Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 24,794
“Chán nản” và “sợ hãi” là những tính từ mà mọi người thường sử dụng để miêu tả công việc của mình. Đó là điều thường thấy ở nơi làm việc. Tuy nhiên, lại không mấy người dành thời gian để phân tích nguyên nhân làm cho họ cảm thấy sợ công việc đó và cách để giải quyết chúng như thế nào.
Patrick Lencioni trong cuốn sách “"The Three Signs of a Miserable Job." (Tạm dịch: Ba dấu hiệu của một công việc hãi hùng) cho thấy:
Sự bất mãn trong công việc là hiện tượng phổ biến
Tác giả nhấn mạnh rằng một công việc đáng sợ khác với một công việc tồi tệ, vì mơ ước của người này khác với mơ ước của người khác. Tuy nhiên, một công việc đáng sợ có một số đặc điểm chung.
“Công việc đáng sợ làm cho một người nản chí và mệt mỏi khi họ trở về vào ban đêm” Lencioni nói, “Nó thường lấy hết năng lượng, nhiệt tình và sự tôn trọng chính bản thân mình. Những công việc đáng sợ xuất hiện trong mọi ngành nghề ở nhiều lĩnh vực khác nhau”.
Lencioni cho rằng, phần lớn lỗi đó thuộc về các nhà quản lý, những người là yếu tố chủ yếu làm cho nhân viên của mình cảm thấy thỏa mãn hoặc không thỏa mãn với công việc. Một nghiên cứu gần đây của Yahoo! HotJobs đã cho một kết luận tương tự: 43% trong số các nhân viên nói rằng bất mãn với sếp của mình là nguyên nhân chính làm cho họ phải nghĩ đến việc tìm một công việc mới.
3 dấu hiệu của một công việc đáng sợ
Lencioni đã chỉ ra 3 dấu hiệu làm cho bạn sợ hãi công việc của mình là:
- Tên tuổi mờ nhạt: Các nhân viên cảm thấy mình như bị đơn độc là lẻ loi trong môi trường làm việc bởi sếp thường rất ít chia sẻ và quan tâm đến mong muốn của họ.
- Công việc nhàm chán: Tình trạng này xảy ra khi các nhân viên không biết cách tạo ra sự khác biệt trong công việc của mình. “Mỗi nhân viên cần biết rằng, công việc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của họ - một khách hàng, một đồng nghiệp, và thậm chí là một người quản lý đều ảnh hưởng theo cách này hay cách khác”.
- Cảm thấy mình yếu kém: Điều này thể hiện sự bất tài của các nhân viên trong những đóng góp và thành công của chính họ cho công ty. Vì kết quả của công việc, họ thường dựa vào những ý kiến của người khác – thường là người quản lý – để định giá thành công của họ.
3 phương pháp cải thiện
Lencioni đưa ra ba bước để cải thiện mối quan hệ giữa sếp với nhân viên và khích lệ sự thỏa mãn trong công việc:
1. Tiếp cận sếp: “Hầu hết các nhà quản lý đều rất muốn tạo mối quan hệ tốt với nhân viên, mặc dù rất bận và không có ý lợi dụng nhân viên của mình” cô nói. Do đó, tiếp cận và tạo mối quan hệ thân thiết với sếp sẽ giúp bạn cảm thấy công việc của mình có giá trị hơn rất nhiều.
2. Để sếp biết được mong muốn của bạn: Điều này có nghĩa là bạn cần cho sếp biết được trong những thành công đạt được đó có sự đóng góp của bạn. Lencioni gợi ý câu bạn có thể hỏi sếp: “Anh có thể chỉ cho tôi biết tại sao công việc tôi đang làm lại tạo sự khác biệt đối với mọi người được không?”.
3. Làm hơn những gì sếp nghĩ: “Những nhân viên biết quan tâm đến mong muốn của sếp trong công việc cũng như trong đời sống sẽ thăng tiến nhanh hơn những người chỉ biết đến những mong muốn của mình” Lencionni nói. Hoặc bạn nên tìm cách để sếp biết được công việc và thành quả cảu sếp có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến bạn.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo VTV
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này