Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,175
Ngôn ngữ "nửa nạc, nửa mỡ" ở chốn văn phòng thoạt đầu nghe có vẻ khó hiểu, nhưng nhân viên công sở một số nơi lại thích vậy...
Nửa Tây nửa ta
"Chị nghĩ là với cái problem (vấn đề) này, chúng ta nên discuss (thảo luận) lại. Các bạn mà không clearly (rõ ràng) thì làm sao chị sure (chắc chắn) là các bạn sẽ tự handle (xử lý) được!" - N.M, giám đốc marketing của một công ty tổ chức sự kiện tự nhiên nói một mạch giữa cuộc họp trước ánh mắt ngạc nhiên của 2 cô nàng sinh viên thực tập.
Nói nhanh như gió, ngôn ngữ nửa Tây nửa ta, đó là một trong những phong cách dễ nhận thấy trong chốn công sở ngày nay. Dường như nó đã dần trở thành thước đo của sự chuyên nghiệp.
"Đi làm bây giờ cần nhất là sự nhanh nhẹn và tiếng Anh lưu loát. Vì vậy, mình vừa nói tiếng Việt, vừa đệm tiếng Anh thì có thể trau dồi thêm vốn từ ngữ và tập nói luôn" - Hoàng Anh, nhân viên một công ty nước giải khát cho biết.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ mới "nhập môn" công sở cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi phong cách dùng tiếng "lai" của các đồng nghiệp.
"Lúc mới vô, dù biết tiếng Anh nhưng nghe mọi người nói chuyện nửa nạc nửa mỡ, cái kiểu "you hỏi tui, tui ask whom? (mày hỏi tao, tao hỏi ai?)" làm mình choáng hết biết. Nhưng từ từ cũng quen, vả lại, mình thấy cũng thấy là lạ nên bị nhiễm luôn hồi nào không hay!" - Thúy Hà, nhân viên một công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh về thiết bị văn phòng nói.
Tuy nhiên, ngôn ngữ nửa Tây, nửa ta nếu không được điều chỉnh cho hợp lý có thể làm cho dân công sở khốn đốn như chơi.
M.Anh - từng làm thư ký văn phòng, vốn quen với cách đệm từ tiếng Anh khi nói bằng tiếng Việt, đến lúc đi phỏng vấn ở công ty khác, cô nàng cũng giữ nguyên phong cách ấy mà nói chuyện.
Hậu quả là M.Anh bị chấm rớt ngay sau vòng đầu tiên dù kiến thức chuyên môn khá ổn.
Biệt danh chợ búa
"Ê, cùi bắp, sao hôm qua chở "má" đi bơi mà nói là đi công chuyện gấp hả mày, định "cắm sừng" tụi này hả. Xử mày một khung tuyết" - T.T, một nhân viên phòng kinh doanh của một công ty điện máy Q.3 ném nguyên tràng ngôn ngữ "nghe hiểu chết liền" vào đồng nghiệp khác khi vừa bước vào phòng.
Câu này có thể tạm "dịch" là: "Ê, bồ tèo, hôm qua chở bạn gái đi chơi sao lại nói đi công chuyện gấp... Xử mày một két bia đông tuyết". Những cách đối thoại có vẻ "chợ búa" và lạ tai như trên đã lan rộng khắp các văn phòng công sở trong thời gian gần đây.
Nhưng nó chỉ thường được dùng trong một nhóm đồng nghiệp thật thân mật. Còn đây là một đoạn "nã" nhau giữa hai đồng nghiệp khác giới:
-"Ê, cái con M. khùng kia, mày đi chết đi. Có một bản báo cáo mà mày ăn nằm từ sáng tới giờ không xong hả".
-"L. ghẻ, mày đừng chọc tao điên à nha. Sáng giờ tao bị sếp dập tơi bời hoa lá rồi còn gặp mày nữa. Tao cắt cổ mày à, thằng quỷ!".
Dường như cách gọi theo vai vế hay tuổi tác đã trở thành "sến" ở một số công ty. "Bây giờ, phải gọi nhau bằng nick name mới ấn tượng, càng độc, càng hấp dẫn! Mỗi khi nhắc đến biệt danh nào ngộ nghĩnh, cả phòng lại cười rộ lên. Tụi mình xả bớt xì-trét cũng nhờ nó đó" - Trung Kiên với biệt danh "cò trọc", kiến trúc sư một công ty thiết kế nội thất cười nói.
Tuy nhiên, đôi lúc với đồng nghiệp cùng trang lứa, việc gọi nhau một cách thoải mái, đặt cho nhau những biệt danh "khó nuốt" lại rất dễ gây tác dụng ngược.
"Có khi do quen miệng nên ngay trong cuộc họp mà một số nhân viên vẫn gọi nhau rất vô tư bằng những cái tên như "K.khùng", "H.già" hay "M. đểu", như thế thì người nghe rất dễ bị phản cảm và làm cho người đối diện mất đi chút ít thiện cảm với mình" - Hồng Diệp, trưởng bộ phận một công ty kinh doanh hàng điện tử nói.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo TNO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này