứng trung lập.
Nếu cô chần chừ, không muốn tham gia vào những trò đấu đá, họ sẽ cho rằng cô là kẻ ham đứng ở “ngã ba sông” để trục lợi cá nhân, và tất nhiên, Vân sẽ bị cả hai phe coi là kẻ thù hoặc họ sẽ biến cô thành bia đỡ đạn.
Tâm lý này lâu dần đè nặng làm những người như Vân cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, không tập trung vào công việc được.
Thiếu sự đánh giá thực tế, lời động viên của sếp:
Nhân viên ai cũng nỗ lực hết sức mình để hoàn thành công việc đúng thời hạn sếp giao, tuyệt hơn là trước thời hạn. Thế nhưng, họ cảm thấy thật hụt hẫng, thất vọng khi không nhận được lời nhận xét, khen ngợi nào của lãnh đạo.
Điều này sẽ như gáo nước lạnh dập tắt “ngọn lửa” nhiệt tình làm việc của họ, lâu rồi họ sẽ tự tìm lối thoát cho mình.
Ý tưởng mới bị lãng quên:
Những ý tưởng mới lạ, mang lại hiệu suất, nâng cao chất lượng công việc, trình bày với sếp để xin ý kiến, ban đầu sếp rất khen ngợi, muốn bạn có bản kế hoạch cụ thể. Có bản kế hoạch rồi, sếp chỉ xem qua rồi quẳng vào một góc.
Thậm chí, có sếp còn bắt nhân viên phải tuân theo những quy định lâu đời, lạc hậu của công ty hay ý kiến cá nhân của mình, bất chấp nhân viên nghĩ gì. Hành động này sẽ giảm sự tìm tòi, sáng tạo của nhân viên.
Không trọng dụng người tài:
Một số nhân viên trẻ có năng lực, hình thức ưa nhìn được tuyển dụng vào công ty với mức lương cao, nhưng công việc thì “có cũng như không”. Công ty chỉ coi họ như “người mẫu”, như vật trang trí mà bỏ quên năng lực thật của họ, khiến họ cảm thấy mất tự tin và bị gièm pha.
Một trường hợp khác là bạn có tài, nhưng cái tài của bạn không được công nhận vì ông sếp quá độc đoán và bảo thủ. Trong trường hợp này, tất nhiên bạn muốn ra đi.
Nhiều nhân viên năng lực có thừa, có thế mạnh trong một lĩnh vực nào đó. Vậy mà sếp giao cho toàn những công việc ngược với chuyên môn. Điều này sẽ khiến nhân viên bất mãn, lo lắng vì không thể hoàn thành công việc, luôn căng thẳng và muốn bỏ làm.
Đồng nghiệp không đoàn kết:
Công việc không nhàm chán nhưng chính những con người làm trong công ty khiến bạn chán nản. Thay vì đoàn kết, hỗ trợ nhau hoàn thành tốt công việc, họ lại chuyên hoạch họe, soi mói kiểu “ma mới bắt nạt ma cũ”, khiến bạn nhụt chí phấn đấu.
Những áp lực vô hình kể trên khiến nhiều nhân viên trẻ, có tài phải ra đi.
Nguồn: Theo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này