Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,959
Cho tôi hỏi hợp đồng lao động gộp thời gian thử việc, công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không? Người lao động thử việc có bị xử lý kỷ luật khi vi phạm nội quy lao động của công ty hay không?
Tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo đó, đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không áp dụng thử việc theo quy định trên. Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 không có quy định nào bắt buộc người lao động phải ký hợp đồng thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động.
Do đó, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về việc người lao động sẽ tiến hành thử việc trước khi quyết định ký hợp đồng chính thức.
Việc thỏa thuận thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể thực hiện bằng việc giao kết hợp đồng thử việc hoặc ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.
Tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể nào về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động gộp thời gian thử việc, công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không? - Nguồn ảnh: Freepik
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Theo như quy định trên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động, mà hợp đồng đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc.
Tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thử việc
...
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
...
Như vậy, nội dung hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung chủ yếu theo điểm a, b, c, đ, g và điểm h khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 sau đây:
- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động
- Công việc, địa điểm làm việc
- Thời hạn của hợp đồng lao động
- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
Ngoài ra, trong hợp đồng thử việc còn có thể đưa ra:
- Các nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của hai bên trong quá trình thử việc.
- Các điều khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận.
Có thể thấy rằng, trong thỏa thuận thử việc (lập thành hợp đồng thử việc hoặc ghi trong hợp đồng lao động) thì công ty hoàn toàn có thể thương lượng với người lao động về quyền và trách nhiệm của cả hai bên.
Nếu người lao động đồng ý với việc công ty sẽ áp dụng kỷ luật lao động mà họ vi phạm nội quy thì khi xảy ra vi phạm, công ty được quyền xử lý kỷ luật lao động đối với thử việc.
Theo đó, người lao động thử việc vi phạm nội quy lao động của công ty thì vẫn có thể sẽ bị xử lý kỷ luật lao động.
Nguồn: Thư Viện Pháp Luật
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này