Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,394
Về phía người thầy, sự thực này buộc chúng tôi phải dạy thực hơn nữa, nghiêm khắc với học trò mình hơn nữa. Về phía nhà trường, cũng cần tăng cường nhiều hơn các kỳ thi thử nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất. Về phía HS, chắc chắn sau lần thi này, các em sẽ có ý thức học hơn, bớt đi suy nghĩ: Hễ đi thi là đậu vì có tài liệu sẵn, cứ nộp đơn là sẽ có nơi học...”.
HS trước giờ thi tốt nghiệp Ôn bài trước khi vào phòng (chụp tại HĐT Lương Thế Vinh) Tranh thủ ôn bài
Ghi nhận ý kiến của giáo viên và lãnh đạo các trường THPT, những người trực tiếp "đón nhận" kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Không bất ngờ…
“Đề thi năm nay nhẹ hơn so với mọi năm, nhưng tỷ lệ đậu tốt nghiệp thấp hơn. Chúng tôi vẫn nói đùa với nhau, năm nay thi tốt nghiệp là "trả lại tên cho em". Mọi năm, cứ đi thi là đậu, và chúng ta đã theo một vết đổ như thế từ lâu”. Ông Nguyễn Minh Châu, giáo viên trường Huỳnh Thúc Kháng tỉnh ĐắkLắk nhận định.
Bà Trần Thị Bảo Hoa, giáo viên Toán, Trường THCS Marie Curie, Hà Nội cũng chia sẻ cùng quan điểm.
Theo bà Hoa, kết quả tốt nghiệp THPT năm nay thấp là sự phản ánh đúng thực chất trình độ của HS. Đây không phải là vấn đề riêng của các trường THPT, mà bắt nguồn cả từ các bậc học thấp hơn.
“Một trong các lý do khiến HS không thể vượt qua ngưỡng trung bình của những đề thi được đánh giá là vừa sức chính là các em đã “ngồi nhầm lớp” nhiều năm” – bà nói.
Cùng chung “số phận” với rất nhiều trường trên cả nước, tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT của Trường THPT Ngô Thì Nhậm, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình năm nay cũng sụt giảm mạnh, chỉ có 56,4% so với 98% của năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Phạm Tuyên, hiệu trưởng nhà trường cho hay, các phụ huynh lẫn HS khi tới xem kết quả, mặc dù đỗ hay trượt đều không kêu ca, phàn nàn gì vì họ đều nắm được tinh thần cuộc vận động “hai không” của Bộ GD-ĐT. Đây là một chuyển biến rất mạnh về nhận thức của phụ huynh và học sinh.
Dù học sinh của tỉnh Lâm Đồng trượt khá nhiều, nhưng cô Nguyễn Thị Châu, giáo viên THCS Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Đồng rất đồng tình với cách thực hiện thi tốt nghiệp năm nay và hi vọng những năm tiếp theo sẽ giữ “thông lệ” này.
Còn cô Nguyễn Thị Thanh Truyền, giáo viên Lý trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên thì coi kết quả này có một ý nghĩa lớn.
“Những năm trước đây, học sinh đi thi chủ yếu ỉ vào tài liệu. Thi cử nghiêm túc thì HS sẽ ý thức học hơn và như thế chất lượng giáo dục sẽ lên rất nhiều”.
… Nhưng đau xót
Là năm đầu tiên làm nghiêm nên khi có kết quả, nhiều trường còn phải chịu áp lực từ địa phương và từ phụ huynh học sinh.
“Chúng tôi bị cho rằng không biết dạy, không mang lại kiến thức cho HS. Và đương nhiên, là một giáo viên, khi thấy học trò của mình không đậu thì rất buồn”. Thầy giáo Nguyễn Minh Châu ngậm ngùi.
Cô Nguyễn Thị Thuý Hằng, giáo viên THPT Lê Thánh Tôn, Q7, TP.HCM bày tỏ, cô không bất ngờ về những bài văn bài sử trên mây thể hiện kiến thức nông cạn của học sinh, cũng không bất ngờ khi năm nay 1/3 học sinh thi lại tốt nghiệp…
Rất nhiều ý kiến cho rằng, đề năm nay dễ, nếu HS chịu khó học bài thi sẽ có điểm trung bình, vậy mà số HS rớt tốt nghiệp quá nhiều. Điểm số đó là hậu quả của 12 năm hỏng kiến thức. Có nghĩa là, bao lâu nay, với những tỷ lệ tốt nghiệp đẹp như vẽ, biết bao học sinh không có kiến thức thực vẫn cứ ra đời?
Tỉnh ĐắkLắk có khoảng 1/2 HS rớt tốt nghiệp. “Trước con số này, là một người làm trong ngành cảm thấy rất nhức nhối” – cô Lan Hương, Phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Tất Thành, ĐắkLăk tâm sự.
“Kết quả học tập 12 năm, chỉ là điểm 0 thì chỉ có phép tiên mới biến thành điểm 5 sau hai tháng ôn luyện”. Cô Hương không giấu giếm, thời gian tới cũng tham gia ôn luyện cho học sinh, nhưng “thú thực chỉ tin vào một phần nhỏ cơ hội đỗ mà thôi”.
Bộ quyết tâm làm thực, tuy “sự thực phũ phàng” nhưng sẽ bớt cảnh đau lòng: Con em mình cứ vô tư đi ăn học bằng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ, nhưng chỉ là sáng cắp cặp đi, trưa ôm vở về mà không thêm đ ược chút kiến thức nào cả - ông Hoàng Ngọc Long chia sẻ.
Bà Lan Hương cũng khẳng định, ở cương vị lãnh đạo nhà trường, bà chấp nhận đau thương để rồi HS mình và những thế hệ HS tiếp theo chịu học hơn, đưa chất lượng giáo dục đi lên.
Làm gì?
Sắp tới, hơn 300.000 học sinh phải thi lại lần 2. Nhiều người lo ngại rằng chỉ vẻn vẹn 2 tháng ít ỏi khó có thể “phù phép” các em từ trượt thành đỗ. Không ít ý kiến gợi ý nên nới tay để các học sinh kém có “tấm bằng” vào đời. Nhưng, quan điểm của Bộ GD-ĐT là sẽ “tiếp tục làm nghiêm”.
Theo ông Phạm Tuyên, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thì Nhậm, Tam Điệp, Ninh Bình, sở dĩ kết quả tốt nghiệp đáng “giật mình” một phần vì vẫn có những HS có tư tưởng trông chờ, chủ quan, cho rằng Bộ GD-ĐT chỉ phát động “suông” chứ không làm chặt.
“Tôi tin rằng kỳ thi lần 2 sẽ có chuyển biến. Kết quả trượt chính là bài học đắt giá cho các em, thúc đẩy các em phải nỗ lực trong kỳ thi tới.” - ông nói.
Ông cũng xác định, việc cần làm ngay lúc này là nhà trường nỗ lực thật lớn, hướng dẫn các em ôn tập, chuẩn bị thật kỹ cho kỳ thi lại.
Kết quả tốt nghiệp sẽ là “động lực” tích cực hơn đến việc dạy và học trong những năm tới… là nhận định chung của nhiều người trong ngành.
“Trước hết, về phía người thầy, sự thực này buộc chúng tôi phải dạy thực hơn nữa, nghiêm khắc với học trò mình hơn nữa. Về phía nhà trường, cũng cần tăng cường nhiều hơn các kỳ thi thử nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất. Về phía HS, chắc chắn sau lần thi này, các em sẽ có ý thức học hơn, bớt đi suy nghĩ: Hễ đi thi là đậu vì có tài liệu sẵn, cứ nộp đơn là sẽ có nơi học...” – ông Nguyễn Minh Châu nhận xét.
Khi học sinh và phụ huynh không còn nhìn nhận mọi việc theo kiểu sai lệch trước đây: “Đi thi là đậu mà không cần học”, hạn chế ỉ lại thì giáo viên sẽ bớt vất vả hơn.
Đồng thời, các cấp lãnh đạo cũng cần xem xét vấn đề chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phát triển, bố trí đội ngũ giáo viên cho các trường. Thực tế cho thấy ở những trường có điều kiện học tập khó khăn, cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thì tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp rất thấp.
Bà Trần Thị Bảo Hoa khẳng định, kết quả thi tốt nghiệp vừa rồi chắc chắn sẽ khiến giáo viên và ban giám hiệu phải suy nghĩ, tìm cách cải tiến chất lượng dạy và học.
Theo bà, tới đây, các trường phải thúc đẩy sự “ganh đua”, cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ giáo viên. Cùng đối tượng HS đầu vào với chất lượng tương đương nhau, nếu trình độ của lớp A hơn lớp B, chứng tỏ giáo viên lớp B phải xem lại phương pháp giảng dạy cũng như trình độ chuyên môn của mình.
Bà cũng đề xuất nên có sự phân luồng HS ngay từ khi kết thúc bậc THCS. Những học sinh nào không có đủ khả năng theo tiếp bậc THPT thì nên rẽ hướng khác, có thể đi học nghề hoặc học hệ bổ túc.
Tuy nhiên, cách làm này có thể sẽ gặp phải trở ngại lớn đó là nhận thức của phụ huynh và HS. Trong xã hội chúng ta, phụ huynh nào cũng muốn cho con có cái bằng tốt nghiệp cấp 3 cho bằng bạn bằng bè, kể cả khi con mình không có khả năng học. Thay đổi nhận thức xã hội là một quá trình dài và không dễ dàng.
Nguồn: Theo TTO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này