Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,670
Lâu nay, dư luận thường lên tiếng than phiền về tình trạng "lùi xùi" của thư viện trong các trường đại học: sách cũ nát, không được cập nhật thường xuyên, không gian chật chội, thủ thư "đi muộn về sớm", có thái độ khó chịu đối với sinh viên... Thế là chúng tôi dành hẳn một tuần để... đi thư viện.
Thư viện tiêu chuẩn “4 sao”!
Tôi gửi xe rồi bước về phía tòa nhà 11 tầng của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Sau chừng 10 - 15 phút, cái thang máy mới chịu "vừng ơi mở cửa". Tôi chỉ kịp thấy cả tá đầu lố nhố, í ới trò chuyện về sách vở, tài liệu ào ra. Họ vừa từ phòng đọc xuống, vui vẻ giống như vừa đi... coi phim ở
Đóng vai một sinh viên trường khác, tôi lơ ngơ bước vào thư viện. Liếc sang phải, thấy những chiếc ghế sofa dài êm ái với hơn chục sinh viên đang chăm chú ngồi tựa lưng đọc báo. Đưa mắt sang bên trái, khoảng ba chục sinh viên trên những dãy bàn ghế đẹp đẽ say sưa đọc sách. Ngay phía trước mặt tôi là một cái bàn tròn kê khoảng 6, 7 chiếc máy vi tính đã kín chỗ. Các sinh viên đang hối hả tra cứu tài liệu, truy cập vào website...
Chị nhân viên ân cần hỏi: "Bạn đi đâu đó?", "Mình vào tra sách", "Bạn có thẻ chưa?", "Chưa, mình là sinh viên trường khác, có được vào mượn sách không?". Cô thủ thư giải thích: "Bạn à, lầu 9 chỉ dành cho sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên, bạn ở trường khác phải có giấy giới thiệu. Nếu bạn muốn mượn hay photo tài liệu thì lên lầu 10 có phòng tham khảo dành cho độc giả bên ngoài". Cố tìm trên gương mặt chị nhân viên xem có tý "cau có khó chịu" nào không nhưng chỉ thấy chị ấy cười rất tươi, rất dịu dàng! Hơi bất ngờ, tôi thử... cáu: "Thế mình vào đọc báo ở phía ngoài có được không?". Nhân viên áo trắng nhìn nhân viên áo đỏ, rồi nói: "Lẽ ra là không được nhưng không sao, bạn ra gửi túi sách ở ngoài kia đi". Thật là dễ chịu!
Vào phòng đọc báo, tôi tranh thủ nghe Dũng, sinh viên năm 3 khoa Vật lý kể bằng cái giọng tự hào về thư viện: "Sách ở đây nhiều lắm, gần 50 ngàn cuốn đủ các loại nhưng nhiều nhất vẫn là lĩnh vực khoa học tự nhiên. Mình thường xuyên lên đây để đọc báo. Ai có ý định "chôm" sách thì khi ra ngoài sẽ bị hệ thống an ninh tự động hú còi ngay. Ngồi ở đây rất thích, yên tĩnh, thái độ mọi người đều nhẹ nhàng lịch sự. Khi nào căng thẳng thì ra hành lang hít khí trời và nhìn ngắm Sài Gòn từ trên cao".
Lò dò lên lầu 10, cũng lại bất ngờ vì không gian đẹp và cách sắp xếp hợp lý, văn minh, hiện đại của bàn ghế, kệ sách, máy tính... Ở đây chủ yếu là sách ngoại văn, phục vụ việc nghiên cứu của các sinh viên cao học. Có cả quầy sách giảm giá "made in Singapore" của Nhà xuất bản Study Edition dành riêng cho sinh viên các nước điều kiện kinh tế còn khó khăn và sách giảm giá được ký gửi từ FAHASA, XUNHASABA trong nước... Ngó nghiêng một hồi, tôi cũng kịp nhìn thấy phòng Tham khảo, phòng Đa phương tiện, phòng Máy tính, phòng Tài nguyên thông tin, phòng Thư viện số... rất đa dạng. Được biết nếu người ngoài muốn vào tham khảo, photo sách, tìm thông tin về bất cứ lĩnh vực gì, phòng Tham khảo còn cung cấp miễn phí (đối với những thông tin mà thư viện có) và thu phí 10% (đối với những thông tin thư viện phải mua từ Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM, mua quyền sử dụng từ các website nước ngoài). Ngoài ra còn có dịch vụ "tái đóng gói thông tin" vào CD nếu độc giả yêu cầu.
Nhiều sinh viên có nhận xét vui pha lẫn chút tự hào là thư viện này chí ít phải xếp vào loại... 4 sao, và tuy chưa có dịp đến thăm nhưng tôi được biết thư viện ở ĐH Huế còn "choáng" hơn về tính hiện đại.
Thư viện đã khác xưa
Quả thật, thư viện bây giờ đã bằng năm bằng mười thư viện xưa. Đến ĐH Văn hóa, chúng tôi lại không khỏi ngạc nhiên về môi trường đọc và học khá lý tưởng của SV ở đây. Với số lượng gần 20.000 đầu sách ở mọi lĩnh vực, hơn 30 máy tính cho 4 phòng: Đọc mượn; Báo - tạp chí, Tra cứu đa phương tiện và internet. Đã qua lâu rồi thời sử dụng thẻ sách, nhân viên chỉ việc đưa mã vạch cái roẹt qua máy là mọi thông tin về người mượn sách, thời gian... hiện lên tất tật. Chị Lê Bích Vân, cán bộ phòng Đọc mượn ân cần cho biết: "Với số tiền 7 tỉ đồng, chúng tôi đang bước đầu xây dựng thư viện điện tử".
Có thể kể thêm rất nhiều thư viện đang được "chuẩn hóa" khác như thư viện Trường ĐH Quốc gia TP.HCM với trang thiết bị hiện đại như thiết bị mượn trả, kiểm soát tự động, máy tính, máy scan, ti vi, đầu video, băng đĩa... thực sự là "thiên đường tri thức". Thư viện Trường ĐH Công nghiệp rộng rãi thoáng mát, có các dịch vụ đặc biệt như tìm kiếm thông tin, dịch vụ cho thuê, mượn tài liệu, dịch vụ đóng phục chế tài liệu, dịch vụ photocopy, dịch vụ hướng dẫn sử dụng làm sổ thư viện, phòng đọc, tạp chí, trung tâm máy tính, mục lục tra cứu tài liệu, dịch vụ ADSL.... (Còn tiếp)
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: (Theo Thanh Niên)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này