Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 81,504
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Với các công việc như nhân viên hành chính nhân sự, nhân viên hành chính, nhân viên hành chính văn phòng,..., mức lương tối thiểu vùng năm 2017 được thực hiện theo nghị định 153/2016/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Bắt đầu từ ngày 01/01/2017, Doanh nghiệp thực hiện áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo điều 3 của 153/2016/NĐ-CP như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu theo Vùng |
Vùng 1 |
3.750.000 đồng/tháng |
Vùng 2 |
3.320.000 đồng/tháng |
Vùng 3 |
2.900.000 đồng/tháng |
Vùng 4 |
2.580.000 đồng/tháng |
Địa bàn thuộc vùng 1, vùng 2, vùng 3 và vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP
Ngày 07/8/2017, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt mức lương tối thiểu vùng 2018
Tính bình quân chung 4 Vùng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 được Hội đồng tiền lương Quốc gia đề xuất Tăng từ 180 - 230 nghìn đồng, Tương đương với tăng khoảng 6,5% so với năm 2017. Chi tiết mức tăng cụ thể các bạn vui lòng tham khảo ở cuối bài viết - Mục 7.
Phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 này sẽ được trình lên Chính phủ để ban hành Nghị định mới về lương tối thiểu vùng 2018.
Các lưu ý cần quan tâm về lương tối thiểu vùng năm 2017
1. Đối tượng áp dụng:
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
2. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
3. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề như những người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ ...
Ví dụ:Công Ty Đào Tạo Kế Toán Thiên Ưng cần tuyển nhân viên kế toán trong năm 2017 với:
+ Yêu cầu: phải tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên
+ Nơi làm việc tại Quận Thanh Xuân - Hà Nội (Tại trụ sở chính của công ty)
=> Công Ty Đào Tạo Kế Toán Thiên Ưng xác định mức lương tối thiểu - thấp nhất phải trả cho nhân viên kế toán này trong năm 2017 như sau:
- Nơi làm việc: Quận Thanh Xuân - Hà Nội => Thuộc vùng 1 theo phụ lục danh mục địa bàn các vùng theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP
- Mức lương tối thiểu phải trả cho vùng 1 từ ngày 1/1/2017 là: 3.750.000 đồng/tháng - Nhưng Công Ty Đào Tạo Kế Toán Thiên Ưng đòi hỏi nhân viên kế toán phải tốt nghiệp từ trung cấp trở lên do đó phải cộng thêm 7% của 3.750.000 nữa.
=> Mức Lương thấp nhất phải trả cho nhân viên kế toán này là:
3.750.000 + (7% x 3.750.000) = 4.012.500 đồng/tháng
(Mức 4.012.500 đồng/tháng là mức lương thấp nhất cho những lao động đã qua đào tạo tại vùng 1 còn Vùng 2 là 3.552.400 đồng/tháng, Vùng 3 là 3.103.000 đồng/tháng và Vùng 4 là 2.760.600 đồng/tháng)
Chú ý: Doanh nghiệp không được trả lương cho NLĐ thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Chi tiết các bạn xem tại đây: Mức phạt trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
4. Doanh nghiệp cần làm những gì khi mức lương tối thiểu vùng năm 2017 tăng lên cao hơn so với năm 2016
Rà soát - kiểm tra đối chiếu các hồ sơ - giấy tờ sau so với mức lương tối thiểu vùng tại nghị định 153/2016:
(1) Các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
(2) Mức lương tham gia các khoản bảo hiểm bắt buộc: Những lao động đang tham gia bảo hiểm thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2017 nêu trên sẽ phải điều chỉnh tăng mức đóng
Ví dụ như: Công ty Kế Toán Thiên Ưng đang hoạt động trên địa bàn vùng 1:
+ Năm 2016 thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng tại nghị định 122/2015/NĐ-CP: Đang tham gia bảo hiểm bắt buộc cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thấp nhất là 3.745.000 đồng/tháng. Nếu có những lao động đang tham gia BHBB ở mức từ 3.745.000 đồng/tháng đến dưới 4.012.500 đồng/tháng
+ Thì sang năm 2017: Phải làm thủ tục báo tăng bảo hiểm ở mức thấp nhất là 4.012.500 đồng/tháng
Với năm 2015 trở về trước thì thông thường các doanh nghiệp hay sử dụng mức lương tối thiểu vùng này để làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc, còn lương thực tế có thể cao hơn rất nhiều.
Nhưng bắt đầu từ năm 2016, Doanh nghiệp sẽ phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trên tiền lương và cả phụ cấp. Chi tiết các bạn tham khảo tại đây: Mức tiền lương đóng bảo hiểm mới nhất
5. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
6. Trên đây là quy định về mức lương tối thiểu vùng dành cho khối doanh nghiệp ở từng vùng.
Còn mức lương cơ cở (Lương tối thiểu chung) áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động. Thì thực hiện theo điều 3 của Nghị định 47/2016/NĐ-CP là: 1.210.000đồng/tháng. (áp dụng từ ngày 1/5/2016) - Từ ngày 01/7/2017 áp dụng mức 1.300.000 đồng/tháng (Theo Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được Quốc hội thông qua vào ngày 11/11/2016)
Nguồn: CareerViet Vietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này