Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,130
(NLĐO) – Hai phương án rút BHXH một lần thu hút đông đảo sự quan tâm của người lao động và doanh nghiệp.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, vấn đề "nóng" mà người lao động quan tâm là hai phương án rút BHXH một lần trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ sau khi luật mới được ban hành.
Cụ thể, phương án 1 là phân loại hai nhóm lao động để giải quyết rút BHXH một lần. Nhóm 1, người lao động tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng BHXH 1 lần như quy định hiện hành. Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng BHXH 1 lần như quy định.
Phương án 2 là người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Dù chưa có sự thống nhất nhưng hiện nay, đa số chủ doanh nghiệp và người lao động đang nghiêng về phương án 1.
Người lao động làm thủ tục rút BHXH một lần tại BHXH quận 12, TP HCM
Bà Phan Thị Minh Thu, Giám đốc một doanh nghiệp tại huyện Hóc Môn, TP HCM cho biết từ khi hai phương án được thông tin và lấy ý kiến rộng rãi, công nhân tại công ty luôn theo dõi sát sao. Đa số họ đều mong muốn phương án 1 được thông qua, tức là giữ quy định về rút BHXH một lần như hiện tại (với người đã tham gia BHXH trước khi luật mới có hiệu lực) để đề phòng trường hợp rủi ro hoặc biến cố lớn xảy ra trong cuộc sống.
"Thậm chí có trường hợp muốn nghỉ việc để rút BHXH một lần. Công ty đã phải giải thích rất rõ với anh chị em rằng BHXH dù không rút thì vẫn để dành hưởng nhiều chế độ sau này chứ không hề mất đi, nếu họ nghỉ thì trong thời gian chờ 12 tháng rất khó kiếm việc có thu nhập ổn định và số tiền họ nhận được sau 12 tháng cũng rất nhanh bị chia 5 xẻ 7" - bà Thu nói.
Số đông người lao động đồng thuận với phương án 1
Thực trạng này cũng đang diễn ra tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất nệm Mousse Liên Á (quận Tân Phú). Ông Phạm Quốc Tiến, Phó Chủ tịch Công đoàn công ty, cho biết trong thời gian qua, rất nhiều người lao động tìm đến Công đoàn để nhờ nhờ tư vấn nên rút hay nên giữ. Mặc dù, đã tích cực tuyên truyền, vận động về sự hữu ích của chính sách BHXH nhưng người lao động muốn rút vẫn cứ rút.
Ông Phúc cho biết thêm, đau đầu nhất hiện nay là trong số này, lượng lớn người lao động có thời gian gắn bó từ 10-20 năm, lại bày tỏ nguyện vọng muốn nghỉ việc nghỉ việc để rút BHXH. Điều này, đã khiến doanh nghiệp mất đi lượng lớn lao động có có tay nghề. "Họ còn tính toán đến chuyện, dẫu có rút hết quá trình đã đóng trước đó, sau đó quay trở lại làm việc, đóng lại từ đầu vẫn dư sức hưởng lương hưu. Nhiều người còn cho rằng việc này có lợi hơn có lợi hơn so với đóng BHXH liên tục" - ông Tiến nói.
Chị Võ Thị Tiếp (sinh năm 1983, quê Tiền Giang), công nhân Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM) cũng mong một trong hai phương án BHXH một lần sớm được thông qua. Có hơn 15 năm làm công nhân, chị hiện có mức thu nhập khá, hơn 11 triệu đồng/tháng. Mặc dù vậy, chị quả quyết, dù phương án nào được chọn, vẫn sẽ rút BHXH một lần rồi về quê, bởi cha mẹ đã lớn tuổi không ai chăm sóc.
Mặc dù biết rằng hưởng chế độ "một cục" sẽ mất nhiều hơn được nhưng chị Tiếp cho hay để chờ đợi thì không đủ sức. "Trải qua 2 lần sinh nở, sức khỏe tôi giảm sút đáng kể, còn chưa kể đến việc có thời gian dài làm việc trong môi trường nặng nhọc độc. Nếu phương án một được thông qua, gia đình thôi sẽ nấn ná thêm vài năm nữa. Chiều ngược lại thì sẽ làm thủ tục hưởng sớm hơn, gom góp một số vốn về quê kinh doanh, buôn bán đắp đổi qua ngày" – chị Tiếp bày tỏ.
Nguồn: Người lao động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này