Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,013
Nếu bạn đã từng ít nhất một lần bị đồng nghiệp “đánh” sau lưng thì bạn cũng không phải là trường hợp hiếm hoi. Theo một khảo sát của tập đoàn Creative, trong số những người được phỏng vấn, hơn một nửa nói rằng họ đã từng bị động nghiệp “chơi xấu”.
Trong một cuộc trưng cầu ý kiến trên mạng về vấn đề “Bạn có biết khi đồng nghiệp đang tìm cách phá hoại công việc của bạn không? Nếu có thì bạn làm gì để bảo vệ bản thân?” Gần 3/4 người được hỏi trả lời là có biết nhưng lại không biết làm gì để tự vệ.
Tiến sỹ Gary Namie, giám đốc viện nghiên cứu về các thói xấu nơi công sở cho biết, việc các đồng nghiệp thường tìm cách phá hoại ngầm công việc của nhau không còn là hiếm. Nếu bạn kẹt trong những tình huống như vậy thì dưới đây là một vài thông tin Gary đưa ra giúp bạn hiểu và tìm cách tự phòng vệ cho bản thân.
Những kiểu đồng nghiệp nào thường phá hoại công việc của bạn?
Trong hầu hết các ngành đều có hiện tượng này nhưng phổ biến hơn cả là trong những ngành liên quan đến sáng tạo. Dưới đây là một vài kiểu đồng nghiệp bạn nên tránh xa:
Người hay coi thường người khác: Những kiểu người này thường tìm cách hạ thấp bạn trước mặt mọi người và khiến mọi người đánh giá sai về tính cách cũng như năng lực làm việc của bạn.
Người chuyên cướp công của người khác: Họ luôn có những thủ đoạn để nẫng tay trên những ý tưởng và thành quả công việc của bạn.
Người chuyên đổ lỗi cho người khác: Những người này không bao giờ tự nhận cái sai về mình. Nếu công việc không đạt kết quả tốt hay khách hàng than phiền họ sẽ đổ lỗi cho bạn dù đúng hay sai.
Người chuyên buôn chuyện và nói xấu sau lưng: Chuyên buôn dưa lê và nói những chuyện không đúng sự thật về người khác khiến cho uy tín của họ bị giảm sút.
Người hay trốn việc: Kiểu người lười biếng, luôn trốn tránh trách nhiệm và dồn công việc của mình cho người khác.
Người luôn ghét những ai hơn mình: Kiểu người này sẽ nguy hiểm hơn nếu họ là sếp của bạn, bởi vì họ luôn lo sợ những người giỏi hơn sẽ lấy mất những gì họ đang có. Vì thế họ sẽ không giúp đỡ bạn trong công việc hay thậm chí sa thải bạn.
Một vài bí quyết giúp bạn “tự vệ”
Có thể việc đồng nghiệp làm với bạn chưa nghiêm trọng nhưng lâu dài về sau cũng sẽ khiến tương lai sự nghiệp của bạn bị ảnh hưởng. Do vậy, bạn cần phải có những phản ứng kịp thời và hiệu quả để người đồng nghiệp đó không hành động với bạn như vậy một lần nữa.
Tuy nhiên, trước hết bạn cũng cần phải tìm hiểu rõ rằng hành động của đồng nghiệp này là do vô tình hay cố ý. Có thể đồng nghiệp của bạn không ý thức được hành động của họ là gây hại cho bạn thì bạn nên bỏ qua hoặc nếu có dịp sẽ nói để họ hiểu và tránh cho những lần sau. Nhưng nếu việc đó lặp đi lặp lại nhiều lần, thì bạn cần phải lên tiếng và có những hành động tự vệ.
Tìm kiếm đồng minh: Tìm kiếm những đồng nghiệp cũng bị người kia “chơi xấu” và nói chuyện với họ để cùng nhau tìm giải pháp.
Nếu có thể, xin nói chuyện với cấp trên: Đặc biệt trong những trường hợp mà việc phá hoại này ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như lợi ích của công ty thì sếp sẽ rất sẵn lòng lắng nghe và giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Đừng cho rằng đây là chuyện cá nhân: Thay vì kể lể với những đồng nghiệp thân thiết như chuyện riêng tư của bạn, bạn hãy nói với mọi người về thiệt hại trong công việc vì hành động ích kỷ của người đồng nghiệp xấu tính kia.
Tìm một công việc khác: Nếu bạn không may mắn khi việc phá hoại này không thuyên giảm và ngày càng trầm trọng hơn thì hãy chuẩn bị cho sự ra đi. Làm việc với những người xấu tính như vậy cũng khiến bạn khó có thể thăng tiến trong công việc cũng như cảm thấy tinh thần không thoải mái mỗi khi đi làm.
Nguồn: Theo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này