Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,768
* Tôi làm trong một công ty nhà nước. Công việc thuận chuyên môn, quan hệ đồng nghiệp cũng tốt, duy có một điều làm tôi cũng như nhiều đồng nghiệp khó chịu là sếp.
Khi sếp "gây rối"
Sếp chúng tôi về công ty hơn 1 năm, là đàn ông nhưng tính tình rất nhỏ nhen, hay để bụng và không chấp nhận ý kiến trái chiều. Sếp còn gây mất đoàn kết nội bộ bằng cách “nói lại” ý kiến của nhân viên với nội dung sai lệch, tiêu cực.
Thật sự chúng tôi rất mệt mỏi khi phải làm việc với người sếp như vậy, nhưng không có cách nào vì góp ý hay nêu ý kiến đều không tác dụng, riêng tôi đang nghĩ đến khả năng nghỉ việc. Mong chương trình tư vấn giúp: chúng tôi phải làm sao để cải thiện tình hình? Xin cảm ơn.
(K.L.)
- Tư vấn của bà Mai Đan Thanh - chuyên viên tư vấn nghề nghiệp:
Chào bạn. Chúng tôi rất hiểu tâm trạng của bạn cũng như của các đồng nghiệp khi rơi vào tình huống như vậy.
Trước tiên, các bạn cần bình tâm để tìm hiểu nguyên nhân sếp có những biểu hiện như “nhỏ nhen, hay để bụng, không chấp nhận ý kiến trái chiều, gây mất đoàn kết nội bộ…”, đó hoàn toàn là do tính cách của sếp hay còn có những nguyên nhân nào khác.
Hãy nhìn vấn đề một cách thật toàn diện để có thể đưa ra những nguyên nhân khách quan nhất. Từ đó, bạn cùng các đồng nghiệp cần có một buổi trao đổi trực tiếp, thẳng thắn và rõ ràng với sếp. Hãy trình bày cụ thể những ý kiến và mong muốn của các bạn, đồng thời lắng nghe phản hồi từ sếp.
Sau buổi nói chuyện, nếu sếp và các bạn vẫn chưa đi chung “một con đường” và tình hình vẫn không được cải thiện, các bạn có thể trình bày ý kiến của mình lên người có quyền quyết định cao hơn.
Các bạn hoàn toàn có quyền làm điều này, bởi đây là ý kiến chung khách quan của cả tập thể, và nếu vấn đề này không sớm được giải quyết sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ nội bộ, năng suất - tinh thần làm việc của nhân viên cũng như sự phát triển của công ty trong tương lai.
Trong trường hợp mọi nỗ lực của các bạn đều không cải thiện được tình hình, và bạn cảm thấy ngoài một công việc đúng chuyên môn và những đồng nghiệp tốt, bạn còn cần một người sếp thật sự đúng nghĩa, bạn nên tìm một cơ hội việc làm mới tiềm năng hơn và rút kinh nghiệm, tìm hiểu thật kỹ cấp trên trực tiếp của mình trước khi nhận một công việc nào đó.
- Tư vấn của bà Phạm Thị Thùy Liên - chuyên viên tư vấn Nhân sự:
Chào bạn. Như bạn thấy, môi trường làm việc nói chung và quan hệ giữa mọi người trong công việc nói riêng là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Chính vì thế, bạn có được “quan hệ đồng nghiệp tốt” là một điều rất tốt.
Vấn đề nhân viên phàn nàn về cấp trên của mình hay cấp trên phàn nàn về nhân viên là điều mà hầu như không công ty nào là không có. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa mọi người chính là thái độ và cách xử lý của họ.
Bạn cần nhìn nhận mối quan hệ giữa người quản lý và các nhân viên chỉ là mối quan hệ xã hội đơn thuần, nghĩa là mối quan hệ đó luôn có hai mặt đối lập nhau. Nhân viên hay sếp cũng mang bản chất con người và mỗi người đều có mặt tốt và xấu khác nhau, không ai hoàn toàn tốt cũng như không ai hoàn toàn xấu.
Vì vậy trước khi đưa ra bất kỳ nhận xét gì về ai, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của vấn đề, chẳng hạn trong trường hợp của bạn, bạn cần tìm hiểu xem nguồn thông tin bạn có được xuất phát từ đâu, mức độ tin cậy như thế nào và vì sao sếp bạn lại có những hành động như vậy… Và sau khi hiểu rõ, tôi tin chắc bạn sẽ có được câu trả lời chính xác cho những vấn đề này.
Theo thư bạn, hiện tại bạn đang có công việc rất tốt như “công việc thuận chuyên môn, quan hệ đồng nghiệp cũng tốt”, để có được một công việc và môi trường như vậy không phải là dễ dàng. Vì vậy theo quan điểm của tôi, bạn cần suy nghĩ thật cẩn thận trước khi ra quyết định cuối cùng, hãy dành thời gian để bạn tìm hiểu sếp của bạn nhiều hơn.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Theo TTO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này