Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 9,871
Bạn đang không có tâm trạng đón năm mới khi nhận được quyết định thôi việc? Đối mặt với việc bị cắt giảm không dễ dàng chút nào, nhưng điều quan trọng là bạn phải chủ động đối phó với tình huống khó khăn này. Nếu bạn lờ đi những căng thẳng, nó có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và khiến việc trở lại thị trường việc làm gian nan hơn nữa.
Stress do mất việc với mỗi người lại có tác động khác nhau. Một số bị sang chấn rõ ràng, nhất là khi tình hình phát triển của ngành đi xuống và thị trường việc làm có dấu hiệu thất nghiệp lan tràn, khiến hy vọng mong manh hơn. Trong khi có những người biểu hiện khủng hoảng ít hơn. Nhưng dù có xuất hiện dấu hiệu hay không - hoặc chúng thể hiện rõ nét cỡ nào - mất việc chắc chắn sẽ gây khủng hoảng.
Một số dấu hiệu căng thẳng phổ biến nhất liên quan đến mất việc làm là:
- Sự phẫn nộ
- Sự lo lắng
- Phản ứng từ chối
- Phiền muộn
- Nỗi sợ
- Cảm giác bất lực
- Lưỡng lự
- Thiếu năng lượng
- Hoảng loạn
- Cảm giác bị choáng ngợp
Khi bạn phải đối mặt với những cảm xúc liên quan đến việc mất việc, một trong những điều đầu tiên bạn cần làm là: chấp nhận rằng bạn đang gặp căng thẳng và thực hiện các bước sẽ giúp bạn “xử đẹp” cơn stress. Việc tránh thừa nhận để khỏi phải đối mặt với sự căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, khiến bạn khó phục hồi hơn nhiều so với người khác.
Nhiều người lầm tưởng rằng họ nên tránh nói về chuyện đã xảy ra cùng những tác động của nó lên họ. Tuy nhiên, nói ra vấn đề của bạn có thể giúp bạn nảy ra ý tưởng về những việc cần làm tiếp theo, cũng là một cách tuyệt vời để kiểm soát nỗi căng thẳng. Ngoài ra, việc kìm nén cảm xúc về việc mất việc còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm: tăng huyết áp, đau đầu, các vấn đề về dạ dày, khó thở...
Đừng trút bầu tâm sự với bất kỳ ai bạn gặp, mà hãy tâm sự với một người bạn, người thân trong gia đình hoặc một người tư vấn tâm lý chuyên nghiệp - những người sẵn sàng lắng nghe và có thể hỗ trợ, giúp đỡ.
Nhiều người có xu hướng buông bỏ bản thân khi rơi vào cảm xúc tiêu cực sau mất việc. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên chăm sóc bản thân thật tốt trong khoảng thời gian khó khăn này, bởi vì căng thẳng khiến bạn dễ bị ốm hơn bình thường.
Bạn vừa phải cân đối tài chính, vừa phải tìm việc, nên giữ gìn sức khỏe là điều quan trọng hàng đầu. Có thể bạn không muốn, nhưng tập thể dục đều giúp bạn kiểm soát căng thẳng, đồng thời góp phần tiết kiệm tiền thuốc thang. Ngoài ra, ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ cũng hạn chế nguy cơ ốm đau.
Ngồi yên chờ tình hình kinh tế và tâm trạng của mình được cải thiện thì dễ hơn việc đứng lên hành động. Nhưng đừng đầu hàng sớm thế. Càng chủ động để kiểm soát tình hình sớm bao nhiêu, càng giảm nhẹ hậu quả của việc mất việc bấy nhiêu. Làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp là một trong những việc đầu tiên mà bạn cần làm. Không chỉ nhận được tiền bảo hiểm, bạn còn nhận được bảo hiểm y tế miễn phí để chi trả cho các vấn đề sức khỏe.
Bạn cũng sẽ cần phải điều chỉnh thói quen tiêu dùng, cắt giảm những chi phí không cần thiết trong lúc đang tìm việc. Lên định mức chi tiêu và bám sát nó. Nếu bạn gặp vấn đề khi thanh toán cho các món hàng trả góp, hãy đi tìm phương án phù hợp nhất: hỏi về các chương trình hỗ trợ thanh toán tạm thời của ngân hàng, bán lại món hàng nếu cần, hoặc nói khó với bên bán để họ hiểu tình hình.
Nếu bạn cần trở lại làm việc, bạn sẽ phải bắt tay vào tìm việc. Mặc dù ban đầu quá trình tìm kiếm việc làm có thể không khả quan, nhưng nếu bạn lên chiến lược tìm việc một cách có hệ thống, bạn sẽ khiến bản thân trở thành một ứng viên sáng giá. Tập trung vào tìm việc cũng giúp bạn quên đi những cảm xúc bi quan.
CareerViet đã có rất nhiều bài tư vấn bí quyết tìm việc để bạn rút ngắn quá trình này nhất có thể. Nghiên cứu kỹ và ứng dụng cẩn thận sẽ giúp bạn có cơ sở để tự tin hơn, cho phép bản thân tập trung vào những khả năng tốt đẹp hơn trong tương lai.
Bằng cách chủ động thực hiện các bước xử lý khủng hoảng sau khi mất việc, bạn sẽ giảm thiểu được ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác, cũng đừng quên bạn có quyền cho bản thân được thả lỏng. Giữa nghịch cảnh rối bời, một vài mẹo giúp thư giãn sẽ tiếp thêm sức mạnh để bạn lạc quan hơn.
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function