Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 31,264
Biết lắng nghe cấp dưới là một thành công của người lãnh đạo. |
Dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp lãnh đạo thể hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới. Biết là thế nhưng không phải ông sếp nào cũng làm được.
Một nhà quản lý giỏi và được nhiều nhân viên quý mến không chỉ vì họ luôn làm tốt mọi công việc, chỉ đạo tốt công việc và trả lương cao cho nhân viên mà còn vì cách cư xử của họ đối với người dưới quyền. Và "biết lắng nghe" là một trong những thái độ tích cực của sếp khiến nhân viên hài lòng nhất.
Hương, nhân viên văn phòng thường xuyên lên mạng chat chit, và nội dung những câu chuyện online của cô cũng chỉ quanh đi quẩn lại những bức xúc trong công việc, với chế độ đãi ngộ và lãnh đạo mà không thể nói ra được. Hương giải thích, sếp trưởng phòng của cô thì suốt ngày chỉ biết quát tháo, thúc ép, đòi hỏi nhân viên phải làm việc hết công suất, chẳng bao giờ cho cấp dưới trình bày ý kiến, kể cả trong các cuộc họp. Hễ nhân viên mở miệng phàn nàn thì y như rằng bị sếp cắt ngang rồi trình bày những vấn đề chẳng liên quan gì đến. Hương và các đồng nghiệp nhiều lúc rất bức xúc vì có những thắc mắc họ chẳng biết hỏi ai. Sếp tổng thì suốt ngày bận bịu họp hành, đến văn phòng thì đóng cửa im ỉm. Vốn tính tình sếp cũng khó gần nên cuối cùng, chẳng ai dám gõ cửa hỏi han này nọ.
Và đương nhiên, những thắc mắc chưa được giải quyết thấu đáo ở công ty Hương cứ chồng chất lên nhau. Nhân viên chẳng biết kêu ai, lại đi tụm năm tụm bảy chuyện trò to nhỏ, chuyện bé xé ra to. Rồi một số người tính chuyện ra đi để tìm cho mình một môi trường làm việc tốt hơn, thoải mái hơn và quan trọng là có ông sếp phải thật cởi mở, gần gũi với nhân viên, biết lắng nghe họ nói.
Ông Trung, giám đốc nhân sự của một công ty xuất nhập khẩu rất được cấp dưới ở công ty nể trọng, đơn giản họ xem ông như một người anh, một người bạn, là nơi họ có thể giãi bày những khúc mắc, những ý kiến và cả những đóng góp của mình cho công ty. Ông thường xuyên tham gia các cuộc họp của các phòng ban hàng tháng để nhân viên có thể trao đổi trực tiếp và ông sẽ nắm được tâm nguyện của họ nhằm có có những điều chỉnh, những hành động phù hợp.
Ông còn tự tay lập một email riêng và một blog cá nhân, tạo một nơi cho nhân viên của ông thoải mái trút bầu tâm sự. Qua những kênh thông tin kết nối đó, ông Trung hoàn toàn kiểm soát và nhìn nhận được thái độ làm việc cũng như tình cảm, nhiệt huyết mà cấp dưới dành cho công ty. Còn chưa xét tới hiệu quả trực tiếp thì ít nhất ông Trung cũng cho nhiều người thấy thiện chí muốn lắng nghe của mình.
Anh Hà Đức, Giám đốc điều hành của Fsoft tại Châu Âu trong một bài phỏng vấn cũng cho biết bí quyết làm nên thành công của anh trong vai trò một người lãnh đạo là "Biết lắng nghe, tạo được sự kết nối và đồng thuận trong tổ chức. Khi tổ chức phát triển lớn lên, một lãnh đạo giỏi còn phải biết đào tạo được những thế hệ kế tục để có thể tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa”. Đó là lý do tại sao mà anh sẵn sàng đối thoại với nhân viên trực tiếp và cả gián tiếp trên diễn đàn của FSOFT rất thân tình. Mặc dù đã trở thành sếp nhưng với các nhân viên trong công ty, Hà Đức luôn là một người bạn, một người anh em tốt.
Còn nhiều cách để lắng nghe nhân viên, không chỉ bằng đối thoại trực tiếp mà còn bằng sự tinh tế như quan sát thái độ , cử chỉ nhân viên, thậm chí đọc trang web cá nhân của họ để ước đoán vấn đề hoặc lắng nghe từ những kênh trung gian thông qua bộ phận quan hệ nhân sự hay thông qua những nguồn tin không chính thống… Hiếm người có thể diễn đạt được tất cả những điều mình muốn nói và càng hiếm người muốn nói những gì mình thật sự đang suy nghĩ. Vì thế, với một số trường hợp quan trọng cần phải có thông tin đa chiều và xác thực, chẳng hạn cần tìm hiểu dư luận hay “đo đạc” nhân sự để thực thi một số chính sách nhạy cảm. Thậm chí có thể sự dụng đến một số biện pháp kỹ thuật như bí mật dùng đến hệ thống lưu dữ liệu e-mail, máy tính, hệ thống máy thu hình…hay dùng một số mẹo nhỏ để xét đoán tính cách nhân viên và phản ứng của họ đối với một vấn đề nào đó. Tất nhiên, không phải mọi thông tin thu được đều chính xác nhưng vẫn cần có sự nhạy cảm và kinh nghiệm để biết được nên nghe ai, nghe cái gì.
Có một thực tế là càng ở vị trí cao, nhà quản trị càng khó nghe được những ý kiến phản hồi từ các nhân viên, trong khi nhiệm vụ quan trọng nhất của họ vẫn là quản lý con người. Do đó, các nhà quản trị cần thường xuyên thu thập thông tin đa chiều và xây dựng cho mình cách nhìn đa chiều, mà trước hết là lắng nghe từ chính các nhân viên của mình.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo VTV
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này