Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 43,995
Xu hướng hiện tại là người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi mở. Qua đó, họ có thể đánh giá sâu hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của bạn. Đọc để cùng chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiếp theo nhé.
Câu hỏi mở là những câu hỏi đòi hỏi ứng viên đưa ra lời giải thích chi tiết. Những câu hỏi không chỉ tiết lộ kinh nghiệm, trình độ mà cả cá tính và quá trình suy nghĩ của ứng viên. Qua đó ứng viên có thể phù hợp hoặc không phù hợp cho vị trí đang phỏng vấn.
Hãy sẵn sàng cho những câu hỏi mở trong cuộc phỏng vấn
Không có câu trả lời đúng cho các câu hỏi mở, nên việc trả lời tuy khó mà cũng dễ vì bạn có thể linh hoạt trong cách tiếp cận câu hỏi. Một câu trả lời khó đoán nhưng hợp tình hợp lý đôi khi còn được kỳ vọng hơn một câu trả lời chung chung, dễ đoán.
7 câu hỏi mở bạn dễ gặp nhưng siêu khó để có câu trả lời ấn tượng:
- Bạn có thể giới thiệu qua về bản thân không?
- Động lực của bạn trong công việc là gì?
- Hãy cho tôi biết điều gì đó về bản thân bạn mà chưa được thể hiện trong CV
- Bạn nghe nói về vị trí này như thế nào?
- Điều gì khiến bạn nghĩ là mình phù hợp cho công việc này?
- Bạn muốn thấy mình như thế nào trong 5 năm tới?
- Tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại?
Và sau đây là gợi ý trả lời của CareerViet :
Đừng hiểu lầm rằng đây là yêu cầu rút gọn CV của bạn qua vài câu nói. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong nhìn thấy khả năng tự đánh giá bản thân của ứng viên. Hãy mô tả đặc thù tích cực nhất của bạn và cách bạn áp dụng nó ở nơi làm việc.
Ví dụ: “Tôi luôn là người lập kế hoạch và giải quyết các tác vụ xuất sắc trong nhóm. Tôi đặt mục tiêu cho bản thân và thúc đẩy các thành viên khác hoàn thành đồng đều nếu có thể. Nếu tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình sớm, tôi sẽ giúp đỡ đồng nghiệp. Tôi cũng cố gắng dành thời gian để trả lời các câu hỏi, đặc biệt là từ các thành viên mới. Tôi tin rằng làm việc theo nhóm giúp tạo ra kết quả tốt hơn, tối ưu hơn”.
Ứng viên mạnh là người đề cao thành tựu chung của nhóm
Kể cả trong trường hợp nhà tuyển dụng không kỳ vọng gì ngoài một vài lời giới thiệu bản thân chung chung, thì câu trả lời trên cũng khiến họ ấn tượng, và hiểu được rằng trước mặt là một ứng viên rành mạch, hiểu rõ giá trị bản thân, và họ cần phải chú ý.
Có động lực trong công việc là điều quan trọng để duy trì năng suất và sự gắn bó. Hãy mô tả rõ ràng và sẽ càng tốt nếu điều đó liên quan đến vị trí ứng tuyển. Khi nhà tuyển dụng hiểu được mong muốn, thế mạnh và phong cách làm việc của bạn, họ có thể tính tới kế hoạch nhân sự lâu dài hơn.
Ví dụ: “Động lực của tôi là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Với tư cách là lập trình viên front-end cho ứng dụng, tôi muốn mình nắm chắc bao nhiêu chi tiết có thể cải thiện sản phẩm. Tôi muốn đảm bảo rằng mỗi nút đều ở vị trí tối ưu, các menu thả xuống đều đúng và mọi giao diện đều có quy mô hợp lý. Phản hồi tích cực từ khách hàng chính là động lực để tôi cố gắng hết sức.”
Nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến kỹ năng và trình độ mà còn muốn xem cá tính của bạn có phù hợp với văn hóa công ty không. Câu trả lời của bạn có thể mở ra những cơ hội mà bạn không nghĩ đến. Hãy chia sẻ điểm mạnh và bất kỳ sở thích cá nhân nào liên quan đến vai trò.
Ví dụ: “Từng làm đại lý bán lẻ, tôi thích việc nhìn thấy thành công của mình thông qua doanh số. Tôi đặt mục tiêu cho bản thân là phải bán được ít nhất 50 sản phẩm/ tuần, và tìm cách lũy tiến nó. Nhờ vậy, doanh thu chi nhánh ngày càng tăng và tôi đã được ghi nhận là Đại lý xuất sắc. Tôi tin rằng công ty của bạn có sản phẩm tốt nhất trên thị trường và tôi muốn tiếp tục phát triển kỹ năng bán hàng của mình”.
Hoặc thậm chí: “Tôi là đội trưởng đội thuyền rồng ở địa phương. Tôi chịu trách nhiệm tổ chức luyện tập và tuyển thành viên trước mỗi giải đua từ 3-6 tháng. Việc này đòi hỏi tôi phải dậy sớm từ 4 giờ sáng mỗi cuối tuần, nhưng cũng giúp tôi có kinh nghiệm quản lý đội nhóm, đào tạo con người và lên kế hoạch chinh phục mục tiêu”.
Ứng viên phù hợp là người có khả năng hòa hợp với văn hóa công ty
Câu hỏi nghe có vẻ nhàm chán này có thể xác định động cơ tìm việc và số lượng công việc mà bạn đã nộp đơn vào. Đôi khi, các nhà quản lý tuyển dụng hỏi câu hỏi này đơn giản là để xác định hiệu quả của các kênh tuyển dụng. Giải thích lý do bạn đang tìm kiếm một công việc mới cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích cho họ.
Ví dụ: “Trong vài tháng qua, tôi cảm thấy không có vị trí hiện tại không mang lại khả năng tiến xa hơn về kiến thức và sự nghiệp, vì vậy tôi muốn có thử thách mới. Tôi đã lên CareerViet và rà soát cho đến khi thấy tin tuyển dụng của công ty với những mô tả mà tôi nghĩ hoàn toàn phù hợp với mình”.
Hãy áp dụng những gì bạn đã tìm hiểu được về công ty trước khi đến phỏng vấn: khẩu hiệu, sứ mệnh, mục tiêu… cũng như các kỳ vọng của họ với nhân viên. Nếu bạn từng thể hiện những phẩm chất liên quan và mang lại đóng góp hữu hình ở công ty cũ thì đừng ngại lấy ra làm ví dụ.
Ví dụ: “Từ những gì tôi tìm hiểu, công ty bạn có quy mô và bộ máy làm việc tuyệt vời và cần những nhân viên có tổ chức có thể quản lý vận hành. Tại công ty X mà tôi từng làm việc, kinh nghiệm của tôi đã mang lại thành công cho dự án Y từ việc sắp xếp nhân viên cho đến vận hành dự án, và mang lại lợi nhuận Z. Tôi hy vọng tôi có thể áp dụng các kỹ năng đó trong vị trí mới này.”
Có các mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng cho thấy bạn là một nhân sự năng động, mà đóng góp cho công ty có thể gia tăng song song với sự phát triển sự nghiệp. Hãy xem liệu công ty có vị trí nào khả dĩ trong 5 năm tới hay không, sau đó mô tả cách bạn dự định đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ: “Tôi mong muốn sẽ ở vị trí quản lý cấp trung tại công ty sau 5 năm. Tôi cũng sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực phát triển sản phẩm, nếu được sự ủng hộ của cấp trên. Tôi đang luyện tập các kỹ năng lãnh đạo và nghiên cứu mà tôi tin đây là môi trường lý tưởng để phát triển sự nghiệp.”
Nhiều nhà tuyển dụng sẽ tò mò muốn biết tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới. Bất kể lý do bạn rời khỏi công việc hiện tại hay trước đây, hãy đảm bảo đưa ra phản hồi tích cực về sếp cũ và đồng nghiệp của bạn. Bạn nên trả lời đơn giản, giải thích ngắn gọn lý do rời đi của bạn.
Ví dụ: “Sau một vài năm làm việc ở đó, tôi cảm thấy rằng tôi đã đạt được tất cả những gì có thể ở vị trí đó: quản lý các nhóm và đạt doanh số đề ra. Nhưng tôi muốn có thêm cơ hội để làm mới phương thức bán hàng nên sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm ở đó, tôi nghĩ đã đến lúc phải thay đổi môi trường”.
Ứng viên sáng giá của CareerViet , bạn sẵn sàng chưa?
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Thế Giới Di Động tuyển dụng | Gamuda Land | Tuyển dụng BIDV
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này