Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,159
“Cấp trên cũng là con người và như vậy họ cần được hỗ trợ, động viên”, Nghe có vẻ ngược đời, nhưng đọc rồi, bạn lại thấy có lý! Khi bạn và sếp cùng làm chung ê-kíp, sự thành công của nhóm phụ thuộc vào cả hai người. Nếu chỉ có một mình sếp quản lý bạn, làm sao hiểu và hỗ trợ nhau? Bạn cần phải học cách "quản lý" cấp trên, nghĩa là hiểu đúng về sếp để sự hợp tác trong công việc được trôi chảy hơn.
Một khi để hiểu rõ "phần cơ bản" ấy, bạn sẽ có cách làm việc thích hợp. Chẳng hạn: Nếu sếp rất nóng tính, bạn hãy biết làm im lặng khi có "sóng gió". Chờ khi sếp nguội hẳn, bạn tha hồ giải thích, trình bày quan điểm. Còn nếu sếp là người độc đoán, bạn đừng dại mà khăng khăng bảo vệ ý kiến riêng của mình...
Bạn cần tinh tế để ý đến các động thái, biểu hiện của sếp. Ví dụ, mỗi buổi sáng, nếu thấy gương mặt sếp "hình sự", đừng đề nghị bất cứ điều gì. Hãy để lúc khác. Ngoài ra, bạn có thể chú ý xem sếp thường dễ dàng "gật đầu" vào lúc nào... để tiếp cận.
Bạn có thể trợ lực cấp trên khi thực sự am hiểu mục tiêu "tối thượng" hiện nay của sếp là gì.
Trước hết, hãy trình bày cho sếp biết kế hoạch làm việc của bạn. Sau đó, bạn hỏi: "Tôi nên làm điều gì trước tiên để có lợi cho công việc của chúng ta?". Ngay lập tức, bạn sẽ biết mình nên làm gì.
Đó là cách tốt nhất để bạn biết sếp đối với mình như thế nào. Nếu không tận tâm với công việc, bạn sẽ chẳng nhận được bất cứ ưu đãi nào từ sếp và công ty.
Nguồn: (Theo TT&GĐ)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này