Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,513
Ở nơi đây, chưa bao giờ chúng tôi phải tranh cãi về chuyện chọn trường học cho con hay phải lo lót xin học vượt tuyến. Trường học của tuyến nào cũng không dưới chuẩn, có thể hoàn toàn yên tâm về chuẩn mực đó...
Trẻ em (trong đó có trẻ Việt Nam) đang nô đùa trong khuôn viên một trường mẫu giáo ở thành phố Juelich
Gia đình tôi đang có cuộc sống êm đềm trong thời gian hai vợ chồng du học tại nước Đức. Tôi thường suy ngẫm trước những chi tiết dù là nhỏ của đời sống xã hội để rút ra bài học cho mình.
Cô giáo của con gái tôi đã làm những điều tưởng như bình thường nhưng lại khiến tôi hết sức cảm động.
Nhớ lại ngày đầu tiên đưa con gái tới trường mẫu giáo, đến giờ tôi vẫn thấy xấu hổ. Được phát trái dâu, cháu vứt toẹt xuống đất trong khi những bạn khác ăn ngon lành.
Tôi ngượng với cô giáo vì hành động đó của con mình vì tôi hiểu rất rõ rằng người Đức rất tiết kiệm và nghiêm khắc. Để tỏ ra nghiêm khắc với con, tôi đã đánh nhẹ vào bàn tay nhỏ xíu vừa ném trái dâu đi.
Ngay phút ấy, cô giáo của cháu đã quay mặt đi khi chứng kiến cảnh tôi đánh cháu, dù chỉ là một cái đập nhẹ vào bàn tay con. Một bài học sâu sắc rút ra sau lần ấy: Trẻ em là đối tượng được nâng niu số một ở đất nước này.
Tôi đã từng thích thú với câu nói của bạn bè rằng “Thứ tự công dân được ưu ái ở xã hội này là: nhất - trẻ em, nhì - phụ nữ, còn các quý ông thậm chí xếp sau chó - mèo”.
Đó là câu nói mang tính hài hước nhưng nó dựa trên một thực tế là trẻ em và phụ nữ trong xã hội này rất được trân trọng và bảo vệ.
Bạn sẽ bị cảnh sát bắt ngay nếu có người tố giác rằng bạn vừa có hành vi ngược đãi đối với trẻ em hoặc bạo ngược với phụ nữ dù chỉ là bằng một lời nói.
Trẻ em Đức có cái quyền đó nhưng không vì thế mà chúng ỷ lại. Hơn thế, chúng thường rất tự lập và tự giác. Không cần roi vọt nhưng chúng vẫn rất ý thức và trách nhiệm với việc mình làm.
Tôi và chồng tôi đã có những tranh luận không dứt vì hai chữ trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh. Quả là chúng tôi đang bàn tính chuyện cho con đi học ở đâu khi trở về quê hương.
Lệ phí hàng tháng của các trường mầm non chất lượng cao gấp 5, thậm chí 20 lần những trường mầm non công lập. Tại sao lệ phí cao như vậy mà các trường ngoài công lập vẫn thu hút rất nhiều học sinh?
Nhiều phụ huynh lý giải rằng giáo viên ở những trường này có trách nhiệm hơn, điều kiện chăm sóc trẻ tốt hơn. Nhưng thực tế thì chất lượng của những trường được gọi là chất lượng cao đó đã xứng đáng với lệ phí tăng cao gấp bội như thế chưa?
Chúng tôi đã tranh cãi không dứt bởi vì ở ta không có thước đo chuẩn mực nào về việc này cả.
Ở nơi đây, chưa bao giờ chúng tôi phải tranh cãi về chuyện chọn trường học cho con hay phải lo lót xin học vượt tuyến. Trường học của tuyến nào cũng không dưới chuẩn, có thể hoàn toàn yên tâm về chuẩn mực đó.
Lại nhớ tới chuyện trong nước. Thằng cháu tôi từ trường mẫu giáo về đến nhà là nói với mẹ: “Cô giáo con dặn phải mang hoa đồng tiền đến tặng cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam”.
Bây giờ, tôi lại nghe kể rằng cháu đi xe bus từ trường tiểu học về nhà, trên xe các cháu lao xao hỏi nhau “Tối qua mẹ bạn đã đến thăm cô giáo chưa?”. Có cháu khoe luôn “Mẹ tớ đã tặng cô giáo cả hoa và phong bì nữa”.
Nghe thoáng qua thì thấy buồn cười vì các cậu bé ngộ nghĩnh quá. Nhưng xem ra không ít điều phải suy ngẫm từ đây. Giả sử tôi lại đi áp dụng cái lối hành xử đó vào nơi đây thì chắc chỉ còn cách độn thổ.
Tôi lại nhớ đến cái ngày trước khi con gái tôi đến trường mẫu giáo, cô giáo người Đức của cháu đã làm vợ chồng tôi ngạc nhiên và thực sự là một bài học nhớ đời về hai chữ trách nhiệm.
Chỉ vì cái điện thoại hỏng mà tôi có thêm cơ hội thấy được một đặc tính tốt đẹp của người Đức, thông qua cách làm việc của một cô giáo nuôi dạy trẻ.
Cô đã phóng xe 20 cây số đến tận nhà tôi vào lúc 7 giờ 30 tối với câu nói đầu tiên là “Xin lỗi gia đình vì tôi đến hơi trễ”.
Rồi cô vui vẻ thông báo: “Như tôi đã hẹn là gọi điện thoại cho gia đình vào ngày hôm nay để thông báo ngày mai cho cháu đi học nhưng vì máy điện thoại của gia đình báo lỗi nên tôi không liên lạc được”.
Quả đúng là cả buổi chiều hôm đó gia đình chúng tôi đã mong chờ cuộc điện thoại của cô. Chúng tôi không dám gọi cho cô vì sợ như thế là khiếm nhã khi cô đã hẹn gọi đến cho mình.
Chúng tôi dự định sẽ chờ thêm 1 ngày rồi mới gọi điện thoại để hỏi cho ra nhẽ. Cháu đi học chậm 1 ngày cũng không sao, theo cách nghĩ của tôi.
Nhưng cô giáo của cháu đã cho cháu cái quyền được đúng hẹn và trên hết cô đã thực hiện được lời hứa của mình. Hẳn là ai cũng yên tâm khi gửi gắm con mình cho một người giáo viên như thế.
Có những điều rất đỗi bình thường như thế nhưng khiến tôi phải tự đặt câu hỏi cho cách hành xử đang phổ biến ở xã hội mình. Chăm nuôi trẻ, tình thương và trách nhiệm phải được đặt lên hàng đầu.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo TP
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này