Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 23,556
Rất nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với khó khăn chưa từng có trong việc ứng tuyển do tình hình đại dịch. Nhiều công ty đã bắt tay vào việc phỏng vấn từ xa qua video trực tuyến, trước khi đảm bảo bạn có chứng nhận an toàn của cơ quan y tế. Khi loại hình phỏng vấn mới này ngày càng trở nên phổ biến, một số mẹo hữu ích và đơn giản do CareerViet cung cấp có thể giúp bạn tăng cơ hội tìm được việc làm tiếp theo.
1. Duy trì luồng thông tin
Bạn không thể biết lúc nào một công việc phù hợp với mình sẽ xuất hiện nếu không cập nhật qua công cụ tìm kiếm việc làm. Đăng ký nhận e-Newsletter từ CareerViet và kiểm tra các thông báo mỗi ngày. Hơn 17.000 công việc được hiển thị trên CareerViet mỗi ngày, bạn đã sử dụng bộ lọc để khỏi bỏ lỡ những vị trí phù hợp nhất chưa? Chưa kể, chỉ trên CareerViet , bạn có thể gửi namecard để gia tăng cơ hội làm việc cho những thương hiệu lớn như: SHB, Techcombank, Cocacola… Đừng ngại chat với CareerViet để đội ngũ tư vấn tận tâm và giàu kinh nghiệm trợ giúp bạn tìm ra phương án ứng cử bản thân phù hợp nhất.
2. Mặt đối mặt
Dù không gặp trực tiếp được nhà tuyển dụng của mình, bạn vẫn có thể nói chuyện với họ thông qua các ứng dụng video call khác nhau như Facetime, Skype, Google Meet và Zoom... Hãy bổ sung vào CV là bạn đã có sẵn những ứng dụng nào để họ có thể dễ dàng thiết lập một cuộc phỏng vấn online với bạn.
3. Ánh sáng, camera, diễn!
Bối cảnh dùng cho cuộc gọi video rất quan trọng. Hãy chọn một địa điểm yên tĩnh, nơi bạn có thể tránh mọi sự phân tâm và tiếng ồn. Một căn phòng gọn gàng và sạch sẽ với nền phía sau đơn giản sẽ giúp nhà tuyển dụng tập trung vào bạn. Mặt khác, đừng để phòng quá tối, ánh sáng cần tập trung vào bạn để nhà tuyển dụng thấy rõ bạn. Tốt nhất, hãy để nguồn sáng ngang bằng và chiếu sáng đầy đủ hoặc ít nhất là ⅔ khuôn mặt.
4. Ăn mặc để gây ấn tượng
Bạn có thể đang ở nhà nhưng một cuộc phỏng vấn xin việc vẫn cần chuyên nghiệp, và ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Bạn cần mặc trang phục phù hợp, giống như khi đi phỏng vấn trực tiếp. Tránh các bộ đồ màu mè, nhiều họa tiết rối mắt và kẻ sọc, hoặc trùng màu với bức tường đằng sau - hiệu ứng của các bộ đồ này trên màn hình chỉ là làm nhà tuyển dụng hoa mắt khi cố tập trung vào bạn.
5. Alô, alô 1-2-3-4…
Kiểm tra độ thông suốt của các thiết bị (mic, tai nghe, camera, bàn phím…), đảm bảo tất cả các ứng dụng cần thiết hoạt động tốt và bạn đã biết cách sử dụng. Kiểm tra tốc độ internet của bạn trước khi phỏng vấn. Bạn có thể thử gọi video cho bạn bè hoặc gia đình để luyện tập, xây dựng sự tự tin. Nên nhờ họ phản hồi về ngoại hình và cách giao tiếp bằng mắt của bạn trước máy quay. Thực hành cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn với các cuộc phỏng vấn video.
6. Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể là gia vị cho mọi cuộc phỏng vấn, dù là trực tiếp hay từ xa, nó vẫn quan trọng. Giữ lưng thẳng và hơi nghiêng về phía máy quay sẽ thể hiện sự cởi mở và hứng thú với cuộc phỏng vấn. Tránh vắt chân và bồn chồn. Đừng ngại dùng tay để thể hiện sự thoải mái, đặc biệt khi bạn cần nhấn mạnh quan điểm nào đó. Luôn giữ giao tiếp bằng mắt, nó cho các nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không lo sợ và đang chủ động lắng nghe.
7. Chuẩn bị đầy đủ
Nhớ tự chuẩn bị các tài liệu cần thiết và một cốc nước cho bản thân trước giờ hẹn. Cẩn thận với thời điểm phỏng vấn: có phải giờ mà mẹ bạn đang hát karaoke không? Con của chị gái có thể chạy vào phòng tìm đồ chơi bất kỳ lúc nào? Tốt nhất đừng để người phỏng vấn phải khó chịu vì nội dung trao đổi bị gián đoạn. Cũng rất bất tiện nếu bạn để nhà tuyển dụng phải đợi bạn chạy đi tìm bằng Đại học hoặc lật tung bàn làm việc để tìm dây sạc sơ cua cho điện thoại.
8. Hãy đúng giờ
Đây vốn là điều “đương nhiên phải thế”, nhưng dù là qua video hay trực tiếp, vẫn có kha khá ứng viên muộn giờ. Đúng giờ là đức tính tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng và giúp bạn tiến xa. Hãy đăng nhập ứng dụng gọi video trước cuộc phỏng vấn 10 đến 15 phút. Đây chính là thời gian mà bạn thư giãn, xem lại các ghi chú về những điều nên bày tỏ và hít vài hơi thật sâu để lấy can đảm.
9. Đặt câu hỏi
Phỏng vấn là sự tương tác hai chiều. Đặt câu hỏi sẽ thể hiện sự quan tâm của bạn đối với vị trí. Cố gắng gắn các câu hỏi với một vài điểm mạnh trong kỹ năng hoặc kinh nghiệm của bạn. Nhà tuyển dụng đang tìm hiểu xem bạn có phù hợp với công ty hay không. Vậy bạn cũng nên chuẩn bị các câu hỏi về vị trí việc làm và công ty để đảm bảo đây là công việc phù hợp với bản thân.
10. Theo dõi và trao đổi với chuyên gia tư vấn
Sau khi hoàn thành cuộc phỏng vấn của mình, hãy liên hệ với những người đã giới thiệu công việc cho bạn (nhà tư vấn tuyển dụng,người quen, tư vấn viên của CareerViet …). Bạn nên tóm tắt lại cuộc phỏng vấn với người tư vấn: nó diễn ra như thế nào, điều gì có vẻ là hiệu quả và các bước tiếp theo bạn dự định làm là gì. Đây là cơ hội để bạn nhận được đánh giá, tư vấn sâu hơn của những người nhiều kinh nghiệm. Các tư vấn viên chuyên nghiệp cũng có thể chia sẻ thêm về phản hồi từ các nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn với bạn.
Kỹ năng phỏng vấn qua video sẽ giúp bạn nâng bản thân lên thành một ứng viên có tố chất chuyên nghiệp - không ngừng tìm kiếm công việc phù hợp trong khi vẫn đảm bảo được sức khỏe và sự an toàn cho cả mình và nhà tuyển dụng.
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function