Sinh viên: Bức tranh đối lập giàu - nghèo

Lượt xem: 16,658

SV nghèo mua đồ giảm giá

Vốn từ trước đã có sự phân cách giàu nghèo trong giới SV. Nhưng khi giá cả leo thang chóng mặt, khoảng cách này ngày càng nới rộng. Bức tranh giàu - nghèo tương phản trong đời sống SV chưa lúc nào rõ nét như lúc này.

Điều kiện sống: Chênh lệch

Những khu nhà trọ giá rẻ ở Cầu Diễn, Nhổn hay xã Tân Minh (Mỹ Đình) là nơi ở tập trung của nhiều SV sở hữu túi tiền eo hẹp. Nguyễn Thị Giang, SV khoa Công nghiệp may mặc, ĐH Công nghiệp HN trọ 300.000 đồng/tháng. Phòng trọ của Nguyễn Văn Bách, SV ĐH Thương Mại là 350.000 đồng/tháng. Giá thành này chưa bao gồm tiền điện, tiền nước và phí vệ sinh hàng tháng.

Những phòng trọ này trung bình rộng 7-9 m2. Cả xóm trọ có đầy đủ cả nam cả nữ nhưng chỉ có một nhà vệ sinh, một nhà tắm. Nước không vệ sinh, lại luôn thiếu; điện chập chờn, hỏng hóc liên tục. Điều kiện an ninh không được đảm bảo.

“Tiền nào của nấy! Thuê nhà ở khu này, mình cũng biết là sẽ không thể tốt được. Nhưng những khu khác, giá toàn từ 600.000đ trở lên thì nặng quá, mình không kham nổi”, Bách chia sẻ.

Còn Giang cho biết: “Khu nhà của mình cửa giả lỏng lẻo, đồ đạc hay bị mất cắp lắm. Có hôm vào nhà vệ sinh, thấy cả tên nghiện đang ngồi trong đó. Sợ hết hồn! Mình cũng đang tìm một chỗ khác, đắt hơn một tí cũng đành chịu chứ biết làm sao. Ở thế này mãi sợ lắm, không yên tâm thì làm sao học hành được.”

Trong khi đó, khu chùa Láng là nơi ở của nhiều SV khá giả, giàu có, điều kiện sống đối lập hẳn với những SV nghèo.

Đỗ Thu Hương là SV năm thứ 2, khoa tiếng Anh thương mại, ĐH Ngoại thương HN. Hương quê Quảng Ninh, bố làm chủ một xí nghiệp khai thác than. Điều kiện gia đình khá vậy nên Hương cũng sống trong một căn nhà trọ rất “xứng tầm”. Ở một mình một phòng rộng khoảng 15 m2, không khác gì căn phòng ở nhà riêng. Có đầy đủ nhà vệ sinh, nhà tắm, ban công.

Anh Quân, SV Học viện Quan hệ Quốc tế thì không phải lo chuyện gì khác ngoài chuyện học. Tiền hàng tháng bố mẹ chu cấp theo “nhu cầu”, có xe máy, điện thoại đẹp, quần áo không thiếu. Khu nhà của bạn Quân còn có vẻ giống một khách sạn nhỏ, có hầm để xe riêng, có cầu thang dẫn lên trên tầng rất lịch sự. “Ở đây thì không phải lo gì. Mỗi tháng mất 1,5 triệu nhưng “đáng đồng tiền bát gạo” cháu ạ! An ninh không phải lo. Mọi thứ được đảm bảo. Yên tâm mà học hành, làm việc", bà chủ nhà trọ khẳng định.

Giải trí hạn chế

SV nghèo có cách ăn uống, chi tiêu, giải trí của riêng mình. Hàng ngày, Bích Hợp và Thu Hường, 2 SV học ngành Luật Kinh tế, ĐH Luật HN chịu khó dậy sớm đi chợ Dịch Vọng, nơi sẽ mua được những hàng hoá với giá gốc của những người nông dân ngoại thành. Dẫu có hôm đi chợ về, Hợp than thở: “Giá cà chua lại tăng rồi!” thì mỗi ngày, tính riêng tiền ăn của cả hai người cũng chỉ mất 15.000 đồng. Một bữa cơm của Hợp có rau, có đậu phụ hoặc trứng. “Từ ngày thịt tăng giá, em ít mua hơn”, Hợp kể.

Nguyễn Văn Đạt, SV CĐ Xây dựng HN thuê nhà ở Phùng Khoang cũng là một điển hình cho cách chi tiêu của SV nghèo thời bão giá. Hàng ngày, Đạt cùng bạn ở cùng ăn một bữa trưa tại nhà, rồi bữa tối sẽ “đổi món” sang mì tôm.

“Mì tôm bây giờ cũng 2.000 đồng/gói, tháng này mình chưa nhận được “trợ cấp”, lại cái gì cũng lăm le đắt đỏ hơn nên mình cứ phải phòng trước. Kẻo đến lúc chưa nhận được “trợ cấp” mà đã hết tiền thì đến mì tôm cũng không có mà ăn!”, Đạt tếu táo.

Bên cạnh phòng Đạt là hai cô bé học năm nhất ĐHKHXH&NV HN. Để tiền chi tiêu không “leo thang” như giá cả, hai cô bé đã giục bố mẹ gửi gạo và đồ khô từ nhà ra thay vì mua toàn bộ từ A đến Z như trước đây.

“Học phí em đã đóng từ đầu kì mà mỗi tháng mình em đã tiêu già một triệu rồi. Bây giờ xin thêm ngại lắm. Gửi ra xa một tí nhưng đó là đồ của nhà, cũng sẽ đỡ hơn được phần nào”, một cô bé ngậm ngùi.

Ăn uống mới ở mức tối thiểu như vậy nên SV nghèo cũng không có cơ hội giải trí nhiều, trừ những lúc thảnh thơi ngồi bên cốc trà đá, thở than với nhau về sự thiếu thốn, “đói kém”. Không có chuyện mua sắm cuối tuần, đi dã ngoại hay tổ chức gặp mặt ăn uống. Nếu có mua, đó là những mặt hàng giảm giá trong chợ đêm SV hay trên vỉa hè. Nếu có mời bạn thì cũng vào quán café SV, vừa hợp túi tiền, lại vừa hợp “tâm trạng” SV nghèo.

Cái khổ nữa của SV nghèo là đôi khi muốn học cũng không thể. Nguyễn Thị Nương, SV khoa CNTT, ĐH Thuỷ lợi, ngoài việc phải thuê nhà dưới tận đường tàu Ba La, Hà Đông, thì một tuần đi dạy thêm 4 buổi. Nương nói: “Mình con gái, học CNTT cũng rất ít cơ hội. Mình muốn đi học thêm vi tính, ngoại ngữ sau này đỡ vất vả khi xin việc nhưng nghĩ đi học vừa phải bỏ dậy, lại tốn thêm khoản tiền học thêm. Bố mẹ mình đều làm ruộng, tiền cho mình cũng chỉ có giới hạn mà thôi”.

Tương phản với mảng màu không tươi sáng này là điều kiện ăn ở, học tập, vui chơi, giải trí của SV giàu có, khá giả. Mua sắm cuối tuần, đi picnic, ăn nhà hàng, uống café trong những quán hạng sang… Cho nên, dẫu có học chung một thầy, ngồi cùng một lớp thì trên giảng đường, SV vẫn cứ như không cùng một tầng lớp. Cơn bão giá đã làm khoảng cách này ngày một lớn thêm. 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Nguồn: Theo VietNamNet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công Ty TNHH Nhựa Tân Lập Thành
Công Ty TNHH Nhựa Tân Lập Thành

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Starry Việt Nam
Công ty TNHH Starry Việt Nam

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Long An

Công ty CP sản xuất nhôm Trường Thành
Công ty CP sản xuất nhôm Trường Thành

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

KV Bắc Trung Bộ | KV Nam Trung Bộ | Đồng Bằng Sông Cửu Long

Công ty TNHH PHD
Công ty TNHH PHD

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

Tập Đoàn Mega Holdings
Tập Đoàn Mega Holdings

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Cà Mau

Công Ty TNHH CJ Vina Agri
Công Ty TNHH CJ Vina Agri

Lương : Cạnh Tranh

Long An

Công ty TNHH Charm Ming (Việt Nam)
Công ty TNHH Charm Ming (Việt Nam)

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP Thương mại Dịch vụ An Biên
Công ty CP Thương mại Dịch vụ An Biên

Lương : 35 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN UA FACADE
CÔNG TY CỔ PHẦN UA FACADE

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Nhất Tín Logistics
Nhất Tín Logistics

Lương : 30 Tr - 50 Tr VND

Vĩnh Phúc | Phú Thọ

Nhất Tín Logistics
Nhất Tín Logistics

Lương : 30 Tr - 50 Tr VND

Nghệ An | Thanh Hóa

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng NutiFood
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng NutiFood

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH MAXIDI VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MAXIDI VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Công ty Cp Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á
Công ty Cp Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

Lương : 12 Tr - 24 Tr VND

Hồ Chí Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty cổ phần Xây dựng Công trình IPC
Công ty cổ phần Xây dựng Công trình IPC

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

ADC PLASTIC,. JSC
ADC PLASTIC,. JSC

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội | Hưng Yên | Hồ Chí Minh

HỆ THỐNG TRƯỜNG LIÊN CẤP ICS
HỆ THỐNG TRƯỜNG LIÊN CẤP ICS

Lương : 28 Tr - 32 Tr VND

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP ECO FACTORY SÀI GÒN
CÔNG TY CP ECO FACTORY SÀI GÒN

Lương : 35 Tr - 45 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Góc Chia sẻ"

Càng thành công càng phải đầu tư vào các điều này
Trên bước đường của sự thành công, không bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, nhất là đối với người phụ nữ, để tạo ra những lợi thế cạnh tranh bù đắp lại những quan điểm sức khỏe không tốt, gián đoạn thai sản. Đặc biệt, giữ vững được thành công càng phải trau dồi và cập nhật để không bao giờ “lỗi thời”. Do vậy càng thành công, càng phải chú trọng phát triển bền vững. Đây là 4 điều không-thể-bỏ-qua!
Mục tiêu smart là gì? Cách đặt mục tiêu smart theo nguyên tắc
Mục tiêu smart cho sinh viên trong học tập hoặc trong kinh doanh như thế nào? Khám phá ngày mô hình smart trong bài viết sau đây
Kỹ năng mềm: 5 chìa khóa để đồng nghiệp thành bạn
Ai cũng từng gặp phải những đồng nghiệp khó chơi, "đồng" nhưng không "cùng", thậm chí còn đối nghịch. Và không chắc trong tương lai chúng ta có tránh khỏi họ không. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng CareerViet sẽ đi vào giải pháp để ngay từ đầu, bạn có thể xây dựng mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Hoặc chí ít, là cũng hóa giải những xung khắc vốn có.
Câu Chuyện Của Dung Tại SCB
Một ngày mùa thu tháng 8 năm 2018, tôi chợt nhận ra đã gần hai năm mình gắn bó là một nhân viên kiểm soát nội bộ với công việc cần mẫn ngày qua ngày. Với suy nghĩ liệu rằng mình có đang làm việc vì đam mê, vì chính sự yêu nghề hay vì cuộc sống cơm áo gạo tiền...
Quản lý thời gian hiệu quả: thời gian thực, hay theo đồng hồ?
Trong thời đại công nghệ, việc quản lý thời gian càng trở nên thử thách khi con người bị phân tâm bởi sự ra đời ồ ạt của các ứng dụng công nghệ, mạng xã hội
Valentine chốn văn phòng: Né tránh hay đón nhận?
Khi nhìn thấy không khí rộn ràng của các bạn trẻ xung quanh, những ánh nhìn ấm áp trao nhau và tâm trạng mọi người bỗng trở nên có chút gì thi vị, bạn có chợt nhận ra rằng một mùa yêu mới lại sắp sửa về? Hãy cùng thử xem mùa yêu nơi công sở liệu có gì khác biệt không nhé!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback