Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 18,839
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Yêu một nghề, làm nhiều nghề là xu hướng của một lớp trẻ năng động, có học. Nhưng để thành công, họ phải biết khả năng của mình là gì, mình yêu thích công việc gì thì mới xác định được mục tiêu để hướng đến...
Để có đồng ra đồng vào mà yên tâm sáng tác, đồng thời có nơi gặp gỡ bạn bè, nữ điêu khắc K. Hoàng mở một quán cà phê. Tuy nhỏ nhưng quán luôn là địa điểm triển lãm tranh, tượng lý tưởng của bạn bè, đồng môn. Quán cà phê H. giờ đã trở thành điểm hẹn lý tưởng của dân mỹ thuật lẫn khách quốc tế yêu nghệ thuật. Trong cuộc sống sôi động hiện nay, chuyện nhiều người có thêm “nghề tay trái” đã trở thành quen thuộc. Những người “đa năng”
Tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật năm 2000, Q. Phước khởi đầu sự nghiệp bằng nghề... chép tranh và anh vẫn duy trì công việc này từ đó đến nay. Cá biệt, có bức anh chép đi chép lại gần 500 lần (bức Cà phê đêm của danh họa Vincent Van Gogh). Vốn yêu thích điện ảnh chẳng kém hội họa, cách đây 4 năm, anh nộp đơn dự thi vào Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, Khoa Biên kịch. Hiện giờ, ngoài công việc chép tranh và ráo riết chuẩn bị cho ngày tốt nghiệp Trường Sân khấu-Điện ảnh, Phước còn giữ chân biên tập phim cho một hãng phim tư nhân, đồng thời tham gia viết kịch bản cho một hãng phim truyền hình.
K. Quốc, cũng dân mỹ thuật như Phước, lại vừa dạy ở Hội Mỹ thuật TPHCM vừa là giảng viên lớp tại chức của Trường ĐH Sư phạm. Ngoài ra, anh còn nhận dạy luyện thi ĐH Mỹ thuật ở một số lò luyện thi do các giảng viên danh tiếng của trường đứng tên mở lớp. Nay, các show dạy của Quốc giảm đi đôi chút vì anh hiện là họa sĩ trình bày cho một nhật báo ở TPHCM, đồng thời nhận trình bày thêm một số tạp chí. T. Nhân, 28 tuổi, vừa là kỹ sư tin học tại một công ty vừa là giám đốc một công ty tin học của hai vợ chồng anh ở quận 6.
Thích cảm giác thoải mái để có cảm hứng làm việc là tâm lý chung của những bạn trẻ làm nhiều nghề như Phước, như Thưởng, như Quốc, như Hoàng, như Khoa... V. Thưởng tâm sự: “Mọi người thường ngạc nhiên sao tôi lại có thể làm cùng lúc nhiều nghề, như: biên tập, tổ chức bài vở, viết báo, viết truyện... Chỉ có tôi mới biết rằng từ trước đến nay, mình chỉ làm một nghề duy nhất: viết”. Q. Phước lại cho rằng đôi lúc cũng cần thử sức mình ở những lĩnh vực mới. Biết đâu, lại phát hiện thêm năng lực của bản thân!
Giữa đường... đứt gánh
Có một điều hiển nhiên là nhiều nghề, áp lực chắc chắn sẽ cao hơn một nghề. Trường hợp “giữa đường đứt gánh” do không kham nổi mớ công việc khổng lồ không phải là hiếm. Thật sự, chỉ những người xuất sắc mới có thể trụ được với những nghề họ đã chọn. Bạn bè thường xem L.T như một “tấm gương” về sự “tham công tiếc việc” để rồi cuối cùng lâm vào cảnh xôi hỏng bỏng không, việc gì cũng dở dang.
Ngày đó, mới ra trường, L.T (cựu sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TPHCM) hăng hái lao vào công việc với tất cả nhiệt huyết. Ban ngày cô làm nhân viên văn phòng, tối còn tranh thủ dạy thêm. Chưa hết, cô còn nhận viết kịch bản phim cho một hãng phim tư nhân. Được một thời gian, áp lực công việc khiến L.T không thể tập trung vào bất kỳ việc gì. Cầm cự thêm một thời gian, L.T quyết định... nhường chiếc ghế nhân viên văn phòng cho người khác, rút chân ra khỏi nhóm viết kịch bản, bỏ cả việc dạy học. Hiện giờ, L.T đang trong giai đoạn... lấy lại thăng bằng. Công việc hằng ngày của cô là đi chợ nấu cơm cho chồng, chiều tối dạy kèm cậu nhóc hàng xóm.
Tương tự là trường hợp S. B hiện đang là giảng viên một trường đại học công lập tại TPHCM. Trước khi dừng chân hẳn bên bục giảng, anh đã có thời gắn bó với rất nhiều công việc cùng lúc: điêu khắc, nhiếp ảnh, dạy học. Rất nhiều người cũng loay hoay như vậy giữa hàng mớ công việc để rồi cuối cùng không biết mình thật sự thích hợp với công việc gì.
Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh Như, trưởng phòng nhân sự một doanh nghiệp có vốn nước ngoài vừa nghỉ việc để lập công ty riêng, nhìn nhận: “Yêu một nghề, làm nhiều nghề là xu hướng của một lớp trẻ năng động, có học. Nhưng để thành công, ít ra họ cũng phải biết khả năng của mình là gì, mình yêu thích công việc gì thì mới xác định được mục tiêu để hướng đến. Điều đó hoàn toàn không giống với việc “đứng núi này trông núi nọ”.
Nguồn: Theo NLĐ
Lương : 22 Tr - 30 Tr VND
Dak Nông
Lương : 22 Tr - 30 Tr VND
Vĩnh Phúc
Lương : 13 Tr - 15 Tr VND
Hà Nội
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này