Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 17,309
Khi có cơ hội, bạn muốn giới thiệu một người bạn vào làm cùng công ty hoặc vào một vị trí nào đó ở công ty cũ với vị trí nhân viên marketing, telesales, developer. Nghe có vẻ như đó là một sự ủng hộ đáng kể đối với bạn mình trong thị trường việc làm còn nhiều khó khăn nhưng điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ thật kỹ rồi hãy quyết định có nên giới thiệu hay không. Khi người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động. Với công việc làm thử này, người lao động sẽ được trả lương như thế nào?
Quy định về lương thử việc tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 vẫn được tiếp tục kế thừa từ BLLĐ năm 2012. Cụ thể, Điều 26 BLLĐ năm 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo đó, khi thử việc, người lao động sẽ nhận được tiền lương theo thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng 85% tiền lương của công việc đó.
Ví dụ: Công ty A tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh với mức lương chính thức là 08 triệu đồng/tháng. Khi thử việc vị trí nhân viên kinh doanh, người lao động sẽ nhận được ít nhất: 85% x 08 triệu đồng = 6,8 triệu đồng. Tuy nhiên, người lao động cũng có thể trả với mức lương thử việc cao hơn số tiền 6,8 triệu đồng này.
Cùng với đó, theo quy định tại Điều 90 BLLĐ năm 2019, mức lương được trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng có hiệu lực từ ngày 01/7/2022, Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng thêm bình quân 6% so với quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau (đơn vị: đồng/tháng):
Mức lương thử việc được quy định như thế nào? (Ảnh minh họa)
Mặc dù từ BLLĐ năm 2012 đến BLLĐ năm 2019 đều quy định tiền lương thử việc bằng ít nhất 85% tiền lương của công việc làm thử. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang áp dụng mức 80% tiền lương để trả cho người lao động thử việc.
Phần lớn người lao động không biết rằng quyền lợi của mình đã bị vi phạm. Việc trả lương thử việc thấp hơn mức quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính theo điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
Ngoài việc bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng, người sử dụng lao động trả lương thử việc thấp hơn mức 85% còn buộc phải trả đủ tiền lương theo mức này cho người lao động.
Theo quy định mới tại Điều 24 BLLĐ năm 2019, các bên có thể thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thay vì ký hợp đồng thử việc.
Trong khi đó, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ghi nhận người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do đó, nếu các bên thỏa thuận về thử việc trong hợp đồng lao động, thì người lao động sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nói cách khác, người lao động sẽ phải trích một phần lương thử việc để đóng bảo hiểm.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định là thu nhập chịu thế thu nhập cá nhân (TNCN). Do đó, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
Vì vậy, trước khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động được phép trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111.
Tuy nhiên theo quy định này, người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN trong các trường hợp sau:
- Người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên mà có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công > 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc, nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải > 15,4 triệu đồng/tháng).
- Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng không làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN gửi người sử dụng lao động sẽ bị khấu trừ 10% tiền lương thử việc.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tìm việc làm kế toán tại Hà Nội | Tuyển dụng kỹ sư xây dựng Đà Nẵng | Tìm việc làm ở Hải Phòng
Nguồn: Luật Việt Nam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này