Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,515
PACE được đánh giá là một đơn vị tư nhân thành công trong lĩnh vực đào tạo các kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Tác giả bài viết dưới đây là người sáng lập PACE.
Hiện nay, rất nhiều cử nhân ra trường đều mong muốn sớm trở thành “manager” (cấp quản lý) của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam. Làm thế nào, phải chuẩn bị gì, trong bao lâu?... thì có thể trở thành một manager giỏi. Đó là một số trong rất nhiều câu hỏi mà nhiều tân cử nhân đang đặt ra và tìm cách trả lời một cách chuẩn xác nhằm sớm đạt được ước mơ của mình.
Theo lẽ thường, để thành công một điều gì đó thì trước hết phải biết “cái đích” của mình là cái gì và nằm ở đâu. Thứ nữa, phải biết mình là ai và hiện đang ở chỗ nào. Sau đó, phải biết con đường nào là tối ưu nhất để đi đến đích bắt đầu kể từ cái nơi mình đang đứng.
Trước tiên cần phải xác định được và hiểu thật rõ “cái đích”. Không khó lắm trong việc xác định vai trò và vị trí của manager mà bạn nhắm đến trong một công ty nào đó. Còn để biết rõ công việc cụ thể của một manager là gì, tố chất, kiến thức, kinh nghiệm mà một người cần phải có để trở thành một manager cụ thể nào đó thì có thể có nhiều cách. Chẳng hạn như tìm cách tiếp cận với những manager thành công (về mảng mình quan tâm) của những công ty có quy mô và uy tín để được họ chia sẻ. Cụ thể, nếu muốn trở thành marketing manager thì có thể học hỏi và tìm kiếm lời khuyên từ những marketing manager/director giỏi của những công ty uy tín… Tham gia nhiều diễn đàn, hội thảo… để mở rộng tư duy và nhận thức về chuyên môn và vị trí mà mình đang theo đuổi… Tìm cơ hội để học hỏi và tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia uy tín hàng đầu về mảng chuyên môn mà mình quan tâm (đặc biệt là các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về chuyên môn đó). Nghiên cứu sách, báo, tài liệu, tìm trên website… để hiểu một cách đầy đủ, rõ ràng và chính xác về “cái đích” của mình.
Tiếp đó, sẽ phải xác định được mình “là ai”, và đang “ở đâu”?
Về tố chất, mỗi loại manager đều đòi hỏi phải có những tố chất khác nhau. Mình có tố chất cần thiết cho manager mà mình muốn trở thành hay không? Nếu không có tố chất cần thiết thì cho dù có nỗ lực đến mấy cũng sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí là không thể đạt được, nhất là những manager cần nhiều năng khiếu như manager về nhân sự, manager về marketing…
Về kiến thức, mỗi loại manager khác nhau sẽ đòi hỏi phải trang bị những mảng kiến thức chuyên ngành và chuyên sâu khác nhau. Trường đại học đã trang bị được kiến thức gì cho mình, và mình đã tự trang bị cho mình được những kiến thức gì? Vậy mình còn phải trang bị thêm những kiến thức gì? Nâng cao thêm kiến thức gì? Đào tạo lại những kiến thức gì? Và như vậy, phải chọn sách nào để tham khảo, đăng ký học khóa nào, chương trình nào, ở đâu, trong bao lâu? Cuốn sách đó, chương trình đó, giảng viên đó có đáng tin cậy không? Kiến thức mà một manager cần phải trang bị bao gồm kiến thức về chuyên môn nghề nghiệp và cả kiến thức về quản lý điều hành (quản lý công việc, quản lý thời gian, quản lý con người…).
Manager là lao động có chất xám, mà lao động chất xám là những người có kiến thức chuẩn và có khả năng biến kiến thức chuẩn đó thành giá trị thực sự cho doanh nghiệp và cho cả xã hội. Kiến thức chuẩn là kiến thức mà thế giới đang sử dụng hay được thế giới thừa nhận. Có nhiều người có rất nhiều kiến thức nhưng nếu kiến thức đó không chuẩn thì điều này còn nguy hiểm hơn là không có kiến thức.
Về kinh nghiệm. Kinh nghiệm có nghĩa là sự trải nghiệm thực tế. Và kinh nghiệm phải gắn liền với kiến thức thì kinh nghiệm sẽ trở nên rất giá trị. Và kiến thức gắn liền với kinh nghiệm thì kiến thức đó thật sự trở thành kiến thức của mình. Có nhiều thứ kinh nghiệm mà một manager cần phải có. Kinh nghiệm gồm kinh nghiệm sống (vốn sống), kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý (nhất là quản lý con người). Có nhiều người, kinh nghiệm chuyên môn rất tốt, nhưng lại hạn chế về vốn sống và khả năng quản lý điều hành. Như vậy cũng rất khó để có thể trở thành một manager giỏi.
Một bí quyết mà nhiều người áp dụng để nâng kiến thức của mình lên rất nhanh, đó là “Xem kinh nghiệm là người thầy vĩ đại nhất của mình”. Và kinh nghiệm cũng chính là sự trải nghiệm trong công việc hàng ngày, hàng giờ.
Học cái gì, học như thế nào, học ở đâu, chi phí bao nhiêu, học cái gì trước, học cái gì sau? Làm việc gì, ở đâu, bắt đầu như thế nào, tiếp theo ra sao, có học hỏi và nâng cao được kiến thức nghề nghiệp không hay chỉ đơn thuần là đi làm kiếm tiền…
Hiện Việt Nam đang thiếu, thiếu trầm trọng tất cả các loại manager giỏi trong tất cả các mảng chuyên môn. Vì sao vậy? Bởi vì cách đây chục năm, rất ít sinh viên và tân cử nhân biết được một manager thật sự giỏi là người ra sao và làm như thế nào để có thể đạt trình độ như họ, đạt được vị trí như họ. Tức là không biết tố chất của mình có phù hợp với manager mà mình hướng tới không? Mình phải học gì, học như thế nào, học tới mức độ nào và phải trải nghiệm ra sao… để vươn tới vị trí của một manager giỏi.
Như vậy, con đường để một tân cử nhân trở thành một manager và là một manager giỏi chính là biết rõ manager giỏi đó là người như thế nào và biết cách chuẩn bị đầy đủ những phẩm chất, kiến thức và kinh nghiệm trong một thời gian ngắn nhất trong một điều kiện tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình
Giản Tư Trung (Chủ tịch HĐQT của PACE)
Nguồn: (Theo SGTT)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này