Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 26,628
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Trong công việc, chẳng hạn như bancassurance, trade marketing, IT help desk,..., rồi cũng sẽ đến lúc bạn tự nhận thấy rằng những thể hiện của mình không còn phù hợp với khuôn phép của nhóm nữa, hoặc đôi khi người quản lý muốn tìm ai đó có những quan điểm khác lạ và tươi mới hơn. Những dấu hiệu để nhận ra một người, dù đó là chính bạn hay đồng nghiệp khác, sắp bị thay thế khá rõ ràng nếu bạn biết cách quan sát.
Cảm giác sắp bị thay thế có thể là một cú hích vào động lực và năng suất làm việc của bạn, tuy nhiên nắm bắt các dấu hiệu sớm sẽ cho phép bạn giữ được tư thế chủ động, nhằm có thể bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới ngay khi vẫn còn đang làm việc công việc cũ. Và nó cũng giúp bạn nhận ra rằng thậm chí trong trường hợp xấu nhất là bạn phải ra đi, thì mình vẫn cần thể hiện tốt nhất khả năng, giữ bình tĩnh và sự chuyên nghiệp để không để lại những dấu vết xấu trên hồ sơ năng lực của bản thân.
Trong công việc, rồi cũng sẽ đến lúc bạn tự nhận thấy rằng những thể hiện của mình không còn phù hợp với khuôn phép của nhóm nữa, hoặc đôi khi người quản lý muốn tìm ai đó có những quan điểm khác lạ và tươi mới hơn. Những dấu hiệu để nhận ra một người, dù đó là chính bạn hay đồng nghiệp khác, sắp bị thay thế khá rõ ràng nếu bạn biết cách quan sát.
Cảm giác sắp bị thay thế có thể là một cú hích vào động lực và năng suất làm việc của bạn, tuy nhiên nắm bắt các dấu hiệu sớm sẽ cho phép bạn giữ được tư thế chủ động, nhằm có thể bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới ngay khi vẫn còn đang làm việc công việc cũ. Và nó cũng giúp bạn nhận ra rằng thậm chí trong trường hợp xấu nhất là bạn phải ra đi, thì mình vẫn cần thể hiện tốt nhất khả năng, giữ bình tĩnh và sự chuyên nghiệp để không để lại những dấu vết xấu trên hồ sơ năng lực của bản thân.
Hãy cùng CareerViet.vn tìm hiểu về 5 dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy bạn có khả năng đang bị âm thầm thay thế và cách để ứng phó tình huống nhé!
1. Quãng nghỉ giữa các dự án quá dài
Lần cuối cùng bạn được tham gia vào một dự án ý nghĩa là khi nào? Thông thường khi muốn thay thế một nhân viên thì công ty sẽ không để nhân viên đó tham gia vào bất cứ dự án quan trọng nào nữa. Vì sợ phải thay đổi người phụ trách và bàn giao công việc giữa chừng, đồng thời người quản lý cũng không muốn có thêm lý do tác động vào quyết định của họ.
Nghỉ ngơi sau khi một dự án kết thúc là điều rất bình thường, nhưng nếu sự “yên tĩnh” đó kéo dài đến mức bạn cảm thấy không còn thoải mái và nhận ra rằng mình chỉ làm những việc “linh tinh vớ vẩn” mỗi ngày thì không hề tốt.
Mặc dù vậy đừng quá hoảng loạn và vội đi ngay đến kết luận! Thay vào đó, hãy hỏi chuyện trực tiếp với sếp để cập nhật thông tin về các dự án sắp tới. Nếu nhận được lời đáp rõ ràng cụ thể thì có lẽ chỉ là bạn nhạy cảm và phản ứng hơi quá. Nhưng nếu nhận được câu trả lời ngập ngừng, không chắc chắn thì có lẽ bạn cũng nên dành thời gian xem xét về các lựa chọn “điểm đáp” tiếp theo cho sự nghiệp.
2. Giao tiếp và kết nối đứt quãng đột ngột
Bạn đột nhiên bị ngắt mất sự kết nối với mọi người trong nhóm? Hẳn bạn đã có mối quan hệ tốt trong công việc với các đồng nghiệp của mình, hoặc cũng từng thường xuyên liên hệ với sếp để trao đổi và kiểm tra về tiến độ công việc, nhưng rồi đột ngột đường dây thông tin liên lạc này bị cắt đứt. Đây chính là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy có điều gì đó đã sai. Phản ứng tượng trưng cho tâm lý nhóm – một khi công ty đã có kế hoạch tìm người thay thế, thì bạn sẽ nhanh chóng trở thành người bị bỏ lại, không ai muốn giao tiếp thêm nữa cả.
Nếu muốn truy nguyên gốc rễ vì sao mình bị bỏ lơ, bạn hãy cố gắng ngồi lại với các thành viên trong nhóm dưới tư cách cá nhân, gặp gỡ từng người một! Kiên nhẫn nói ra mối quan tâm của mình, lắng nghe câu chuyện của họ và xác định xem những điều đang xảy ra có chính xác là lời cảnh báo rằng bạn sẽ sớm bị sa thải không hay chỉ là hiểu nhầm. Những cuộc gặp gỡ này thậm chí còn khiến ai đó tiết lộ cho bạn vài bí mật liên quan, nếu hai bên có mối quan hệ thân thiết.
3. Bị loại khỏi danh sách tham gia “câu chuyện”
Bạn không còn được bao gồm trong chuỗi email nữa? Quá nhiều lần bạn nhận được câu nói: “Không cần phải dự cuộc họp này đâu”? Nhiều người trong nhóm liên tục cố gắng xoá bỏ sự có mặt của bạn ra khỏi vòng tròn công việc như nỗ lực làm giảm mức độ tham gia và trách nhiệm của bạn? Đây là những cách phổ biến để họ tránh phải trả lời các câu hỏi gây lúng túng từ bạn như tôi sẽ làm gì trong dự án lớn tiếp theo, hoặc tại sao tôi không được phân công trách nhiệm nào quan trọng cả…
Thật không may, trong tình huống này thì không có phương án nào khác hơn là bạn phải gặp mặt sếp trực tiếp và hỏi thẳng xem chuyện gì đang diễn ra. Cứ cố lao vào những cuộc họp đã được thông báo không cần có mặt chẳng giúp bạn ghi thêm điểm gì đâu. Thay vào đó, hãy tranh thủ chờ đến lúc sếp thong thả về thời gian mà hỏi xem mình đã bỏ lỡ mất điều gì trong các cuộc thảo luận. Phản hồi của sếp sẽ đủ để bạn nhìn nhận về những gì đang diễn ra. Trong khi đó, nên sử dụng thời gian không phải họp hành để hoàn thành các nhiệm vụ và duy trì hiệu suất công việc trong ngày thật tốt.
4. Nhân tố thay thế xuất hiện
Nếu công ty hoặc người quản lý bạn tuyển một người mới với các kỹ năng và kinh nghiệm chính xác như bạn thì đây cũng là dấu hiệu chỉ ra rằng bạn có thể bị thay thế. Đôi khi công ty còn yêu cầu bạn phải hỗ trợ và đào tạo cho nhân viên mới về những công việc bạn đang đảm trách mỗi ngày nữa. Nếu có cảm giác mình sắp phải ra đi, hãy cân nhắc lại mọi thứ trong môi trường làm việc hiện tại cũng như tìm kiếm thêm các dấu hiệu khác để kịp thời lập phương án dự phòng, hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm mới trước khi rơi vào thế bị động.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng dấu hiệu của việc bị thay thế với dấu hiệu sắp được thăng chức đôi khi không quá khác biệt. Đôi khi, việc trách nhiệm trong công việc của bạn bị thay đổi là tín hiệu tốt hoặc xấu còn cần bạn phải tự nhìn nhận lại hiệu suất làm việc của bản thân trong thời gian qua trước khi đưa ra bất cứ một kết luận nào. Thế nên, nếu bạn đang làm việc với phong độ tuyệt vời, thường xuyên nhận được nhiều lời khen từ đồng nghiệp và không nhận thấy thêm dấu hiệu đáng ngờ nào khác cả, thì rất có thể bạn sắp được nghe tin tốt đẹp.
Ngược lại, một nhân sự mới xuất hiện vào thời điểm mọi thứ xảy ra với bạn đều không thuận lợi, đó quả thật là lời nhắc nhở rằng bạn có thể phải ra đi. Hãy giữ sự chuyên nghiệp, làm đúng việc của mình, hướng dẫn người mới bằng khả năng tốt nhất có thể, nhưng nên dành thời gian rảnh rỗi để tìm kiếm việc làm. Bạn có thể tranh thủ tìm gặp sếp, với thái độ tích cực, hỏi vì sao mình đang bị chia sẻ trách nhiệm với người mới. Có thể cuộc nói chuyện sẽ giải quyết khúc mắc của bạn trong êm đẹp.
5. Quá nhiều lời phàn nàn
Một dấu hiệu lớn nữa cho thấy bạn sắp bị thay thế đó là sự phàn nàn về bạn xuất hiện tràn ngập từ mọi phía. Chuyện các đồng nghiệp phiền trách về cách bạn làm việc, sếp tỏ ra rầu rĩ với hiệu suất của bạn, hoặc bạn phải tham gia những cuộc họp được tổ chức với mục đích để bạn đứng ra giải trình lý do tại sao những người làm việc cùng mình gặp phải những vấn đề trục trặc… Dù đó là chuyện gì, bạn sẽ thấy dường như bị bao vây và choáng ngợp với những khiếu nại và than phiền. Họ cư xử rất khác thường, một cách bất ngờ chưa hề định trước, đây chính là dấu hiệu rõ ràng của điều xấu sẽ đến.
Khi một bộ phận sắp thay thế thành viên, họ cần phải biện minh với chính mình và cho nhiều người biết rằng đây là hành động đúng đắn. Nhóm của bạn và cả người quản lý nữa đang tạo ra tình huống hợp lý để thoát khỏi bạn và dựng lên nguyên cớ để tống khứ bạn đi. Nếu bị rơi vào trường hợp này, cách tốt nhất là bạn cố bình tĩnh và giữ đầu óc tỉnh táo khi đối diện với những cáo buộc, đưa ra chính kiến và giải quyết mọi thứ bằng email hoặc văn bản.
Khi bạn đã bắt đầu có cảm giác mình sắp bị sa thải, mọi dấu hiệu sẽ đến ngay trước mắt. Tình trạng này thường xảy ra khi một loạt nhân viên cho thấy biểu hiện và hiệu suất làm việc rất kém, hoặc là công ty đang trải qua giai đoạn khó khăn. Hoặc đôi khi mọi việc chỉ là vấn đề phong độ của bạn đã giảm sút thôi. Trong những tình huống này, chủ động tiếp cận và đi tìm những cơ hội nghề nghiệp mới vẫn tốt hơn là lặng lẽ ngồi đó và chờ cho đến khi mình bị sa thải, trở thành người thất nghiệp. Vì vâỵ, nếu bạn tin chắc rằng mình không hiểu nhầm, mọi dấu hiệu đã rất rõ ràng thì hãy khéo léo tìm cách tham dự các buổi phỏng vấn việc làm mới. Nếu cùng gọi là đánh cược, ván cờ này vẫn tươi sáng hơn tư thế thấp thỏm ngồi chờ số phận được định đoạn rất nhiều lần!
Nguồn hình: Freepik
Nguồn: Thụy Vũ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này