Hành trang du học

Lượt xem: 13,496

Hành trang du học

Đi du học nước ngoài cần mang theo những gì?
Theo các ý kiến từ một số bạn đọc của Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần thì có quá nhiều thứ thuộc về cái gọi là hành trang. Nào là giấy tờ, quần áo, sách vở, nào thuốc men, thực phẩm để ăn ngày dài, kể cả…một tá bút bi và bút chì, mấy đôi vớ và thêm cuộn giấy vệ sinh! Song trong vô vàn thứ du học sinh cần mang theo ra nước ngoài, ai cũng cho rằng quan trọng nhất vẫn là ý chí và vốn kiến thức.

Du học là quãng đường du hành đầu tiên đầy thử thách trong đời. Nhiều người cho rằng được đi du học là một hạnh phúc, một niềm vinh hạnh lớn lao. Điều đó đúng, vì chúng ta đều nhận thấy nhiều lợi ích to lớn có được từ du học. Song, không phải ai đi du học cũng được cảnh báo một cách rõ ràng những khó khăn, những nỗi khỗ sở mà mình sẽ phải chịu đựng trong một khoảng thời gian tương đối dài ở nước ngoài. Đã có những trường hợp du học sinh không xác định được đúng động cơ, mục tiêu học tập nên đã bị “đứt gánh giữa đàng”, tốn kém biết bao tiền của và công sức mà không thành công. Cho nên, nói ý chí là hành trang quan trọng hàng đầu khi đi du học là rất chính xác.

Ý chí mang lại thành công
Không có ý chí, không quyết tâm thì làm việc gì cũng khó đạt được kết quả tốt. Đã đi du học, ý chí học tập càng phải cao. Trước khi lên đường ra nước ngoài, các du học sinh đã được bao người thân nhắc nhở, nhắn gửi nên ai cũng tin là mình có đầy đủ ý chí. Song ý chí đó chỉ được thử thách khi du học sinh bước vào quá trình học tập ở nước ngoài. Sau ít ngày đầu háo hức với những điều mới lạ ở xứ người, du học sinh bắt đầu nhận được thử thách. Đầu tiên là những câu nói khó hiểu trong giao tiếp, rồi bài giảng của thầy truyền cảm như vậy mà sao mình cứ “ù ù, cạc cạc như vịt nghe sấm”. Thử thách thứ hai là những thay đổi trong cách sinh hoạt: gần như mọi điều quen thuộc trong nếp sống trước đây ở nhà đều bị thay đổi cả, du học sinh phải hoàn toàn tự lập, tự lo lắng cho việc học tập, ăn ở, đi lại của chính mình. Thử thách ấy rất dễ làm nản lòng các cô, các cậu vốn được gia đình chăm chút, chiều chuộng từng ly, từng tý. Quần áo thay ra phải tự giặt, sáng phải dậy sớm để đi học đúng giờ, trưa tự tìm chỗ ăn và chiều về còn phải tự lo đi chợ, nấu cơm,…Những thử thách nho nhỏ ấy cộng với nỗi nhớ nhà da diết sẽ là một liều thuốc thử thách khá mạnh đầu tiên với ý chí của du học sinh. Dù có hơi vất vả, nhưng rồi những thử thách ấy sẽ dần tan biến. Chúng ta ai cũng có thể thích nghi với môi trường sống mới được cơ mà!

Chỉ sau hai tuần học đầu tiên, du học sinh sẽ thấy khối lượng bài vở liên tục chất chồng lên nhau, nếu không lo “chạy” sẽ không  thoát khỏi những “cơn lũ bài tập”. Chỉ có học, học với quyết tâm cao thì du học sinh mới kịp hoàn thành hết bài vở được gia. Nản chí, bỏ bài, bỏ giờ học sẽ càng thấy cuộc sống rất mệt mỏi, ngột ngạt và không thích học nữa. Đây chính là lúc bất cứ ai cũng phải cố gắng hết mình cho việc học tập, ráng vượt qua được từng bài học, từng bài tập để có niềm vui và cả niềm say mê. Vượt qua được những tháng trong học kỳ đầu tiên, du học sinh sẽ có đầy đủ tự tin để tiếp tục các học kỳ tiếp theo, dù chương trình học có thể nặng nề hơn.

Trong những năm tháng ở nước ngoài, du học sinh có thể gặp may mắn cũng như rủi ro. Nếu bị vận đen đeo đuổi, chẳng hạn bị đau ốm, tai nạn bất ngờ, mất mát tài sản… mà không đủ ý chí, tinh thần và nghị lực vươn lên thì du học sinh vẫn có thể thất bại. Có khi xảy ra cả các cơn lốc tình cảm mà không đủ can đảm và sự sáng suốt, vẫn có du học sinh bị “ngã ngựa” như thường. Một khi lường trước được những tình thế khó khăn torng cuộc sống và biết chủ động phòng trước những sự cố có thể xảy ra thì du học sinh có thể hoàn toàn vượt qua được.

Cũng cần phải nhắc lại rằng dù lúc ra đi ai cũng tâm niệm là phải ráng học cho thành tài, nhưng nếu cứ nghĩ rằng việc học tập là dễ dàng như khi học phổ thông, hoặc có tư tưởng “vừa học, vừa chơi cũng xong” thì đó chính là cội nguồn của sự thất bại hoặc những cái giá quá cao mà du học sinh phải trả.

Người Việt chúng ta có một bản chất truyền thống tốt đẹp là có ý chí cao. Mong các du học sinh phát huy tốt phẩm chất này để đạt cho được mục đích khi lên đường là học tập thành công. Nếu gặp phải rủi ro mà có thể bị thi lại, thậm chí bị lưu ban thì vẫn cần bình tĩnh tự soi lại mình, cố gắng rút ra những kinh nghiệm xương máu cho bản thân để tiếp tục con đường học tập còn dài ở phía trước, cũng không nên suy nghĩ bi quan kiểu như xin chuyển ngành, chuyển khóa đào tạo để việc học được nhẹ nhàng hơn.

Vốn kiến thức
Có thể nói chương trình giáo dục phổ thông của nước ta sau nhiều cải tiến cũng đã đảm bảo cung cấp được cho học sinh một khối lượng kiến thức tương đối đầy đủ để sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức mới trong quá trình được đào tạo sau này. Tuy nhiên, nếu kiến thức cơ bản về các môn khoa học tự nhiên của học sinh Việt Nam được đánh giá là vững vàng hơn so với học sinh của nhiều nước khác, trong đó có cả học sinh Mỹ, Pháp, Nhật,… thì theo nhận định của nhiều người, vốn kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn của các em lại thường yếu hơn. Có thể do phương pháp giảng dạy hoặc do chương trình giáo dục chưa đầy đủ và hợp lý nên nhận thức của học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học của ta bị thiếu hụt, chẳng hạn nhận thức về vai trò và vị trí của một cá nhân trong xã hội, nhãn quan về một thế giới hiện đại, những hiểu biết cơ bản về một nền kinh tế - xã hội, về luật pháp,… Tới khi ra nước ngoài, trong một môi trường giáo dục hoàn toàn mới lạ, du học sinh luôn cảm thấy bỡ ngỡ và hụt hẫng trước những cách nghĩ, cách làm của sinh viên nước khác.

Riêng về vốn ngoại ngữ, nếu chỉ trông cậy vào chương trình môn học được quy định tại trường phổ thông trung học mà không học thêm những khoá bồi dưỡng chuyên về ngoại ngữ thì quả là không đủ. Do đó, nhiều ý  kiến cho rằng sau khi học xong lớp 12, tốt nhất là học sinh nên được học một năm chuyên ngữ để đạt được trình độ ngoại ngữ tối thiểu trước khi đi du học. Năm học này cũng là thời gian các em có điều kiện trau dồi thêm những kiến thức bị thiếu hụt về khoa học xã hội và nhân văn. Cũng có người chọn cách khác là học một năm dự bị đại học ở nước ngoài, việc tiếp nhận kiến thức sẽ thuận lợi hơn, song cách này hơi tốn kém, mặt khác lại có thể không phù hợp với những du học sinh có cá tính thụ động, nhút nhát. Một vài đơn vị làm dịch vụ du học giới thiệu rằng có những trường đào tạo ở nước ngoài không đòi hỏi bất cứ chứng chỉ gì về ngoại ngữ và học sinh sẽ được dạy tiếng  bằng phương pháp hiện đại ở nước ngoài, đảm bảo “nhanh chóng làu thông”. Trên thực tế, một khi không có bao nhiêu vốn ngoại ngữ thì nhất định du học sinh phải mất ít nhất là nửa năm, nhiều là cả một năm để học tiếng, không thể nào vừa học tiếng vừa học chương trình năm thứ nhất dù là trung cấp hay cao đẳng, nói gì đại học. Cũng cần nói thêm rằng các trường đào tạo có chất lượng ở Anh, Mỹ thường đòi hỏi du học sinh phải có điểm TOEFL 500 hoặc IELTS 6.0 - những điều kiện khá cao, còn trong thực tế, chẳng hạn du học sinh đạt được điểm thấp hơn một chút, ví dụ TOEFL 500 thì vẫn hoàn toàn có khả năng theo học được. Đối với những nước không coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, nhưng dùng trong giảng dạy như Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan thì vốn tiếng Anh cỡ TOEFL 450 – 500 là cũng tạm đủ.

Tóm lại, hai hành trang quan trọng nhất là ý chí và vốn ngoại ngữ đã được trao đổi ít nhiều qua bài viết này. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến bàn luận của đông đảo độc giả về hai vấn đề trên và về muôn thứ hành trang khác mà chúng ta sẽ cùng điểm qua ở “Thông tin du học” kỳ tới.

Nguồn: (Theo Doanh Nhân Cuối Tuần)

Việc Làm VIP ( $1000+)

CTCP Sài Gòn Phát Thịnh Ratings
CTCP Sài Gòn Phát Thịnh Ratings

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Interwood Việt Nam
Công Ty TNHH Interwood Việt Nam

Lương : 13 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương

Công ty TNHH Levinci
Công ty TNHH Levinci

Lương : 1,000 - 1,800 USD

Hồ Chí Minh

IDM - International Digital Media
IDM - International Digital Media

Lương : 31 Tr - 38 Tr VND

Hồ Chí Minh

Phu Hung Assurance Corporation
Phu Hung Assurance Corporation

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ ĐẠI DƯƠNG
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ ĐẠI DƯƠNG

Lương : 15 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh | Đà Nẵng | Hà Nội

DatVietVAC Group Holdings
DatVietVAC Group Holdings

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty cổ phần Tập đoàn Danko
Công ty cổ phần Tập đoàn Danko

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Soctrip
Soctrip

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Hercules VN Co., Ltd.
Hercules VN Co., Ltd.

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Công ty TNHH Công nghệ Tanixa
Công ty TNHH Công nghệ Tanixa

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Long An

Hệ thống Y tế 315
Hệ thống Y tế 315

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY LITTLE GARDEN SPA - LG CLINIC
CÔNG TY LITTLE GARDEN SPA - LG CLINIC

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Bao Bì Thông Minh intBOX
Công Ty Bao Bì Thông Minh intBOX

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH TBHC NAKAGWA VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TBHC NAKAGWA VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY TNHH TBHC NAKAGWA VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TBHC NAKAGWA VIỆT NAM

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Toàn Đạt
Công ty Toàn Đạt

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÍ DƯƠNG
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÍ DƯƠNG

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh | Nghệ An

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH DSV SOLUTIONS
CÔNG TY TNHH DSV SOLUTIONS

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DANCO
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DANCO

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ phần Minh Housewares
Công ty Cổ phần Minh Housewares

Lương : 12 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Alphanam Group
Alphanam Group

Lương : 15 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Đà Nẵng

Công ty TNHH Onpoint
Công ty TNHH Onpoint

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thời Trang MELYA.vn
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thời Trang MELYA.vn

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN
CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN

Lương : 25 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT
CÔNG TY TNHH SX BAO BÌ NAM VIỆT

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH GRGR
CÔNG TY TNHH GRGR

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN Y KHOA SÀI GÒN
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN Y KHOA SÀI GÒN

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Khánh Hòa

Công ty TNHH Onpoint
Công ty TNHH Onpoint

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam
Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam

Lương : 39 Tr - 40 Tr VND

Tokyo

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Lương : Lên đến 26 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH SX & TM Minh Ngọc
Công ty TNHH SX & TM Minh Ngọc

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hưng Yên

Công ty TNHH SX & TM Minh Ngọc
Công ty TNHH SX & TM Minh Ngọc

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hưng Yên

Bài viết cùng chuyên mục

Luật hấp dẫn là gì? Ứng dụng luật hấp dẫn trong công việc và cuộc sống
Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!
Thu phục nhân tâm - Tuyệt kỹ quản lý nhân sự nhất định không nên bỏ qua
Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.
Học logistic ra làm gì? Lương và cơ hội việc làm ra sao
Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!
Học kinh tế ra làm gì? Cơ hội phát triển và mức lương ngành kinh tế
Học kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành kinh tế là bao nhiêu? Những cơ hội việc làm cho ngành kinh tế sau khi ra trường? Tìm hiểu ngay nghề nghiệp tương lai hái ra tiền
Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương và cơ hội cho người học luật kinh tế
Học luật kinh tế ra làm gì? Hiện nay cơ hội nghề nghiệp nào cho người học luật kinh tế? Những khó khăn gì khi theo học ngành luật kinh tế tại Việt Nam?

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback