Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 38,814
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Giáo viên hướng dẫn học viên thao tác sử dụng máy tại phòng gia công cơ khí của Trung tâm dạy nghề Nhà Bè, TP.HCM -Ảnh: QUỐC DŨNG |
Luật giáo dục có hiệu lực từ 1-1-2006, trong đó qui định dạy nghề có ba trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Luật dạy nghề có hiệu lực từ 1-6-2007 cũng qui định ba trình độ dạy nghề như trên.
Như vậy, lẽ ra người học nghề đã được hưởng các trình độ dạy nghề mới từ khi Luật giáo dục có hiệu lực (thông qua các nghị định, thông tư như đã từng làm trước đây), không nhất thiết chờ đến khi Luật dạy nghề có hiệu lực. Nhưng sự chuẩn bị chậm chạp của các ngành chức năng có liên quan đến việc thực hiện Luật giáo dục và Luật dạy nghề cho đến lúc này đã làm chậm đi quyền thụ hưởng của hàng ngàn học sinh (cũng là hàng ngàn công dân) do chính pháp luật qui định.
Hơn thế nữa, thuộc tính liên thông và xu hướng học tập suốt đời của ngành giáo dục cũng vì thế đang bị ách tắc.
Tuyển sinh trung cấp, cấp bằng dài hạn
Nhiều học sinh Trường trung cấp nghề kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng (TP.HCM) rất bức xúc khi theo học lớp trung cấp nghề mà trường tổ chức chiêu sinh cho niên khóa 2006-2007, vì đến gần ngày đi thực tập mới được biết sau khi tốt nghiệp (tháng 11-2007) chỉ nhận được bằng nghề dài hạn (?).
Một học sinh cho biết tất cả học sinh của khóa và phụ huynh đã rất bất bình khi cho rằng trường lừa dối học sinh. Ngay lập tức, phòng đào tạo nhà trường đã triệu tập một cuộc họp để giải thích: thời điểm tuyển sinh, trường đang làm hồ sơ để được chuyển từ trường dạy nghề thành trường trung cấp nghề. Hơn nữa vì học sinh khóa này mới học 1.500 tiết học nên cần phải bổ sung thêm 500 tiết học nữa mới có thể được cấp bằng trung cấp nghề. Học sinh đã chờ đợi và chưa biết bao giờ mới được học bổ sung 500 tiết học.
Trong khi đó, hiện nhà trường mới chỉ cấp bằng nghề dài hạn cho học sinh và hậu quả là học sinh chỉ biết tiếp tục chờ, bởi bằng nghề này tỏ ra yếu thế khi đi xin việc so với bằng trung cấp của các trường, khóa khác.
Vì sao "tắc"?
Mặc dù đến nay Bộ Lao động - thương binh & xã hội đã ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề nhưng theo nhiều chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đây thực chất mới chỉ là khung chương trình. Chính vì thế, trong khi chờ đợi một chương trình khung mới và chính thức (đang được soạn thảo), việc tổ chức học nghề trình độ trung cấp tùy thuộc vào chương trình của các trường tự xây dựng trên cơ sở khung chương trình đã ban hành và hướng dẫn tạm thời của Tổng cục Dạy nghề về việc chuyển đổi chương trình dạy nghề dài hạn sang chương trình trung cấp nghề.
Nhưng còn số phận của những học sinh nằm trong giai đoạn "giao thời" giữa Luật giáo dục đã có hiệu lực và Luật dạy nghề vừa có hiệu lực thì sao? Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay sau khi Luật dạy nghề chính thức có hiệu lực được hai tháng, ngày 31-7-2007, Sở Lao động - thương binh & xã hội TP.HCM đã có văn bản gửi Tổng cục Dạy nghề đề nghị tìm lối ra cho diện học sinh này theo ý kiến của các trường và nguyện vọng của học sinh.
Theo đó, những học sinh đã tốt nghiệp THPT đang học hệ công nhân kỹ thuật (còn gọi là hệ dài hạn trong các trường dạy nghề trước đây) được học chuyển tiếp chương trình bổ sung để đạt trình độ trung cấp nghề. Tùy theo nghề đào tạo, các trường sẽ tiến hành đối chiếu nội dung chương trình đào tạo hệ công nhân kỹ thuật và trung cấp nghề để đưa ra nội dung chương trình đào tạo bổ sung chuyển tiếp chi tiết và cụ thể; mục tiêu đào tạo đảm bảo yếu tố công nghệ và trình độ trung cấp.
Đáp lại chỉ là sự im lặng. Chính vì thế, ngày 28-3-2008, tức gần bảy tháng sau khi gửi văn bản đầu tiên, ngành dạy nghề TP lại tiếp tục có văn bản gửi Tổng cục Dạy nghề một lần nữa với đầy đủ các lý do để việc triển khai dạy bổ sung cho những học sinh diện trên một cách khả thi như: trình độ học sinh, sự thích nghi của học sinh, nhu cầu xã hội, tính liên thông trong giáo dục... Nhưng hơn một tháng trôi qua tính từ lần gửi văn bản lần hai và hơn tám tháng tính từ ngày gửi văn bản lần đầu, tất cả nhận được vẫn chỉ là sự... im lặng!
Một cán bộ dạy nghề của TP nhận định: chừng nào chưa tìm được lối ra mà cụ thể là những giải pháp từ Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - thương binh & xã hội, thì hàng chục ngàn học sinh từ các trường trên cả nước nhập học trong năm học 2006-2007 cho đến khi chính thức tuyển sinh trình độ trung cấp nghề chắc chắn còn bức xúc với nguyện vọng được học lên trình độ trung cấp nghề, xã hội còn chưa thỏa mãn với công tác dạy nghề.
Chính xác hơn, sự chậm trễ về cách giải quyết những vấn đề "kỹ thuật" của buổi "giao thời" đã và đang làm chậm đi quyền thụ hưởng lợi ích do chính pháp luật qui định của hàng chục ngàn học sinh.
Theo nguồn tin của chúng tôi, để đáp ứng những nhu cầu chính đáng và thực tế của học sinh cũng như thị trường lao động, trong thời gian tới Sở Lao động - thương binh & xã hội TP.HCM sẽ chủ động triển khai tổ chức chương trình học bổ sung trình độ trung cấp nghề đối với học sinh đã tốt nghiệp hệ công nhân kỹ thuật theo các nguyên tắc sau:
a. Trình độ học vấn: tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
b. Trình độ nghề: tốt nghiệp công nhân kỹ thuật (hệ dài hạn).
c. Thời lượng: tối thiểu 300 giờ.
d. Chương trình bổ sung phải căn cứ vào chương trình khung trình độ trung cấp nghề; phải thể hiện yếu tố công nghệ trong lý thuyết cũng như trong thực hành và phải được hội đồng khoa học nhà trường thông qua.
e. Đối tượng áp dụng: đối với học sinh các khóa công nhân kỹ thuật tuyển sinh từ năm học 2006-2007 đến khi các trường chính thức tuyển sinh trình độ trung cấp nghề.
f. Kiểm tra thi tốt nghiệp đối với phần chương trình bổ sung: đúng qui chế hiện hành đối với trình độ trung cấp nghề.
g. Học sinh tốt nghiệp được cấp bằng trung cấp nghề.
Nguồn: Theo TTO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này