Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 17,019
Những nhân viên nóng tính thường gây ra nhiều rắc rối nhưng chuyện có một ông sếp nóng tính thì với nhiều người nó còn hơn một quả bom nổ chậm sẵn sàng gây ra thảm họa bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, không phải ông sếp nào cũng biết cách hạ hỏa và thăng bằng mọi chuyện khi cần thiết
Dù trong bất kì lúc nào, bạn cũng phải bình tĩnh và mềm mỏng trước cơn nóng giận bất thường của sếp.
Anh bạn tôi làm cho một công ty nước ngoài. Ông chủ là người Nhật nói sõi tiếng Anh cho nên thứ tiếng này đương nhiên trở thành ngôn ngữ chính cho bất cứ nhân viên nào bước chân vào công ty. Anh bạn tôi kể có lần một nhân viên nữ mới được nhận làm "chân" hành chính văn phòng, chuyên soạn giấy tờ công văn, hợp đồng và báo cáo. Một ngày sếp cần gấp một bản báo cáo để đi gặp khách hàng nên yêu cầu cô này làm gấp. Khổ nỗi dù có bằng cấp đại học ngoại ngữ nhưng cô này lại chỉ nghe sõi nhưng không biết trình bày ý kiến của mình thế nào, lại mang tâm lý nhân viên mới sợ sếp còn hơn sợ cọp nên cứ lắp ba lắp bắp, nói tiếng Anh như thể tiếng Tàu. Đang vội, lại sẵn bực mình, ông này quát tháo ầm ỹ, mấy phòng ban đều nghe rõ, và trong giây phút bốc hỏa ấy, ông gọi ngay trưởng phòng nhân sự đến mắng mỏ một trận vì tội tuyển nhân viên khù khờ, còn nữ nhân viên kia sợ quá khóc nức nở rồi hôm sau nộp luôn đơn xin nghỉ việc.
Chuyện chỉ có thế nhưng từ lần ấy người này bảo người kia hễ thấy mặt sếp là lảng tránh để đỡ rước họa vào thân. Ông sếp người Nhật chỉ nóng giận lúc ấy, được hồi lâu bình tâm lại cũng thấy mình quát tháo hơi ... thái quá, nhưng làm sếp mà rút lại lời tuyên bố hùng hồn nãy lỡ oang oang rồi thì mất mặt quá. Thế là sếp tự nhủ lần sau phải biết kiềm chế và không bao giờ ra quyết định gì lúc đang "bốc hỏa" trên đầu. Sau này cũng có đôi lần chuyện này lại lặp lại nhưng rồi mọi người cũng tập làm quen dần với những cơn giận bất thường của sếp.
Giám đốc công ty T.Đ thừa nhận mình là người rất nóng tính, rất dễ nổi cáu mỗi khi căng thẳng. Những cơn nóng giận ấy khiến anh làm mất đi cơ hội lắng nghe người khác và đã có lúc đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến môi trường công ty cũng như tâm lý của các nhân viên. Mặc dù biết như vậy là không tốt nhưng anh vẫn chưa tìm ra cách nào kiểm soát được thái độ tình cảm của mình.
Các đồng nghiệp thì hết lời khen và tỏ ra khâm phục Lân khi lúc nào anh cũng có thể kè kè bên ông sếp nổi tiếng tính nóng như Trương Phi. Trước khi Lân làm trưởng phòng nhân sự, đã có không ít người ngồi vào cái vị trí ấy rồi lại ra đi nhanh chóng vì không thể chịu được hay cáu gắt của sếp tổng. Hỏi bí quyết thì Lân chỉ nói "Đơn giản là khi sếp nói mình im, lúc sếp im và nguội dần thì mình mới thong thả, từ từ nói".
Thực ra, nóng tính không phải là vấn đề của riêng một hai người. Trên thực tế, chuyện nóng giận thiếu bình tĩnh như thế gần như ai cũng có thể mắc phải, nhất là các "sếp" - khi mà họ phải chịu áp lực quá lớn từ công việc và các mối quan hệ. Có ông sếp lại sẵn tính nóng vội, muốn việc gì cũng được hoàn thành thật nhanh nên luôn cảm thấy bực mình và căng thẳng khi mọi việc không diễn ra đúng như ý muốn. Biết là thế nhưng không ai cũng có thể học cách mềm mỏng, bình tĩnh trước mọi sự việc như ý muốn được. Không ít người thừa nhận khi họ buộc phải kiềm chế cơn nóng giận, họ cảm thấy rất khó chịu, bứt rứt và bực mình như một túi khí căng hết cỡ
Không ít người (không phải là lãnh đạo) cho rằng làm sếp là oai, là sướng, vì sếp có quyền "chỉ tay năm ngón", khi bực mình thì có quyền mắng mỏ, thậm chí quát tháo nhân viên. Còn nhân viên lại phải mất nhiều thời gian căng óc lên để "dự báo thời tiết" hoặc "nghe nhạc hiệu đoán chương trình" theo từng nếp co dãn trên khuôn mặt của sếp. Thế nhưng trên thực tế, có những nỗi khổ mà chỉ khi nào ai đó ngồi vào vị trí sếp mới thấu.
Ai cũng có lúc nóng tính, gắt gỏng, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu... Nhưng với các sếp, tần suất và cường độ của các cảm xúc tiêu cực này ở mức cao hơn rất nhiều. Thủ phạm chính gây ra các cảm xúc trên chính là áp lực công việc và tác động của các mối quan hệ khác nhau. Những lí do khiến sếp nổi giận thì có cả ti tỉ, từ lí do to như con voi cho tới những chuyện lãng xẹt như con kiến...
Thực tế, cơn giận của sếp chỉ là nhất thời, nhưng dư âm tàn phá của nó mới để lại hậu quả lâu dài. Và nếu như sếp không cải thiện được tính khí của mình, hoặc tìm ra một cách xả stress hữu hiệu thì các nhân viên dù có mềm mỏng, dễ tính đến mấy cũng có lúc sẽ phải nổi giận. Lúc đó, môi trường làm việc sẽ có nguy cơ trở thành một "bãi rác độc hại".
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo VTV
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này