Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 51,106
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Ở bất kỳ vị trí công việc nào như recruiter, part time hay telesales,... thì dù bạn có đánh giá sếp mình như thế nào đi chăng nữa, họ cũng đã trải qua một quá trình tích lũy kinh nghiệm, đào tạo và rèn luyện bản thân qua nhiều việc thử - sai. Tuy nhiên, vì là con người nên không phải ai cũng luôn có những quyết định và suy nghĩ đúng đắn. Và bạn sẽ có nhiều lúc bất đồng ý kiến với sếp, thậm chí là sếp có thể sai 100%. Bài viết sau đây CareerViet sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này.
\Bạn sẽ có nhiều lúc bất đồng ý kiến với sếp
Vậy bạn nên chất vấn sếp theo hướng tích cực nhất mà vẫn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với sếp như thế nào? Thông thường, đa phần chúng ta đều rất ngại thể hiện sự bất đồng ý kiến với cấp trên. Bạn cần có một ít nỗ lực và sự khéo léo để thuyết phục được sếp và công việc vẫn trôi chảy.
Xây dựng lòng tin
Lòng tin là trung tâm của mọi mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng – nhân viên. Nếu không có lòng tin thì bạn không thể hy vọng sẽ thuyết phục được sếp rằng ý kiến của bạn có thể tốt hơn họ.
Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đối với mối quan hệ trong công việc, và không chỉ công việc.
Hãy luôn làm đúng thời hạn công việc được giao, và luôn nỗ lực hết mình. Năng lực của bạn phải ổn định qua nhiều thời kỳ khác nhau để thể hiện rằng bạn là một nhân viên đáng tin cậy của công ty. Bạn không chỉ phải tôn trọng sếp, phải đáp ứng được những kỳ vọng mà sếp đặt ra cho bạn mà còn cho thấy rằng bạn rất quan tâm đến mọi việc.
Bỏ qua những việc nhỏ nhặt
Sếp bạn và bạn có vai trò khác nhau, nên nếu bạn bất đồng ý kiến với sếp về những việc nhỏ nhặt thì sếp sẽ nghĩ bạn đang không tập trung vào những việc quan trọng hơn. Hãy luôn nhớ rằng sếp rất bận rộn nên chỉ quan tâm đến những việc lớn lao. Bạn nên chọn những cuộc tranh luận nào xứng đáng và bỏ qua những việc nhỏ nhặt nếu không cần thiết.
Khéo léo
Benjamin Franklin đã từng nói “Sự khéo léo là việc phải nhớ không chỉ nói đúng việc đúng lúc, mà còn phải biết việc khó hơn là kềm chế nói những điều không đúng vào lúc bạn muốn nói nhất.”
Hãy thể hiện cho sếp biết là bạn không tranh luận vì lý do cá nhân.
Nếu có bất đồng với sếp, cách bạn trình bày ý kiến khác với sếp sẽ nói lên tất cả. Nếu như bạn tránh né những câu trả lời thẳng thắn và xin lỗi quá nhiều, bạn đã không thật nghiêm túc. Nếu như bạn quá hung hăng, nỗ lực tranh luận của bạn có thể phản tác dụng. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, thật tập trung và nói thật chắc chắn.
Trong một vài trường hợp, sếp bạn sẽ muốn bạn thấy rằng rõ ràng bạn đang phạm lỗi. Đừng để nhiều người biết mà hãy trao đổi trực tiếp với sếp. Đừng bao giờ nói xấu sếp với nhiều người, vì bạn sẽ đánh mất niềm tin mà bạn đã vất vả gầy dựng với sếp.
Chờ đúng thời cơ
Thời cơ và sự khéo léo phải đi đôi với nhau. Bạn cần biết tính cách của sếp trước khi trình bày vấn đề, và nên tìm lúc thích hợp. Nếu như sếp bận vào buổi sáng thì bạn nên để trưa hãy trao đổi. Hoặc sếp không thích bị phê bình hay chỉ trích thì bạn chỉ nên họp ngắn gọn để sếp được chuẩn bị về mặt tâm lý tốt hơn.
“Biết người biết ta”
Không có gì tệ hơn việc một nhân viên tỏ vẻ biết nhiều nhưng lại không có những thông tin thuyết phục. Do đó bạn phải nắm rõ những gì mình sẽ nói với sếp, và tập trung vào ý chính để cuộc thảo luận không bị lái sang chủ đề khác.
Những công ty lớn mạnh đa phần là nhờ những sự bất đồng ý kiến theo hướng tích cực, vì họ sẽ nhìn thấy nhiều khía cạnh của một vấn đề và đưa ra giải pháp toàn diện nhất.
Trong khi bạn thu thập thông tin, hãy thử tưởng tượng ra những câu hỏi mà sếp bạn có thể đặt ra. Vì sao sếp không đồng ý với bạn và nguyên nhân từ đâu? Bạn có thể dùng những thông tin mình có để thuyết phục sếp nhìn theo quan điểm của bạn hay không? Hãy chuẩn bị những dẫn chứng thuyết phục nhất cho câu trả lời của bạn.
Biết khi nào nên dừng lại
Bạn có thể sẽ không thể thắng trong tất cả các cuộc tranh luận vì thời gian chưa thích hợp. Nếu sếp của bạn từ chối ý kiến của bạn, hãy tôn trọng ý kiến của họ và vẫn thể hiện cho họ biết rằng bạn vẫn luôn ủng hộ họ.
Cách bạn chấp nhận thất bại trong cuộc tranh luận sẽ củng cố niềm tin từ sếp dành cho bạn, và cũng đồng thời quyết định được việc sếp có tham khảo ý kiến của bạn cho những việc trong tương lai hay không.
Bạn sẽ tỏa sáng nếu có những lý do xác đáng, và cũng giúp bạn trở thành nhân viên quan trọng trong công ty. Hãy nhớ rằng bất đồng theo hướng tích cực sẽ giúp công ty lớn mạnh, và bạn đang đóng góp cho công ty. Bạn cũng chứng tỏ được rằng bạn đang dần dần sẵn sàng tiếp nhận những vị trí cao hơn khi thời cơ đến.
Nguồn hình : Internet
Source: Nguồn: Fast Company
Please sign in to perform this function