Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 46,764
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Thay đổi nghề nghiệp ở lứa tuổi nào cũng là viễn cảnh đáng sợ. Nhưng chuyển ngành nghề lúc đã khá lớn tuổi – sau khi từng phát triển kỹ năng, tích luỹ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp và tạo ra con đường sự nghiệp – thì lại càng đáng sợ hơn là phải thử làm điều gì đó mới mẻ khi mới vừa đôi mươi nhiều lần. Tuy nhiên, người lớn tuổi với kinh nghiệm chuyên môn có thể làm những công việc như giảng viên, diễn giả.
Nhưng chỉ bởi vì có vài điều khiến bạn lo sợ thì không đồng nghĩa rằng bạn không thể thay đổi. Người chuyển hướng sự nghiệp sau 30 tuổi sẽ có thể phát triển đam mê và nhận thức tốt đâu là loại hình công việc khiến họ sống vui vẻ. Bạn cần phải thông minh trong quyết định của mình!
CareerViet.vn mời bạn cùng tìm hiểu 5 việc cần làm, giúp trả lời cho câu hỏi quyết đinh thay đổi nghề nghiệp muộn là có đúng đắn hay không:
1. Điểm lại từng nỗi hối hận
Khi bạn đang có tâm tư chuyển nghề, hãy lập danh sách những điều khiến bạn hối tiếc vì đã không theo đuổi đam mê của mình. Nếu danh sách này viết không xuể, lí do chính đáng, bạn nên nghiêm túc cân nhắc đến một sự thay đổi.
2. Thiết lập các mục tiêu
Chán ghét công việc hiện tại không phải lý do đủ lớn để thay đổi nghề nghiệp. Bạn cần có một mục tiêu xác định cụ thể. Đánh giá công việc có thể giúp xác định đâu là nghề nghiệp bạn quan tâm nhất.
Nhận diện ra lý do khiến mình thay đổi sẽ giúp ích cho quá trình này. Nếu tiền là yếu tố tác động lớn nhất, bạn nên tìm hiểu về sự khác biệt giữa mức lương hiện tại và tiềm năng thu nhập có thể tạo ra trong nghề nghiệp mới. Nếu ưu tiên hàng đầu của bạn là cải tiến và hoàn thiện bản thân, bạn sẽ cần nghiên cứu nhiều hơn về mức độ thoả mãn nghề nghiệp trong lĩnh vực đang nhắm tới.
3. Nhận diện các lỗ hổng về kỹ năng và kiến thức
Nếu đang cân nhắc thay đổi nghề nghiệp thì khả năng là bạn vẫn còn thiếu một số kỹ năng cần thiết cho vị trí mình quan tâm. Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra xem mình có đủ khả năng tài chính để đầu tư cho việc học tập và bổ sung kiến thức trong lĩnh vực nghề nghiệp mới hay không.
4. Thử nghiệm trước
Nếu bạn không bước ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ chẳng học được gì tuy nhiên nếu không muốn tạo ra một bước nhảy vào ngành nghề mới rồi sau đó nhận ra mình không hợp với nó bằng công việc cũ thì điều quan trọng đầu tiên là bạn phải cảm nhận không gian của nó. Hãy phỏng vấn và tìm hiểu những người đang làm việc trong ngành bạn quan tâm. Hỏi thăm về những điều thích và không thích về nghề, và khám phá xem họ sẽ cân nhắc các yếu tố nào khi muốn gia nhập ngành.
Để có thêm kinh nghiệm thực tiễn, bạn có thể tham gia tình nguyện làm việc trong lĩnh vực mình thích. Một môi trường thực tế với áp lực thấp hơn sẽ cho bạn trải nghiệm thực về cuộc sống hàng ngày của người làm nghề đó. Nếu có cảm giác phù hợp, bạn có thể lao vào nghề mới rồi đấy!
5. Cân nhắc về thời gian đến được với thành công
Sự thật thì tuổi tác cũng chỉ là một con số. Nhưng khi quyết định chuyển nghề, thì bạn vẫn cần một khoảng thời gian nhất định mới thành công. Không thể gặt hái ngay thành công chỉ sau một đêm thức dậy, và không có ngoại lệ. Nếu bạn có hi vọng được nghỉ hưu vào độ tuổi mình định sẵn, điều quan trọng là phải biết bản thân có còn đủ thời gian thực hiện mục tiêu trước khi thực sự rời khỏi thi trường lao động hay không.
(Nguồn hình: Internet)
Nguồn: Thụy Vũ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này