Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,001
Trong tuần làm việc đầu tiên, điều mà sếp và những đồng nghiệp khác mong đợi ở bạn là có một ấn tượng nào đó. Nhưng nên nhớ, họ không mong chờ ở bạn một con người hoàn hảo. Tuy nhiên, bạn nên thể hiện những khả năng xuất sắc nhất của mình, sẵn sàng làm việc và học hỏi. Sau đây là 16 cách có thể giúp ích cho bạn để khởi đầu một công việc mới.
1. Kiểm tra lại những ghi chép trong cuộc phỏng vấn. Xem lại tên và chức vụ của những người mà bạn đã gặp, đã phỏng vấn bạn, như vậy bạn có thể chào hỏi họ dễ dàng và xưng hô cho phù hợp.
2. Nghiên cứu. Thu nhặt lại những vấn đề, những tin tức nói về công ty, những bản báo cáo hàng năm và những bài báo được đăng.
4. Đi làm đúng giờ. Bạn biết ở đâu và khi nào để báo cáo công việc hàng ngày. Đến sớm 30 phút và ra về sau cùng. Ghi chép kế hoạch làm việc của mọi người và những thói quen làm việc của họ, như vậy thì bạn sẽ nắm bắt được từng công việc của mọi người và dễ dàng giao tiếp.
5. Lên kế hoạch chắc chắn. Quan sát và hành động, vui vẻ gia nhập với việc làm nhóm.
6. Dễ nhìn. Bạn là nhân viên mới nên mọi cặp mắt sẽ đổ về phía bạn. Hãy ăn mặc lịch sự, đứng đắn nhưng không được nổi bật quá.
7. Linh động. Trông đợi, nắm lấy những thách thức và những công việc khó khăn. Một nhân viên linh động sẽ dễ thuyết phục được mọi người, làm giảm bớt căng thẳng cho bản thân và cho những cộng sự khác.
8. Biết khen ngợi. Cảm kích và khen ngợi mọi người. Những người đã giúp đỡ bạn.
9. Nghe 80%, nói 20%. Hạn chế đưa ra những ý kiến hay đánh giá về quan điểm, đường lối riêng của bạn. Bạn nên thể hiện lòng kính trọng bằng việc lắng nghe một cách say mê những điều bạn chưa biết từ những nhân viên khác, vì họ đã làm việc lâu hơn bạn và hiểu biết hơn bạn.
10. Hiểu biết sếp. Quan sát cá tính của sếp và kiểu làm việc của ông ta, thay đổi để phù hợp với sở thích của họ.
11.Chọn lọc. Làm những gì mà bạn chắc chắn là sếp của bạn cũng đề cập đến. Chẳng hạn:
- Những vấn đề nào cần được giải quyết ngay.
- Những dự án nào thường được đề cập đến hàng ngày.
- Làm thế nào để bạn thực hiện những kế hoạch của mình.
12. Liên kết với đồng nghiệp. Hiểu biết nhiều về đồng nghiệp đặc biệt là những người trong nhóm. Thiết lập các mối quan hệ và cung cấp những thông tin chính xác.
13. Nhận biết người tài. Khám phá ra những người có thế lực và có triển vọng. Ghi chép những nét tiêu biểu của họ. Đưa ra mục tiêu để cạnh tranh với họ.
14. Khám phá những hoạt động ngầm. Nhận biết sức mạnh chính trị của công ty. Trong lúc bạn muốn tránh xa những rắc rối về mặt chính trị, thì nó lại là những kiến thức hữu ích cho hoạt động ngầm của bạn.
15. Hành động. Kết thúc một cuộc chuyển nhượng và bạn sẵn sàng cầm trong tay một công việc khó khăn hơn. Chọn lọc những dự án và có sự ủng hộ từ người quản ý của bạn.
16. Hãy là một nhân viên gương mẫu. Đừng bàn tán hay nhiều chuyện. Hãy luôn luôn là một người được sếp ưa thích. Tạo niềm tin trong lòng đồng nghiệp.
Nguồn: HRvietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này