Cần sớm miễn học phí ở trường công

Lượt xem: 30,094

Năm 1990, khi bắt đầu thu học phí, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ đạt cỡ 6-7 tỉ đôla, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chỉ có 767 tỉ đồng (tức hơn 120 triệu đôla theo tỉ giá lúc đó).

Đến năm 2007, khi GDP đã lên khoảng 76 tỉ đôla và ngân sách chi cho giáo dục đạt 66.770 tỉ đồng (hơn 4,1 tỉ đôla, tức gấp 34 lần so với năm 1990) (*), thì chẳng lẽ lại cứ phải tiếp tục tăng học phí?

Chúng tôi cho rằng đúng ra Chính phủ không những không nên tính toán chuyện tăng mà ngược lại còn phải sớm tính tới lộ trình bãi bỏ học phí ở các trường công. Nhân nói về ngân sách, cũng cần nhắc lại một yêu cầu cấp bách mà nhiều người đã nêu là phải sớm tiến hành kiểm toán và công khai hóa các hoạt động tài chính trong ngành giáo dục, nhất là ở cấp quốc gia.

"Trường nhà giàu", "trường nhà nghèo"!

Hiến pháp sửa đổi vào tháng 12-2001 đã ghi phải "thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở" (điều 36), tức là tới hết lớp 9. Mặc dù bản hiến pháp qui định rõ "bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí” (điều 59), còn bậc trung học cơ sở chỉ ghi là "phổ cập", nhưng hẳn nhiên hệ luận của từ này phải bao hàm cả sự "cưỡng bách" (từ rất chuẩn xác mà bản hiến pháp năm 1946 đã dùng) và sự miễn phí. Bởi lẽ, nếu không hiểu như vậy sẽ không thể có đủ điều kiện để thực hiện sự "phổ cập" ấy, khi mà "học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân" (điều 59). Mặt khác, nếu chỉ dừng lại ở việc cưỡng bách và miễn phí cấp tiểu học mà thôi, chẳng lẽ VN ngày nay vẫn chưa vượt nổi cái mốc đặt ra từ hiến pháp 1946?

Cũng không thể lập luận rằng tại sao trường quốc tế vào đây thu tiền cao mà trường công của ta lại không được làm một cách tương tự. Bởi lẽ nghĩ như thế thì lại là một sự lẫn lộn nghiêm trọng giữa quan điểm của một hiệu trưởng trường tư (quan điểm này hoàn toàn không có gì đáng trách cả ở cương vị của một trường tư) với quan điểm đáng lý phải có của một người đang nằm trong bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục. Lối suy nghĩ ngộ nhận này nguy hiểm ở chỗ có thể dẫn đến một sự từ nhiệm của Nhà nước về mặt trách nhiệm đối với giáo dục.


Khi hiến pháp nói công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, điều này không phải chỉ vì lợi ích của cá nhân và gia đình, mà còn vì và trước hết, vì lợi ích của cả quốc gia. Một đứa trẻ thất học không chỉ thiệt thòi cho mình, mà còn có thể gây ra ít nhiều gánh nặng hay hậu quả nào đó sau này cho quốc gia. Một đứa trẻ thông minh sáng trí mà không được đi học thì điều này không chỉ thiệt hại về mặt cá nhân đứa bé mà còn thiệt thòi nhiều hơn cho sức mạnh của một đất nước.

Do vậy mà người ta mới nói giáo dục là một thứ lợi ích công hay thậm chí sản phẩm của nó là một thứ tài sản công. Chính vì thế mà các nhà nước ngày nay luôn luôn gánh vác trách nhiệm chăm lo cho giáo dục, và phần lớn các nước đều có chính sách giáo dục cưỡng bách và miễn phí, ít nhất tới hết lớp 9 hay lớp 12, tùy điều kiện kinh tế từng nước.

Nếu cho rằng để bảo đảm tính công bằng, cần tính toán học phí sao cho "phù hợp với khả năng chi trả của người dân", ở thành phố phải đóng học phí cao hơn nông thôn và miền núi, e rằng những người đề xướng nguyên tắc tính toán này đã lầm lẫn tính công bằng trong lĩnh vực kinh tế với tính công bằng trong lĩnh vực giáo dục.

Sự công bằng trên bình diện kinh tế không phải lúc nào cũng trùng khớp, thậm chí có nhiều trường hợp trái nghịch với sự công bằng về mặt xã hội. Mà giáo dục xét như là một định chế mang tính xã hội và văn hóa thì hơn ai hết nó phải tôn trọng và đề cao trước tiên giá trị này. Cái lôgic tất yếu của nguyên tắc tính toán kinh tế nói trên là nghĩ rằng vì có những gia đình có thu nhập cao muốn đóng học phí cao để con cái được học trường tốt hơn, nên Nhà nước cần có một số trường công đáp ứng nhu cầu này.

Nhưng, như nhiều người đã nhận xét, làm như vậy thì hậu quả là sẽ có những trường công dành cho con nhà giàu, và những trường công dành cho con nhà nghèo! Và làm như vậy thì điều chắc chắn là con em vùng sâu vùng xa sẽ mãi mãi phải chịu thân phận học ở những ngôi trường kém xa so với các vùng đô thị, nhất là ở Hà Nội hay TP.HCM. Đó là chưa nói tới nguy cơ thất học do tăng học phí. Cái "nguyên tắc" kinh tế gọi là để bảo đảm sự công bằng ấy là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về cơ hội cũng như về điều kiện học tập, không chỉ thiệt thòi cho những gia đình khó khăn, mà còn tổn hại đến lợi ích lớn hơn của quốc gia vì sẽ làm lãng phí những nguồn lực trí tuệ có thể có nơi con em gia đình ở vùng sâu vùng xa và gia đình nghèo.

Công ra công, tư ra tư

Mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân không phải là một mối quan hệ thị trường, cũng không phải là mối quan hệ giữa người bán với người mua dịch vụ hay giữa nhà doanh nghiệp với khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực mà Nhà nước đã cam kết đảm nhiệm trách nhiệm.

Sự cam kết này không phải do lòng tốt hay do thiện chí của Nhà nước, mà đây là nghĩa vụ của Nhà nước (đã được ghi trong hiến pháp) đối với người dân, vốn là những người đã đóng thuế cho Nhà nước. Đồng tiền trong ngân sách nhà nước không phải của Nhà nước, mà là của những người thọ thuế, nghĩa là của người dân.

Vì thế, mọi con em trong tuổi đi học phải được đối xử bình đẳng, có cơ hội và điều kiện học tập ngang nhau, dựa trên nguyên tắc giáo dục cưỡng bách và giáo dục miễn phí, ít nhất tới hết lớp 9, vì hiến pháp và Luật giáo dục năm 2005 đã ghi đấy là bậc học phải phổ cập. Nếu ngân sách chưa đủ thì buộc phải giảm bớt ngân sách từ những cấp học khác để ưu tiên hàng đầu cho hai cấp tiểu học và trung học cơ sở này.

Mặt khác, đã là trường công của Nhà nước thì cần bãi bỏ hoàn toàn học phí. Lương nhà giáo trường công phải được tính theo một thang lương mới và tăng sao cho có thể đủ sống một cách đàng hoàng, xứng đáng, chứ không thể tiếp tục lây lất như lâu nay. Đối với những khu vực nào hay những nhà trường nào mà Nhà nước không đảm đương nổi ngân sách, tốt hơn hết là giao lại cho tư nhân, nghĩa là cho nhà giáo, đảm nhiệm thay vì ráng cố gắng níu kéo một cách vá víu.

Nói chung, công phải ra công, tư ra tư. Lẽ tất nhiên, không ai kỳ vọng có thể thay đổi ngay lập tức được mọi thứ trong hệ thống giáo dục, kể cả chuyện học phí và ngân sách cũng thế. Nhưng trước mắt, chúng tôi đề nghị ít ra ngưng lại chủ trương dự định tăng học phí, để sớm tính toán ngay lộ trình tiến tới việc xóa bỏ hoàn toàn học phí và tất cả các khoản phí đóng góp khác trong trường công - vốn là một thứ "tồn tại" của một thời bao cấp đầy khó khăn cách nay hơn 1/4 thế kỷ. Ngoài ra, cũng cần tính toán chuyện phổ cập một năm mẫu giáo (5 tuổi mà thôi) vì năm này rất quan trọng cho việc chuẩn bị vào lớp 1.

Nếu quốc phòng là lĩnh vực liên quan tới chuyện an ninh của quốc gia, thì có thể nói giáo dục cũng chính là một lĩnh vực liên quan trực tiếp tới vận mệnh của đất nước. Và nói giáo dục là quốc sách cũng là vì thế.

TRẦN HỮU QUANG
(Viện Nghiên cứu xã hội TP.HCM)

Nguồn: Theo TTO

Việc Làm VIP ( $1000+)

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Đồng Nai | Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN FAMART
CÔNG TY CỔ PHẦN FAMART

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Tập Đoàn Karofi Holding
Tập Đoàn Karofi Holding

Lương : 18 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Tập Đoàn Karofi Holding
Tập Đoàn Karofi Holding

Lương : 13 Tr - 25 Tr VND

Hưng Yên

D1 Concepts Corporation
D1 Concepts Corporation

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Lương : 25 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Long An | Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ INFINITY GROUP
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ INFINITY GROUP

Lương : 1,500 - 2,500 USD

Hà Nội

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Hồ Chí Minh

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

An Giang | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AK VINA
CÔNG TY TNHH AK VINA

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Lương : 40 Tr - 80 Tr VND

Hà Nội | Yokohama

Coca-Cola Beverages Vietnam
Coca-Cola Beverages Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Y&B
Công Ty Cổ Phần Y&B

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Đồng Nai

Cty CP Clear Water Metal VN
Cty CP Clear Water Metal VN

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Bình Dương

Công Ty TNHH Sơn TOA Việt Nam
Công Ty TNHH Sơn TOA Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Lương : 50 Tr - 60 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Starry Việt Nam
Công ty TNHH Starry Việt Nam

Lương : 35 Tr - 45 Tr VND

Long An

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM
YUNEXPRESS LOGISTICS VIETNAM

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

SIBA FOOD
SIBA FOOD

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback