6 câu hỏi lớn trước khi chuyển việc

Viewed: 24,756

Nếu đang phải cân nhắc chuyển đổi nghề nghiệp, bạn không phải người duy nhất. Rất nhiều người muốn chuyển việc, nhưng không phải ai cũng thành công. Để xác định đúng thời điểm và cách thức, 6 câu hỏi sau sẽ giúp bạn phác thảo một số bước chuẩn bị quan trọng.

1. Lý do nào khiến bạn muốn chuyển việc?

Khi bạn cân nhắc thay đổi, thử nghĩ xem điều gì khiến bạn thích/ không thích ở các công việc cũ. Tạo hai danh sách: Những điều không thích ở nghề nghiệp hiện tại - Những điều muốn có ở vị trí mới. Hãy sắp xếp danh sách theo mức độ quan trọng giảm dần trong mục tiêu sự nghiệp.

Ví dụ:

Sự nghiệp hiện tại

Tăng ca nhiều và lương thấp

Ít cơ hội thăng tiến

Không hỗ trợ đào tạo bổ sung

Bị chuyển chỗ làm sang các cơ sở mới

Không được đi du lịch

Sự nghiệp mới

Giờ làm linh hoạt

Lương cao, phúc lợi tốt

Có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp

Thị trường mới nổi hoặc đang phát triển

Được đi du lịch

Danh sách chỉ nên bao gồm các vấn đề đúng với vị trí hoặc nghề nghiệp của bạn, chứ không phải những đặc quyền vốn chỉ dành riêng cho cấp bậc cao hơn bạn. Ngoài ra, hãy ghi nhớ tiêu chí nào trong “sự nghiệp mới” là quan trọng nhất cho cả lối sống và mục tiêu dài hạn của bạn. Có thể bạn sẽ không đạt được mọi chỉ tiêu trong danh sách, nhưng hãy cân nhắc một số vị trí thỏa mãn các yêu cầu cấp thiết nhất.

2. Kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ra sao?

Bạn đã hiểu tại sao mình lại muốn rời bỏ sự nghiệp hiện tại và những gì bạn tìm kiếm trong sự nghiệp mới, nhưng đánh giá đúng bản thân mới giúp bạn trở thành một ứng viên mạnh. Kể cả khi sự nghiệp mới không trùng lặp với những kinh nghiệm bạn đã có, hãy xem mình có các kỹ năng phù hợp để nhà tuyển dụng cân nhắc không. Một số các kỹ năng từ sự nghiệp hiện tại có thể vẫn ứng dụng được trong các lĩnh vực khác.

Hãy tạo một danh sách khác về cả kỹ năng cứng và mềm. Kỹ năng cứng thường có được qua đào tạo và thực hành, ví dụ cách dùng phần mềm nào đó hoặc ngoại ngữ. Kỹ năng mềm thường liên quan đến tính cách của bạn, khả năng giao tiếp, sự sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và tính nguyên tắc...

Giả sử nếu bạn chuyên thiết kế website thì có thể danh sách của bạn như sau:

Kỹ năng mềm

Đúng giờ

Giải quyết vấn đề hiệu quả

Thích ứng tốt với quy trình mới

Giao tiếp tốt với khách hàng

Kỹ năng cứng

Am hiểu sâu về sản phẩm

Kiến thức về Python và HTML

Kỹ năng cao cấp về WordPress

Kỹ năng viết và ngữ pháp tốt

Hãy nghĩ về những phẩm chất, kỹ năng nào đã giúp bạn đạt được thành tựu trong công việc, và nhớ trung thực với bản thân. Các nền tảng công nghệ đã biết sử dụng cũng là thế mạnh quan trọng, chẳng hạn CRM, hệ thống quản lý đại lý... Kể cả nếu lĩnh vực tiếp theo sử dụng công nghệ khác, thì tư duy sử dụng công nghệ mà bạn có sẵn vẫn có ích.

Với những kỹ năng mà bạn đã làm nhưng không thích, hãy cân nhắc bỏ nó.

3. Bạn hướng đến ngành nghề nào?

Khi biết mình cần gì và mình có gì, hãy bắt tay vào tìm các lựa chọn nghề nghiệp liên quan. Có thể phân tích nghề nghiệp mới thành các mối quan tâm như sau:

- Những công việc nào không yêu cầu kiến thức hoặc đào tạo mới? (kỹ năng cứng hiện tại của bạn có thể đáp ứng được luôn)

- Những công việc yêu cầu đào tạo bổ sung ít (bạn vẫn có thể hội nhập ngay, chỉ cần tìm hiểu thêm trong thời gian ngắn)

- Những công việc nào đòi hỏi lượng kiến thức mới đáng kể (những công việc mà kỹ năng cứng hiện tại của bạn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ)

Hãy nhớ: bạn không nhất thiết phải tìm kiếm một công việc cụ thể mà là một sự thay đổi nghề nghiệp nói chung. Có những nghề nghiệp mới mà bạn không biết là nó tồn tại nhưng bạn lại đủ điều kiện về kỹ năng để hội nhập ngay lập tức. Vì thế, hãy đọc thật kỹ các bản Mô tả công việc, và đừng ngại tìm hiểu những ngành nghề mới trên thị trường tuyển dụng. Hãy tìm hiểu đánh giá của những người từng làm trong lĩnh vực này xem xem liệu những kỹ năng của bạn có thể ứng dụng được ngay không, và nếu bạn muốn ứng tuyển, thì cần thêm các kỹ năng mới nào.

4. CV của bạn đã sẵn sàng chưa?

Sau khi đã tìm thấy một vài lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng, hãy cập nhật CV để chứng minh bạn có các kỹ năng và kinh nghiệm có thể đáp ứng những vị trí này.

Có thể làm nhiều bản CV khác nhau, tùy thuộc vào vị trí bạn muốn ứng tuyển và điều chỉnh cho phù hợp với từng vị trí. Kể cả với những nghề nghiệp bạn tin mình đã đủ điều kiện, cứ cập nhật để nhấn mạnh các kỹ năng cứng và mềm quan trọng đối với các vị trí đó. Nói chung, hãy để ý những kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Để khiến mình xuất sắc hơn nữa, hãy sử dụng thủ thuật để nhân đôi lời mời phỏng vấn hoặc rà soát lại bản CV của mình theo những mẹo mà CareerViet đã cung cấp.

5. Bạn cần bổ sung kỹ năng nào?

Nếu bạn quyết tâm chuyển sang một nghề mà các kỹ năng hiện tại không đáp ứng được, hãy bổ sung vào kho kiến thức của mình càng nhiều kỹ năng cần thiết càng tốt trước khi ứng tuyển.

Điều đó có nghĩa là bạn phải trì hoãn kế hoạch thay đổi nghề nghiệp trong vài tuần hoặc vài tháng, nhưng vẫn đáng giá nếu bạn đánh giá là nghề nghiệp mới xứng đáng để bỏ công sức. Trong một số trường hợp, đó là được trả lương cao hơn, phúc lợi và niềm vui trong công việc...

Có rất nhiều sự lựa chọn về đào tạo:

- Các khóa tự học online

- Các khóa online của các trường đại học, cao đẳng

- Làm cộng tác viên, tình nguyện viên tại các tổ chức có thể giúp bạn trau dồi kỹ năng cần thiết

Dù bạn chọn con đường nào, hãy chắc chắn rằng bạn tìm đúng kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Có thể chưa chắc bạn làm chủ bộ kỹ năng mới được ngay, nhưng ít nhất bạn không tự ti khi ứng tuyển. Một số doanh nghiệp sẵn sàng tuyển ứng viên chưa thành thạo và tiếp tục đào tạo trong quá trình làm việc. Cũng đừng quên những kỹ năng mềm phù hợp, giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá.

6. Kế hoạch chuyển việc của bạn như thế nào?

Bạn có thể muốn rời bỏ công việc hiện tại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, lời khuyên kinh điển vẫn là: đừng rời bỏ sự nghiệp hiện tại cho đến khi có lời mời làm việc mới trong tay. Không có gì đảm bảo thời cơ có thể đến ngay và luôn.

Sau khi nhận được lời mời làm việc mới, bạn phải giữ quan hệ tốt với sếp hiện tại. Một lá thư nghỉ việc lịch sự và tôn trọng sẽ giúp duy trì mối quan hệ tích cực với người tuyển dụng bạn ngay cả khi bạn đã rời đi.

Hy vọng với việc trả lời 6 câu hỏi trên thật kỹ lưỡng, CareerViet đã giúp bạn có một sự chuyển biến “thuận buồm xuôi gió” trên lộ trình sự nghiệp.

Source: CareerViet Vietnam

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM
CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Bac Ninh

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tan Hiep Phat Group
Tan Hiep Phat Group

Salary : Competitive

Binh Duong

CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM
CÔNG TY TNHH KOGE MICRO TECH VIETNAM

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Bac Ninh

Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)
Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)

Salary : 50 Mil - 70 Mil VND

Ho Chi Minh

SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY
SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN NỆM THUẦN VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN NỆM THUẦN VIỆT

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Long An

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Ahamove
Ahamove

Salary : Up to 1,000 USD

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước
Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty CP Wendelbo Đông Nam Á
Công Ty CP Wendelbo Đông Nam Á

Salary : Competitive

Binh Duong

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Salary : Competitive

Ha Noi | Nghe An | Thanh Hoa

Similar posts "Overcome Challenges"

Layoff là gì? Cách để đối mặt với làn sóng layoff 2024
Layoff là gì? Nên làm gì để đối mặt với làn sóng layoff sa thải 2024? Cùng CareerViet tìm hiểu về tình trạng và cách ứng phó với làn sóng sa thải năm nay!
Peer pressure là gì? Gen Z cần làm gì để vượt qua?
Khám phá "peer pressure là gì" với CareerViet và cách mà thế hệ Gen Z có thể vượt qua thách thức này. Bài viết sẽ đào sâu vào ý nghĩa của áp lực đồng trang lứa từ đó giúp các bạn trẻ tự tin và thành công trong việc đối phó với áp lực đồng trang lứa.
Đấu trường chính trị công sở: Đừng làm nạn nhân
Ai cũng có thể mắc sai lầm trong công việc. Tuy nhiên, một số người lại thích đổ lỗi cho người khác. Để tránh bị đổ lỗi oan, bạn nên bảo vệ bản thân hết mức có thể. Không chỉ chuẩn bị trước bằng sự cẩn thận trong hồ sơ, giấy tờ, bạn còn phải có nhiều phương án đề phòng.
7 cách tránh trầm cảm vì công việc
Có bao giờ bạn phải vật lộn với chính mình để đi đến công ty, hoặc đơn giản là ra khỏi giường? Theo một nghiên cứu, cứ 6 người thì 1 người trầm cảm do căng thẳng trong công việc. Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất và mối quan hệ công sở, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cá nhân.
10 bí kíp phỏng vấn online bỏ túi
Rất nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với khó khăn chưa từng có trong việc ứng tuyển do tình hình đại dịch. Nhiều công ty đã bắt tay vào việc phỏng vấn từ xa qua video trực tuyến, trước khi đảm bảo bạn có chứng nhận an toàn của cơ quan y tế. Khi loại hình phỏng vấn mới này ngày càng trở nên phổ biến, một số mẹo hữu ích và đơn giản do CareerViet cung cấp có thể giúp bạn tăng cơ hội tìm được việc làm tiếp theo.
Xử lý khủng hoảng sau khi mất việc
Bạn đang không có tâm trạng đón năm mới khi nhận được quyết định thôi việc? Đối mặt với việc bị cắt giảm không dễ dàng chút nào, nhưng điều quan trọng là bạn phải chủ động đối phó với tình huống khó khăn này. Nếu bạn lờ đi những căng thẳng, nó có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và khiến việc trở lại thị trường việc làm gian nan hơn nữa.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback