Bạn biết gì về nhân viên tổ chức sự kiện? Những kỹ năng cần trang bị

Lượt xem: 28,828

Trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện đang trở thành ngành nghề hot và được đông đảo các bạn trẻ năng động, sáng tạo quan tâm, theo đuổi. Là một người trẻ yêu thích công việc liên quan đến quản lý, tổ chức, điều phối cho các event, vị trí nhân viên tổ chức sự kiện chính là định hướng nghề nghiệp lý tưởng dành cho bạn. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Ngay sau đây, CareerViet sẽ giúp bạn có những thông tin đầy đủ và chi tiết hơn về công việc này nhé!

Ngành tổ chức sự kiện là gì? Nhu cầu tuyển dụng trong ngành

Tổ chức sự kiện là ngành nghề liên quan đến quá trình giám sát tất cả các khâu trong một sự kiện. Với thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, rất nhiều đơn vị, tổ chức hay thậm chí là các cá nhân sẵn sàng chi tiền cho những buổi sự kiện. Nhờ đó, ngành tổ chức sự kiện cũng bùng nổ và phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên tổ chức sự kiện cũng ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện đều mong muốn tìm kiếm được các nhân sự có kiến thức chuyên môn cao để có thể cạnh tranh trên thị trường.

Nhu cầu tuyển dụng các vị trí trong ngành tổ chức sự kiện ngày càng gia tăng

Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển nhân viên tổ chức sự kiện thường tập trung vào các lĩnh vực đặc trưng như hội nghị, cưới hỏi,... Nếu bạn có các văn bằng nghiệp vụ về dịch vụ, khách sạn, nhà hàng,... thì đây chính là một điều kiện thuận lợi để ứng tuyển vị trí nhân viên event.

Nhân viên tổ chức sự kiện là ai?

Trong các buổi sự kiện không thể nào thiếu được vai trò của nhân viên tổ chức sự kiện. Họ là những người chuyên quản lý hậu cần trong sự kiện, vận dụng sự sáng tạo, tính cẩn trọng và phối hợp nhịp nhàng với các bên để tạo nên một sự kiện hoàn hảo. Công việc của họ chủ yếu xoay quanh việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, điều phối, giám sát chương trình, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.

Nhân viên tổ chức sự kiện là người tổ chức và điều phối các khâu trong sự kiện

Xuất phát từ tính chất công việc đòi hỏi sự tương tác giữa nhiều người nên nhân viên tổ chức sự kiện cần có sự năng động, sáng tạo, nhạy bén và khả năng giao tiếp tốt. Bên cạnh đó, khả năng tổ chức, chịu được áp lực, tâm lý và thái độ làm việc chuyên nghiệp cũng là những yếu tố rất cần thiết khi đảm nhiệm vị trí nhân viên event.

Thực tế, tổ chức sự kiện là công việc tự do về không gian, thoát khỏi môi trường làm việc gò bó như công việc văn phòng. Chính vì vậy mà ngành nghề này luôn được các bạn trẻ ưa thích sự năng động, sáng tạo lựa chọn và theo đuổi.

Mô tả công việc nhân viên tổ chức sự kiện

Là một vị trí giao thoa giữa ngành dịch vụ và truyền thông - quảng cáo, công việc của nhân viên tổ chức sự kiện cũng vì thế mà bận rộn hơn rất nhiều. Với trọng trách đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ, một nhân viên tổ chức sự kiện sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.

Nghiên cứu đối tượng và mục tiêu để lên ý tưởng cho chương trình

Công việc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của nhân viên tổ chức sự kiện là tiếp nhận yêu cầu từ các bộ phận hoặc khách hàng về các ý tưởng triển khai sự kiện và những tài liệu liên quan. Công việc này chi phối đến chất lượng của sự kiện cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với đơn vị tổ chức sự kiện.

Thực tế, quá trình nghiên cứu và lên ý tưởng mất khá nhiều thời gian vì cần nhiều sự tổng hợp thông tin giữa các bên liên quan. Trong đó, người đảm nhận vị trí tổ chức sự kiện sẽ trực tiếp trao đổi với khách hàng, đề xuất ý tưởng của bản thân cho đến khi chốt được ý tưởng chung. Quy trình này vừa cần sự sáng tạo độc đáo, vừa đòi hỏi khả năng am hiểu tâm lý khách hàng sâu sắc.

Những công việc mà nhân viên tổ chức event đảm nhiệm

Xây dựng kế hoạch, kịch bản sự kiện để trình cấp trên hoặc khách hàng

Sau khi đã có ý tưởng, nhân viên tổ chức sự kiện sẽ trực tiếp lên kế hoạch triển khai sự kiện cụ thể. Bao gồm thời gian, địa điểm tổ chức, số người tham gia, chương trình kịch bản, kinh phí dự trù, những phương án dự phòng, đơn vị hợp tác, danh sách những người thực hiện,...

Dựa vào bản kế hoạch đề xuất này, quản lý hoặc khách hàng sẽ nhận xét, đưa ra góp ý về những nội dung cần thay đổi, sửa chữa. Thông qua quy trình này, người tổ chức sự kiện sẽ dễ dàng theo dõi và quản lý tiến độ các hoạt động sẽ diễn ra trong sự kiện.

Tìm kiếm, lựa chọn các đơn vị hợp tác, hỗ trợ cho event

Với vai trò là người tổ chức sự kiện, bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm về việc xác định vị trí, lựa chọn và làm việc với các đối tác để trang bị đầy đủ tất cả những dụng cụ cần thiết cho việc tổ chức sự kiện. Vì khối lượng công việc này khá lớn nên trưởng bộ phận thường phân lại với từng hạng mục cụ thể cho từng cá nhân để tránh bị quá tải hay chậm tiến độ.

Tiến hành tổ chức sự kiện

Sự kiện sẽ diễn ra một cách suôn sẻ nếu nhân viên tổ chức sự kiện làm tốt các khâu chuẩn bị. Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, sự kiện sẽ bắt đầu “chạy”. Với vai trò là một nhà tổ chức, người đứng ra tổ chức sự kiện sẽ quản lý và điều phối tất cả những hoạt động diễn ra trong suốt sự kiện. Đồng thời, các nhân viên event cũng phải có sẵn một kế hoạch dự phòng cho trường hợp sự kiện gặp sự cố, cần đảm bảo chương trình hoạt động diễn ra suôn sẻ nhất có thể.

Vai trò của nhân viên tổ chức, điều phối sự kiện

Giải quyết các vấn đề sau sự kiện

Sau khi sự kiện kết thúc, nhân viên tổ chức event sẽ bàn giao hợp đồng cho các đối tác hỗ trợ và tiến hành thanh lý hợp đồng. Đồng thời thực hiện các báo cáo phân tích về hiệu quả cũng như những sai sót của sự kiện, thu thập các khoản chi tiêu tài chính của sự kiện để gửi lên cấp trên, khách hàng hoặc bộ phận kế toán.

Những kỹ năng quan trọng mà nhân viên tổ chức sự kiện cần trang bị

Đi đôi với khối lượng công việc lớn, đòi hỏi các nhân viên tổ chức event phải vững kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. Một số kỹ năng quan trọng cần trang bị như sau:

Kỹ năng tổ chức và kết hợp làm việc nhóm

Đặc thù công việc của lĩnh vực tổ chức sự kiện là cần sự tương tác, phối hợp giữa các cá nhân trong nhóm cùng các bộ phận liên quan. Vì vậy, nhân viên event cần phải biết cách phối hợp làm việc nhóm. Khi có kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm tốt, người làm sự kiện sẽ biết cách sắp xếp các đầu việc một cách hợp lý, phân bổ lượng nhân sự phù hợp và có thể kiểm soát tốt những vấn đề rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa, việc kết nối linh hoạt giữa các thành viên trong nhóm tổ chức sự kiện sẽ góp phần rất lớn vào thành công của sự kiện.

Trang bị những kỹ năng cần thiết khi làm việc trong ngành tổ chức sự kiện

Cần cù, chịu khó, chủ động trong công việc

Tổ chức sự kiện là ngành nghề đòi hỏi tính chủ động cao trong công việc. Vì vậy mà công việc này thường phù hợp với những bạn trẻ năng động, sáng tạo. Bên cạnh đó, công việc này cần sự chăm chỉ, chịu khó, khả năng chịu được áp lực cao trong công việc bởi bạn sẽ thường xuyên bận rộn, thời gian làm việc thất thường để đảm bảo theo kịp tiến độ.

Kỹ năng xử lý tình huống nhanh chóng

Mỗi sự kiện diễn ra đều không loại trừ khả năng xảy ra những vấn đề hay sự cố phát sinh. Ngoài nhiệm vụ giám sát các hạng mục công việc đang diễn ra, người tổ chức sự kiện còn phải đảm nhận việc xử lý các tình huống bất ngờ. Trước mọi sự kiện, nhân viên event cần có kế hoạch dự trù những trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra và đưa ra phương án dự phòng hiệu quả.

Có óc thẩm mỹ và kỹ năng sáng tạo

Sự sáng tạo sẽ giúp cho các nhân viên làm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện tạo được dấu ấn riêng cho chương trình. Điều này thể hiện qua những ý tưởng đột phá, các đề xuất mang tính thuyết phục cũng như những phương án giải quyết rủi ro hợp lý. Bên cạnh đó, có năng khiếu thẩm mỹ tốt sẽ giúp cho sự kiện hoàn hảo về mặt hình thức, để lại ấn tượng đặc biệt cho những người tham dự.

Sự đam mê và nhiệt huyết trong là yếu tố cần thiết trong mọi ngành nghề

Có niềm đam mê và sự nhiệt tình trong công việc

Tính chất công việc của ngành tổ chức sự kiện đòi hỏi sự nỗ lực cao, cộng với việc thường xuyên phải đi lại. Vì vậy, công việc này được đánh giá là khá khắc nghiệt. Để có thể theo đuổi và gắn bó lâu dài với công việc tổ chức sự kiện, bạn cần phải có sự đam mê và nhiệt huyết mãnh liệt. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua những trở ngại, thử thách trong công việc.

Những ai phù hợp với nghề tổ chức sự kiện?

Thực tế, những người làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện không cần quá nhiều bằng cấp hay đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, họ cần phải đáp ứng một số yêu cầu về tố chất như sau:

Năng động, sáng tạo: Công việc của nhân viên event chủ yếu xoay quanh việc lên kế hoạch và triển khai, giám sát các sự kiện với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Những người năng động, sáng tạo sẽ luôn có dồi dào năng lượng để xử lý và hoàn thành các nhiệm vụ với thái độ tích cực. Không những vậy, sự sáng tạo còn hỗ trợ bạn tạo ra nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo, mang lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý: Trước khi sự kiện diễn ra, mọi công tác chuẩn bị sẽ khiến bạn luôn ở trong trạng thái bận rộn với hàng trăm công việc khác nhau. Do đó, nếu không biết cách quản lý thời gian, sắp xếp và tổ chức các hạng mục công việc hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Những ai phù hợp làm việc trong ngành tổ chức sự kiện?

Có tính cầu toàn: Những người sở hữu tính cách này thường rất thích hợp để làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Họ vừa có sự tỉ mỉ, cẩn trọng, chú ý đến từng tiểu tiết, thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo nhất, lại vừa có khả năng quan sát tổng thể, bao quát sự kiện.

Sức khỏe tốt: Đã làm việc trong lĩnh vực sự kiện chắc chắn sẽ không thể nào tránh khỏi việc gặp gỡ các đối tác, đơn vị cung cấp, khách hàng. Hơn nữa, việc này còn diễn ra liên tục. Vì vậy, có sức khỏe tốt cùng với sự nhanh nhẹn là điều rất quan trọng giúp bạn gắn bó lâu dài với nghề.

Mức lương cơ bản của nhân viên tổ chức sự kiện

Không có một con số chính xác và cụ thể cho mức lương của nhân viên tổ chức sự kiện. Mức thu nhập của ngành nghề này không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm mà còn bị tác động bởi các yếu tố về “mùa vụ” (loại sự kiện, quy mô tổ chức, vị trí đảm nhiệm,..). Tuy nhiên, về cơ bản, mức lương trung bình của nhân viên event khoảng 9 triệu đồng/tháng. Xét về kinh nghiệm làm việc, mức lương sẽ được phân chia cụ thể như sau:

Với các ứng viên chưa có kinh nghiệm: Mức lương thường dao động trong khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng.

Với những nhân viên sự kiện có từ 1 -  2 năm kinh nghiệm: Mức lương cơ bản thường dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng, thậm chí cũng có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực mỗi người.

Với các vị trí quản lý/trưởng phòng tổ chức sự kiện từ 5 năm trở lên: Mức lương cơ bản thường dao động từ 30 – 40 triệu đồng/tháng.

Thu nhập bình quân trong ngành tổ chức sự kiện theo khảo sát của VietNamSalary

Tìm việc làm tổ chức sự kiện ở đâu?

Với xu thế phát triển toàn cầu cũng như nhu cầu tuyển dụng nhân viên tổ chức sự kiện ngày một gia tăng, tìm kiếm việc làm ở ngành nghề này không phải là điều khó khăn. Các ứng viên có thể tìm việc tổ chức sự kiện thông qua sự giới thiệu của bạn bè/người thân hoặc các thông tin tuyển dụng đăng trên những fanpage mạng xã hội. Đặc biệt, website tuyển dụng chính là mảnh đất màu mỡ để bạn khai thác thông tin việc làm phù hợp.

CareerViet chính là một trong những website tuyển dụng hàng đầu mà bạn có thể lựa chọn và nộp hồ sơ ứng tuyển trực tiếp tại đây. Không chỉ là việc làm nhân viên tổ chức sự kiện mà có đến hàng trăm, hàng nghìn công việc khác nhau từ các công ty lớn, nhỏ trên cả nước đã được kiểm duyệt kỹ càng và đăng tải, mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Hy vọng những thông tin mà CareerViet chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên tổ chức sự kiện và giúp ích cho bản thân trong quá trình tìm hiểu cũng như định hướng nghề nghiệp. CareerViet rất mong được đồng hành cùng bạn trong quá trình hướng nghiệp, mang đến những thông tin hữu ích về mọi ngành nghề.

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

CHICILON MEDIA
CHICILON MEDIA

Lương: 850 - 1,000 USD

Hà Nội

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS
Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS

Lương: 7 Tr - 30 Tr VND

Thanh Hóa

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Lương: 40 Tr - 60 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)
Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

BIDV Metlife Life Insurance LLC
BIDV Metlife Life Insurance LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Khánh Hòa | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Hải Dương

Bài viết cùng chuyên mục

PNL là gì? Gợi ý phương pháp lập báo cáo hiệu quả
PNL là gì? Khám phá bí quyết lập báo cáo PNL hiệu quả, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính, tối ưu lợi nhuận & đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao mới nhất 2024
Phương pháp khấu hao giúp định giá, phân bổ hợp lý và mức độ hao mòn của tài sản qua một khoảng thời gian cụ thể. Tìm hiểu cách tính khấu hao mới nhất 2024.
Tất tần tật về ngành Trí tuệ nhân tạo: Nên hay không nên theo học?
Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính là một ngành học đang bùng nổ, thu hút đông đảo sinh viên đam mê công nghệ! Vậy ngành Trí tuệ nhân tạo có thực sự là cơ hội vàng cho bạn trong tương lai?
Ngành quản lý chất lượng là gì? Tố chất cần có khi học ngành này
Quản lý chất lượng là một công việc hoạt động, dựa trên sự phối hợp, định hướng và kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp.
Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục sự tự mãn trong công việc
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
Beauty blogger là gì? Thu nhập của beauty blogger từ đâu
Có thể nói cụm từ “Beauty blogger” đã và đang và dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đối với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông giải trí và các nền tảng mạng xã hội. Đây được xem là một ngành nghề hot và thu hút giới trẻ nhất trong những năm gần đây. Vậy bạn có biết thế nào là Beauty blogger và cách họ kiếm thu nhập từ việc làm Beauty blogger ra sao? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback