“Mẹo” trả lời câu hỏi về bản thân

Lượt xem: 61,102

Một câu hỏi rất đơn giản nhưng được đặt ra ở hầu hết các cuộc phỏng vấn xin việc: “ Hãy giới thiệu về bản thân bạn”. Có nhiều cách trả lời tùy thuộc vào bạn đang ở giai đoạn nào trong sự nghiệp.
Bạn không cần phải nói về quê quán, năm sinh, nơi ở hay thời thơ ấu của mình. Điều nhà tuyển dụng muốn nghe là trình độ nghề nghiệp và kinh nghiệm của bạn liên quan tới công việc. Dưới đây là một số thông tin bạn không nên đề cập trong câu trả lời của mình:

- Tóm tắt ngắn gọn về thời thơ ấu của bản thân
- Lí do bạn không thích sếp hiện tại và mong muốn kiếm được một công việc mới
- Chi tiết về tình trạng hôn nhân/ li hôn của bạn
- Quan niệm tôn giáo và niềm tin chính trị của bạn
- Ý định của bạn: có thể làm việc trong 6 tháng và chỉ muốn tìm một công việc tạm thời 

Nhà tuyển dụng không quan tâm rằng bạn là con út trong gia đình hay biết chơi kèn thời trung học. Bạn có thể thốt ra thông tin cá nhân này trong cuộc nói chuyện một cách tự nhiên nhưng đó không phải là điều bạn nên dẫn tới. Dù đang ở bất cứ giai đoạn nào trong sự nghiệp, hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng luôn muốn biết về những kĩ năng của bạn và bạn có thể giúp ích cho công việc của họ ra sao. 

Nếu bạn đang học đại học: 
Những công việc thời đại học có thể rất đa dạng, từ công việc bán thời gian bạn làm để có thêm thu nhập, hay vị trí làm nền tảng cho công việc mơ ước của bạn. Dù là gì, bạn đang ở giai đoạn mà học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nếu bạn đã có kinh nghiệm việc làm, hãy đề cập nó như ví dụ rằng bạn có trách nhiệm và đã được công nhận là nhân viên tốt. 
Bạn không nên trả lời: “Tôi không có tiết học nào lúc 8 giờ sáng vì tôi thường dậy muộn. Và tôi muốn nghỉ vào cuối tuần.” 
Bạn nên trả lời: “ Tôi là một sinh viên toàn thời gian. Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm làm nhân viên phục vụ, sau đó là thư ký bán hàng 2 mùa hè vừa qua, do đó tôi có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng.” 

Nếu bạn mới tốt nghiệp đại học: 
Khi nhà tuyển dụng thuê người mới tốt nghiệp, họ không muốn nhân viên thời vụ ít kinh nghiệm. Họ muốn những nhân viên bắt kịp với công nghệ và xu hướng mới nhất. 

Bạn không nên trả lời: “Tôi vừa mới tốt nghiệp tuần trước và có một danh sách ý tưởng về cách cải thiện hoạt động của công ty. Các anh đã làm việc chưa hiệu quả.” 

Bạn nên trả lời: “Tôi vừa nhận bằng cử nhân ngành marketing với điểm trung bình toàn khóa là 8,0. Các khóa học về quản lí tài chính cho tôi nền tảng vững chắc để bắt đầu sự nghiệp với công ty và tôi rất mong được học hỏi từ các nhà lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực tại đây.” 

Nếu bạn đang ở quãng giữa của sự nghiệp và muốn thay đổi ngành nghề: 
Nhiều nhân viên có chuyên môn ở một lĩnh vực, sau vài năm bắt đầu nghĩ tới việc khám phá các ngành nghề khác. Đó có thể là do họ đã chán với công việc hiện tại hoặc nhận ra rằng kĩ năng của mình sẽ phát huy tốt hơn nếu đặt ở nơi khác. Dù lí do là gì, họ nên tập trung kinh nghiệm của mình vào lĩnh vực họ muốn làm việc. 

Bạn không nên trả lời: “Tôi là người giám sát sản xuất trong 15 năm. Tôi không có kinh nghiệm về quản lí bán hàng hay về dịch vụ bán nói chung.” 

Bạn nên trả lời: “15 năm qua, tôi là quản lí sản xuất của công ty A. Bạn có thắc mắc tại sao tôi lại muốn chuyển sang lĩnh vực bán hàng trong giai đoạn này của sự nghiệp, nhưng tôi đã dành rất nhiều thời gian để thương lượng với nhà cung cấp và gặp gỡ các CEO. Mặc dù ngành nghề có thể khác nhau nhưng chúng đều có chung nền tảng kĩ năng.” 

Nếu bạn định nghỉ hưu: 
Những người sắp nghỉ hưu có thể không muốn dành phần lớn thời gian trong tuần để làm việc nhưng họ chưa sẵn sàng rút khỏi lực lượng lao động. Khi phỏng vấn công việc bán thời gian hay công việc thời vụ, những nhân viên này muốn thể hiện kinh nghiệm và cam kết của mình với công việc. 

Bạn không nên trả lời: “Tôi đã có đủ những tuần phải làm việc 50 tiếng. Hãy để thế hệ trả bắt kịp tốc độ đó. Tôi sẵn sàng để nghỉ ngơi và chỉ muốn kiếm thêm chút tiền để những ngày tháng nghỉ hưu thoải mái hơn.” 

Bạn nên trả lời: “Tôi đã chứng kiến những thay đổi của ngành này 40 năm qua và háo hức xem tương lai ra sao. Là một chuyên gia, tôi muốn chia sẻ sự hiểu biết của mình với công ty và giúp công ty phát triển.”

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

  Theo Dân Trí

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VINAFOREST
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VINAFOREST

Lương : 30 Tr - 60 Tr VND

Bình Định

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

Ngân Hàng TMCP Quốc Dân (NCB)
Ngân Hàng TMCP Quốc Dân (NCB)

Lương : Trên 30 Tr VND

Hà Nội

SYNOPSYS VIETNAM LIMITED LIABILITY COMPANY
SYNOPSYS VIETNAM LIMITED LIABILITY COMPANY

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

TALENTNET CORPORATION
TALENTNET CORPORATION

Lương : 15 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Panasonic R&D Center Vietnam
Panasonic R&D Center Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CTY TNHH YAOYAO VIETNAM INFO TECH
CTY TNHH YAOYAO VIETNAM INFO TECH

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Kanacare Việt Nam
Công ty TNHH Kanacare Việt Nam

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH Pasona Tech Việt Nam
Công Ty TNHH Pasona Tech Việt Nam

Lương : 800 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Pasona Tech Việt Nam
Công Ty TNHH Pasona Tech Việt Nam

Lương : 700 - 1,200 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH RYDER INDUSTRIES VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH RYDER INDUSTRIES VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đèo Cả
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đèo Cả

Lương : 16 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương | Cao Bằng | Quảng Ngãi

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA CHÂU ÂU
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA CHÂU ÂU

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Panasonic R&D Center Vietnam
Panasonic R&D Center Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN GONSA
CÔNG TY CỔ PHẦN GONSA

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 14 Tr - 24 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ phần Devyt
Công ty Cổ phần Devyt

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

Panasonic R&D Center Vietnam
Panasonic R&D Center Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

Bài viết cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách điền thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch
Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!
Bí quyết viết designation trong CV ấn tượng với nhà tuyển dụng
Designation là gì? Vai trò của designation và một số lưu ý khi trình bày designation trong CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Cách Viết Mẫu CV Dịch Vụ Khách Hàng Chuẩn Form Và Thu Hút Nhất
Cách viết CV Dịch vụ khách hàng Chuẩn Form, phù hợp nhu cầu nhà tuyển dụng với màu sắc, thiết kế phong phú, đa ngôn ngữ. Tham khảo ngay cách viết CV Chăm sóc khách hàng cực chất và những điều cần lưu ý.
Hướng dẫn cách tạo CV IT Phần Mềm Độc Đáo, Sáng Tạo Chi Tiết
Tổng hợp 5 mẫu CV IT Phần mềm Độc Đáo thu hút nhà tuyển dụng cho lập trình viên iOS, Java, Backend,... Cách tạo CV IT sao cho Chuẩn Form, những điều cần lưu ý khi viết CV lập trình viên phần mềm.
Cách Viết CV Chuyên Viên Cho Mọi Ngành, Nghề Chuẩn, Hot Nhất Hiện Nay
Cách viết CV Chuyên Viên sao cho ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Mẫu thiết kế CV Chuyên Viên sáng tạo, độc đáo, chuẩn form, đa ngôn ngữ và màu sắc cho người mới bắt đầu. Tạo Ngay!
Hướng Dẫn Viết Mẫu CV IT Phần Cứng/ Mạng Sáng Tạo, Hot Nhất Hiện Nay
Mẫu CV IT phần cứng/Mạng Đa ngôn ngữ, Màu sắc, Phong cách Thiết kế Sáng tạo, Độc đáo. Cách tạo CV xin việc IT Chuẩn Form giúp thu hút nhà tuyển dụng và những lưu ý cần thiết cho người mới bắt đầu.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback