Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 37,438
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
“Để diệt tận gốc “căn bệnh” mua bằng, cần thay đổi cơ chế đề bạt, tuyển dụng cán bộ. Người có năng lực được trọng dụng, còn không, phải bị loại”.
Ông Nguyễn Minh Thuyết (ảnh) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói.
Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bằng bán cấp, học giả bằng thật đã và đang tồn tại trong xã hội?
Nguyên nhân chính là háo danh. Khi xã hội tồn tại bằng cấp, danh hiệu, giải thưởng... thì sẽ có những người đạt được một cách xứng đáng bằng tài, đức; nhưng cũng không ít người dùng mọi cách để có được hư danh.
Theo tôi, xã hội nào cũng có tình trạng học giả lấy bằng thật, chỉ khác nhau ở mức độ và từng giai đoạn. Ở nước ta cũng vậy, không hiếm người mà kiến thức không “xứng tầm” với tấm bằng được trao. Cũng có trường hợp được phong học hàm hay đạt danh hiệu, giải thưởng nọ kia nhờ quan hệ, thậm chí là do “chạy chọt”. Vấn đề này báo chí đã đề cập nhiều.
Một nguyên nhân khác nữa là nhiều nhà tuyển dụng còn quá thiên về bằng cấp; đi đâu, làm gì cũng đòi bằng nọ, giấy chứng nhận kia mà nhiều khi chưa chú trọng đến năng lực và phẩm chất của người lao động.
Việc mua bằng bán cấp sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào, thưa ông?
Hiện nay, ta dùng cụm từ “bằng cấp giả” theo 2 nghĩa: Một là bằng cấp có nguồn gốc giả (in giả); hai là bằng cấp thật nhưng sức học của người mang nó thì “giả”. Đã giả thì cái gì cũng nguy. Mà xét cho cùng, cái giả nào cũng đều được mua cả.
Thực tế, không ít người đã sử dụng bằng có nguồn gốc giả để “leo cao”. Tuy nhiên, hiện tượng giả này dễ phát hiện và đấu tranh hơn so với bằng thật mà kiến thức giả.
Như nhiều người nói: “nhiệt tình + sự ngu dốt = phá hoại”, đôi khi, nó còn lớn hơn cả sự phá hoại có chủ ý. Lắm bằng cấp giả thì xã hội sẽ kém phát triển, ngày càng tụt hậu so với các nước và người dân không thoát được đói nghèo.
Bằng giả còn có thể bị phát hiện và xử lý theo pháp luật nhưng giả kiến thức thì phải có biện pháp gì để ngăn chặn?
Tôi nghĩ, trước hết nhà trường phải tuyển chọn được người xứng đáng vào các trường lớp. Trong quá trình đào tạo, phải thực hiện nghiêm các quy chế về học hành, thi cử, kiểm tra, bảo vệ luận văn, luận án... Ngành GD&ĐT phải tăng cường thanh tra, kiểm tra và phải xử lý nghiêm các vi phạm.
Đối với xã hội, một trong những điều quan trọng nhất cần làm là phải thay đổi được cơ chế đề bạt, tuyển dụng cán bộ, xây dựng một thị trường lao động lành mạnh để người có năng lực được trọng dụng, người không có năng lực phải bị đào thải.
Việc tuyển công chức những năm gần đây đã có đổi mới nhưng vẫn còn hình thức và cào bằng giữa các ngành nghề. Một số quy định về thang bậc cũng cần phải xem lại.
Ví dụ, muốn thành chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp thì phải có chứng chỉ lý luận chính trị cao cấp, nhưng muốn thế thì phải là đảng viên. Như vậy, những người chưa phải đảng viên sẽ bị loại ra, mà trong số đó có nhiều ngưòi giỏi và tâm huyết lắm chứ.
Có được một thị trường lao động đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, chúng ta sẽ hạn chế được những người bằng thật - kiến thức giả vào bộ máy nhà nước. Hiện doanh nghiệp làm việc này tốt hơn các cơ quan nhà nước.
Phải chẳng quy chế, chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh nên mới dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc”?
Bộ GD&ĐT đã có quy chế rất rõ ràng, đầy đủ nhưng vấn đề là xử lý kỷ luật chưa nghiêm nên không ai sợ cả. Ví dụ, Bộ GD&ĐT đề ra quy chế cấm học viên sau đại học tiếp xúc với thành viên hội đồng chấm luận văn, luận án trước khi bảo vệ nhưng ít cơ sở đào tạo chịu thực hiện quy chế này vì lối suy nghĩ xuê xoa, đại khái.
Bây giờ, học viên sau đại học nào mang luận án đến nhà thành viên hội đồng để chấm cũng cầm theo phong bì. Có những học viên không muốn làm điều này nhưng vẫn phải theo “phong trào”. Thế thì hội đồng làm sao đánh giá khách quan được?
Nếu Bộ GD&ĐT và các cơ sở đào tạo xử lý nghiêm một vài trường hợp làm sai thì tình hình sẽ khác.
Có một vấn đề cũng cần đặt ra là nhiều thành viên hội đồng là người ngoài cơ sở đào tạo, thậm chí ngoài ngành GD&ĐT, như vậy xử lý họ thế nào nếu có vi phạm?
Theo tôi, anh đã tham gia một công việc cho Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà nuớc, nếu vi phạm thì tùy trường hợp có thể bị cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý kỷ luật, hoặc bị tước quyền tham gia công việc đào tạo. Thậm chí, nếu hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự .
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Theo TPO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này