Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 29,105
Ai cũng muốn trở thành sếp tốt, chẳng ai lại muốn bị nhân viên đánh giá là sếp tồi bao giờ. Trở thành sếp tốt không dễ, tất nhiên, nhưng đó cũng không phải là điều không thể.
Sau đây là một số gợi ý giúp sếp chưa tốt trở thành sếp tốt và sếp tốt trở thành sếp tốt hơn.
Trong hầu hết các tổ chức việc học tập và đào tạo thường chỉ giảm đi chứ chẳng mấy khi tăng lên. Trong thập kỷ tới, các tổ chức thành công phải đảm bảo dòng kiến thức luôn "lưu thông". Những vị sếp thông minh sẽ thuê được những người mang đến những kỹ năng mới nhất cho các bộ phận và các lĩnh vực của tổ chức.
Làm thế nào để tạo ra một chiến lược học tập không ngừng?. Đầu tiên, các sếp cần thừa nhận rằng họ có thể học được từ ngay chính nhân viên của mình. Sau đó, họ phải làm cho quá trình học tập liên tục trở thành một phần của quá trình tuyển dụng. Nhiều vị sếp nghĩ rằng, họ chắc chắn giỏi hơn nhân viên rồi, và chẳng có lí nào họ lại học từ người dưới quyền cả.
Nhưng hãy nhớ rằng, bạn hoặc những người quản lý dưới quyền của bạn không thể là chuyên gia trong mọi lĩnh vực của tổ chức được, vì thế đừng ngần ngại tận dụng các kiến thức bất cứ nơi nào bạn có thể tìm thấy nó, thậm chí những kiến thức đến từ nhân viên dưới quyền của mình.
Hầu hết các tổ chức không xem sự thừa nhận là phần trọng tâm của trong hoạt động quản lý của họ. Có ba lí do mà các sếp cần dành thời gian để thừa nhận những điều tốt nhất mà nhân viên làm, đó là:
- Nếu bạn thừa nhận và tuyên dương những điều tốt mà nhân viên làm thì bạn sẽ mất ít thời gian lo lắng về những điều không tốt. Sẽ dễ dàng để dẫn dắt mọi người tới những biểu hiện tiến bộ bằng việc cảm ơn họ khi họ làm đúng hơn là tỏ vẻ rầu rĩ khi họ làm sai.
- Khen ngợi và thừa nhận những "ngôi sao". Khen ngợi những biểu hiện điển hình và những nhân viên điển hình. Điều này làm họ cảm thấy tốt hơn, khuyến khích họ tiếp tục và làm cho họ luôn cố gắng. Và mọi người biết rõ hơn về những khát khao và ý tưởng mà bạn muốn nhân viên giành được.
- Thừa nhận những nỗ lực tốt, không phải chỉ những kết quả tốt: Khi nhân viên có một tuần vất vả, hãy thưởng cho họ một bữa tiệc nhỏ. Viết những lời cảm ơn tới nhân viên khi phù hợp. Thừa nhận nỗ lực của nhân viên có ảnh hưởng hơn là đưa ra giải thưởng ở một cuộc thi đua nào đó.
Các vị lãnh đạo và quản lý ở các tổ chức biết họ cần những kết quả tốt nhưng thật khó để nhớ hết mỗi người trong tổ chức cần gì để thực hiện được kết quả mơ ước đó. Có ba mẹo có thể giúp cho tổ chức của bạn luôn tiến về phía trước:
- Hỏi nhân viên họ cần những thông tin gì. Sử dụng cơ hội chỉ có một với một để hỏi nhân viên liệu họ có bất kỳ câu hỏi nào về công việc, về những điều phải làm, và cách để ưu tiên hay không.
- Hãy chắc chắn rằng nhân viên chia sẻ thông tin với nhau. Trong các cuộc họp nhân viên, hãy hỏi nhân viên xem liệu họ có bất kỳ thông tin nào mà những nhân viên khác có thể chưa biết hay không. Bản thân sếp - người điều hành cuộc họp cũng có thể có thêm nhiều thông tin ngoài lề bằng việc đặt ra câu hỏi này.
- Đưa ra quan điểm chia sẻ phản hồi về công việc và lí do cho các vấn đề. Điều này cũng tăng thêm ý nghĩa và mục đích cho công việc và làm cho nhân viên luôn tiến hành đúng hướng.
Việc truyền thông tốt có nền tảng là sự tin cậy. Cho dù người này nói gì, nhưng nếu anh ta không đáng tin cậy, thì người khác cũng sẽ không tin. Do đó, để truyền đạt tốt trong một tổ chức, bạn phải đảm bảo rằng bạn làm những điều mình nói và nói những điều mình làm. Mọi người làm vậy sẽ được tin cậy, còn những người không làm như vậy thì sẽ không ai tin.
Với danh nghĩa của việc thông báo, nhiều vị sếp nói với nhân viên về những điều họ định làm nhưng rồi lại không làm, điều đó thường làm sói mòn sự tin cậy của nhân viên. Các nhà tư vấn thường khuyên các vị sếp chỉ nên nói với nhân viên những điều họ có khả năng kiểm soát hoàn toàn và biết rằng nó sẽ diễn ra khi họ nói nó sẽ diễn ra.
Nếu các sếp làm những điều mà họ nói sẽ làm trong phần lớn thời gian, nghĩa là luôn giữ lời, thì khi có sai lầm các nhân viên sẽ cố gắng cùng họ khắc phục. Khi sự tin cậy cao, việc giao tiếp có thể sẽ thoải mái hơn, nhưng khi mức độ tin cậy thấp, mọi người sẽ không đưa ra cho bạn những nghi ngờ có lợi, cho dù ý định của bạn đưa ra có tốt đẹp thế nào đi nữa.
Đây là một số mẹo bạn có thể sử dụng để chứng tỏ kỹ năng lãnh đạo vĩ đại của mình. Bạn sẽ tạo ra sự tin cậy và trung thành bằng việc chỉ cho nhân viên rằng bạn quan tâm đến họ và công việc họ làm.
- Không là "người vô hình" trong tổ chức. Đừng trốn trong phòng cả ngày. Nếu một ngày bạn ở văn phòng mà nhân viên không trông thấy bạn, họ có thể cảm thấy mình đang bị phớt lờ và dễ thoái chí.
- Ăn mừng thành công: Thiết lập các mục tiêu nhỏ và có thể giành được trong vài tuần hoặc vài tháng cho nhân viên của bạn.
- Khuyến khích tình bạn giữa các nhân viên: Khuyến khích sự giao tiếp, hợp tác bằng cách cho nhân viên có cơ hội chia sẻ tài năng với những người cùng làm. Ví dụ, nếu ai đó chơi cờ giỏi và sẵn sàng dạy cho những người cũng thích chơi, hãy cho phép họ phát triển kỹ năng này và tạo cơ hội cho họ có không gian để dạy những người muốn học vào những thời điểm thích hợp.
Nguồn: Theo Lãnh đạo
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này