Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 74,119
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải một vị sếp khó ưa. Sếp của bạn có thể là team leader hay giám đốc của công ty bạn. Một ngày, công ty bạn đột nhiên thay đổi nhân sự và bạn chợt nhận ra rằng bạn đang làm việc với một ông/bà sếp đến từ…địa ngục. Cáu gắt, đòi hỏi, thờ ơ, hay lấn lướt là những gì bạn tìm thấy ở người cấp trên của mình. Bạn sẽ ngay lập tức rời bỏ công ty? Bạn sẽ phản kháng lại? Sau đây là một số cách để bạn cải thiện tình hình trước khi nói lời giã biệt.
1. Tìm cách tăng cường sự tự tin của bạn
Đây là điều tối quan trọng, một dấu hiệu của sự thành công. Những vị sếp khó ưa thường hay dùng đòn phủ đầu để làm suy yếu sự tự tin của bạn. Đừng để điều này xảy ra. Hãy luôn củng cố niềm tin cho mình. Ghi nhớ những lời khen, tận hưởng mọi thành công.
2. Đừng yếu đuối chấp nhận
Bắt đầu tìm kiếm những đối sách mềm mỏng bằng cách a dua với vị sếp khó ưa của mình. Khi bạn nhận ra mình đang làm điều này, hãy ngừng ngay lập tức. Chịu đựng và thỏa hiệp để chấp nhận nhục nhã thì quá dễ, ai cũng có thể làm được. Đừng hạ thấp giá trị mình đến thế.
3. Hãy tự biện hộ cho mình
Đừng trình bày ý tưởng của bạn với người sếp khó ưa để rồi ông ta mang những ý tưởng này trình bày lại với những người có trách nhiệm. Cứ để cho ông ta thể hiện những suy nghĩ của mình và rồi ông ta phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Đảm bảo rằng bạn trình bày ý kiến của riêng mình. Trước tiên hãy thử tổ chức những cuộc họp không chính thức – mời một vài người (bao gồm cả sếp của bạn) để “giúp” bạn một việc gì đó bạn đang cố gắng thực hiện. Đảm bảo rằng bạn cũng phải tận dụng cả những cuộc họp chính thức. Đừng tỏ ra chống đối hay coi thường sếp của bạn. Chỉ đưa ra một ý kiến tổng quát và đảm bảo mọi người biết rằng đó là ý kiến của bạn. Nếu ông ta cố ngắt lời bạn, hãy nói bạn sẽ nhận các ý kiến phản hồi trước khi trình ông ta ý kiến cuối cùng. Bạn biết ông ta bận như thế nào và bạn không muốn phí phạm thời gian của ông ta với những việc không cần thiết.
4. Tận dụng những sự kiện ngoài lề để chứng tỏ năng lực của bạn
Tận dụng các cuộc gặp không chính thức, những cuộc nói chuyện phiếm sau khi làm việc để nói về những ý tưởng của mình và những gì bạn đã đạt được. Nếu những ý tưởng đang được tranh luận trong công việc, bạn cần gợi ra để mọi người tiếp tục bàn thảo. Nếu không có, bạn hãy bắt đầu bằng một ý tưởng mới. Hãy thể hiện bạn là một người thích giao tiếp. Như thế mọi người sẽ xem bạn là một người quan trọng.
5. Phát triển nhân viên của bạn
Hãy làm việc bằng tất cả năng lực và sự nhiệt tình để phát triển đội ngũ nhân viên của bạn. Hãy tỏ ra hết mình vì họ, chứ không giống như cách cư xử của sếp bạn đối với bạn. Không có gì làm cho mọi người nhận ra nhanh hơn năng lực. Những nhân viên trung thành sẽ ngợi ca năng lực của bạn với mọi người. Nếu những người dưới quyền của bạn tiến bộ nhanh – và họ trung thành với bạn – họ sẽ đẩy bạn lên vị trí cao hơn.
6. Nói năng điềm đạm
Hãy dùng cách diễn đạt của người khác để giao tiếp với họ, nhưng cần phải tế nhị và mềm mại. Đừng copy theo kiểu dập khuôn máy móc. Điều đó sẽ làm cho bạn trở thành kẻ ngớ ngẩn. Hãy tự hỏi bản thân từng người (trừ ông sếp khó chịu) sẽ có lợi cho bạn trong quan hệ và thêm người đó vào danh sách liên lạc của bạn.
7. Tạo hồ sơ về thành tích công việc của bạn
Hãy sử dụng hồ sơ này để nhắc nhở bạn về những gì bạn xứng đáng để từ đó bạn trở nên tự tin hơn. Cũng rất tiện lợi nếu bạn cần nghĩ về việc kiếm một công việc khác phù hợp hơn với năng lực của mình (và một ông sếp không khó ưa như ông này) và cần cập nhật hồ sơ của mình.
8. Hồ sơ, hồ sơ!
Hãy cất giữ giấy tờ, hồ sơ của bạn một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Mọi hồ sơ giấy tờ đều quan trọng. Nếu ông sếp khó ưa của bạn cố đổ lên đầu bạn những lỗi do ông ấy gây ra, hãy đảm bảo bạn có đủ giấy tờ chưng minh rằng bạn đã làm những việc bạn cần làm. Đừng bao giờ cãi vã hay giận dữ. Hãy để sự thật biện hộ cho bạn.
9. Đối xử tốt với mọi người
Luôn đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Nếu bạn muốn họ nghiêm túc nhìn nhận những thành tích của mình, hãy đảm bảo bạn nhìn nhận thành tích của họ một cách nghiêm túc. Nếu bạn muốn họ xem bạn như là người quan trọng, hãy thể hiện mình là người quan trọng. Sẽ không có ai xem bạn là người quan trọng hơn là bạn nhìn nhận bản thân mình.
10. Đừng bao giờ phản kháng
Đừng bao giờ phàn nàn. Đừng bao giờ than vãn. Mọi người thường không quan tâm đến những vấn đề của người khác, đặc biệt là những người thờ ơ lãnh đạm. Nếu bạn phản kháng, mọi người sẽ tránh liên lụy. Nếu bạn phàn nàn về một việc, mọi người sẽ tránh xa việc đó. Hãy hào hiệp với những lời khen. Mọi người thích được khen và được công nhận – và mọi người thường quý trọng những ai khen họ và công nhận họ. Bạn càng khen người khác – một cách công bằng – bạn càng nhận được những lời khen từ mọi người. Phê bình cũng vậy.
Bạn có thể truy cập vào CareerViet để tìm thêm nhiều công việc phù hợp. Bên cạnh đó, CVHay còn giúp bạn trang bị một chiếc CV cực chuẩn, từ đó lựa chọn được công việc ưng ý.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Việc làm part time Đà Nẵng | Tìm việc làm tại Hà Nội | Việc làm Bắc Giang | tuyển dụng IT | TNR holdings việt nam tuyển dụng | công việc bán thời gian | tuyển dụng việc làm Phú Quốc | việc làm Ninh Bình | Aeon bình tân tuyển dụng | tuyển dụng Phú Quốc | việc làm Sóc Trăng | tuyển dụng part time | nhân viên marketing | việc làm Gò Vấp
Nguồn: HRvietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này