Khám phá cẩm nang nghề nghiệp của nhân viên Bartender

Lượt xem: 9,686

Trong những năm gần đây, nghề Bartender đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Với tính chất công việc sáng tạo, thú vị, môi trường làm việc năng động, lương thưởng hấp dẫn và cơ hội phát triển rộng mở, nhân viên Bartender trở thành sự lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu của những bạn trẻ có niềm đam mê với lĩnh vực pha chế. Tuy nhiên, để có thể theo đuổi công việc này, đam mê thôi là chưa đủ! Bạn cần phải trang bị những kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng cần thiết trong nghề pha chế. Ngay sau đây, CareerViet sẽ giúp bạn cập nhật chi tiết về cẩm nang nghề nghiệp Bartender.

Khám phá cẩm nang nghề nghiệp của nhân viên Bartender

Nhân viên Bartender là ai?

Nếu Barista là những người am hiểu về lĩnh vực cafe thì nhân viên Bartender chính là nghệ nhân biểu diễn kỹ thuật pha chế các loại thức uống có cồn, tiêu biểu như Cocktail, Mocktail,... Bên cạnh đó, Bartender còn am hiểu đa dạng các kiến thức về lựa chọn, phân loại, bảo quản và sơ chế các loại nguyên liệu pha chế rượu như hoa quả, thảo mộc. Đặc biệt, kỹ năng nổi trội nhất của một Bartender thực thụ đó là biểu diễn pha chế (Flair Bartending) với bình Shaker.

Nhân viên pha chế Bartender là gì?
Nhân viên pha chế Bartender là gì?

Môi trường làm việc của nhân viên Bartender chủ yếu là trong các quầy Bar tại những quán Bar, Club hoặc Pub,... Vì môi trường làm việc đặc thù nên bên cạnh việc am hiểu về chuyên môn thì Bartender còn phải trang bị nhiều kỹ năng quan trọng khác như: thấu hiểu tâm lý khách hàng, giao tiếp khéo léo, tư vấn, lựa chọn đồ uống cho khách hàng phù hợp,...

Bartender và Barista có giống nhau không?

Mặc dù đều mang ý nghĩa chung là pha chế nhưng hai thuật ngữ Bartender và Barista lại đề cập đến hai lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

Công việc của Bartender chủ yếu là sáng tạo đồ uống từ cồn với một số nguyên liệu phổ biến như rượu vang, bia, rượu mạnh,... để pha chế thành cocktail, mocktail. Ngoài ra, họ còn pha chế thức uống có cồn kết hợp với nước trái cây, nước ngọt có gas. Trong khi đó, Barista chủ yếu pha các loại thức uống với nguyên liệu từ cafe, cacao.

Thành phẩm của họ là những ly cafe thơm ngon, lấy cảm hứng từ nhiều hương vị cafe trên thế giới.

Điểm khác nhau cơ bản giữa nghề Bartender và Barista
Điểm khác nhau cơ bản giữa nghề Bartender và Barista

Xét về tính nghệ thuật, nghề Bartender đòi hỏi sự sáng tạo, mới lạ để tạo nên những ly cocktail vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt. Đồng thời, họ cần thể hiện được phong cách pha chế với những màn biểu diễn tung hứng khéo léo tại quầy pha chế. Trong khi đó, nghề Barista chủ yếu sử dụng hình vẽ để trang trí đồ uống. Nghệ thuật tạo hình trên thức uống được các Barista khắc họa một cách khéo léo, tỉ mỉ. 

Mô tả công việc của nhân viên Bartender

Bảng mô tả công việc của nhân viên Bartender cụ thể như sau:

Chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế

- Tiếp nhận và kiểm tra chất lượng các loại nguyên liệu pha chế như: rượu, hoa quả, syrup,…

- Đảm bảo số lượng nguyên liệu tiếp nhận đủ để phục vụ cho khách hàng trong ca làm việc.

- Xếp đá viên vào thùng chứa.

- Vệ sinh sạch sẽ các loại dụng cụ pha chế cũng như khu vực quầy Bar. 

- Kiểm tra kỹ lưỡng các loại thiết bị pha chế chuyên dụng, đảm bảo chúng hoạt động tốt.

- Gọt, cắt tỉa hoa quả trang trí cho các loại thức uống.

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu pha chế
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu pha chế

Pha chế các loại thức uống theo yêu cầu của khách hàng

- Nhận thông tin order từ nhân viên phục vụ và tiến hành pha chế thức uống theo yêu cầu của khách hàng.

- Đảm bảo các loại thức uống được pha chế theo đúng công thức, đúng yêu cầu của người thưởng thức.

- Khi thực hiện các kỹ năng biểu diễn pha chế trong quầy Bar, nhân viên Bartender cần đảm bảo quy trình biểu diễn hoàn hảo, không làm ảnh hưởng đến khách hàng.

- Trang trí, sáng tạo các loại thức uống đẹp mắt, thu hút.

- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng đồ uống trước khi phục vụ khách hàng.

Pha chế và trình bày thức uống đẹp mắt
Pha chế và trình bày thức uống đẹp mắt

Tư vấn, xử lý những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng

- Giới thiệu đến khách hàng những loại thức uống ngon, thức uống “best seller” mà nhà hàng – khách sạn hiện đang phục vụ.

- Tư vấn cho khách những loại thức uống phù hợp với sở thích.

- Giới thiệu chi tiết cho khách hàng những loại nguyên liệu được dùng để pha chế loại đồ uống mà khách hàng lựa chọn.

- Xử lý, giải quyết những vấn đề phàn nàn của khách hàng.

Bảo quản các nguyên liệu, dụng cụ pha chế

- Các nguyên liệu pha chế đồ uống cần được bảo quản đúng nhiệt độ cũng như môi trường phù hợp.

- Rửa sạch các dụng cụ, thiết bị đã sử dụng để pha chế vào cuối ca làm việc, sắp xếp vào vị trí phù hợp.

- Khi phát hiện bất kỳ hư hỏng nào của thiết bị, dụng cụ pha chế phải báo ngay với Bar trưởng để kịp thời giải quyết.

Một số công việc khác

- Lên ý tưởng menu các loại thức uống mới cho nhà hàng – khách sạn.

- Tham gia các khóa đào tạo pha chế để nâng cao kỹ năng cũng như tay nghề pha chế.

- Đề xuất ý tưởng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến kỹ thuật pha chế thức uống.

- Phối hợp với nhân viên phục vụ, quản lý, bar trưởng xử lý các vấn đề rắc rối với khách hàng.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác khi được quản lý yêu cầu.

Những kỹ năng cần thiết khi trở thành Bartender

Con đường trở thành một nhân viên Bartender chuyên nghiệp không hề dễ dàng. Bạn cần phải trải qua một giai đoạn khá dài để rèn luyện nghiệp vụ cũng như nâng cao tay nghề và các kỹ năng cần thiết như:

Kỹ năng giao tiếp tốt

Đặc điểm chung của các nhân viên Bartender đó là luôn tạo ra không khí hứng khởi, sự vui vẻ, nhiệt tình trong khi pha chế thức uống. Đây cũng là lý do mà Bartender được ví như “trái tim” của quầy Bar. Ngoài những kỹ năng về chuyên môn, nhân viên Bartender cần có khả năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ khách hàng tốt, biết khuấy động không khí để khách hàng có những trải nghiệm ấn tượng khi thưởng thức đồ uống. 

Kỹ thuật pha chế thành thạo

Với vai trò là một nhân viên Bartender, bạn chắc chắn phải thành thạo về những kỹ năng pha chế thức uống. Ngoài việc nắm rõ tên gọi, cách phân biệt các loại rượu, kiểu ly sử dụng cho từng loại rượu khác nhau hay thành thạo những kỹ thuật cơ bản như lắc, dầm, khuấy,... thì Bartender cũng cần biết thêm một số kỹ thuật nâng cao như layering, flaming, tạo khói cho đồ uống,... 

Thành thạo kỹ năng pha chế
Thành thạo kỹ năng pha chế

Khi am hiểu đa dạng những kiến thức, kỹ năng, con đường thăng tiến sự nghiệp trong nghề Bartender cũng trở nên rộng mở hơn.

Kỹ năng biểu diễn

Đây là kỹ năng mà bất kỳ nhân viên Bartender nào cũng muốn học hỏi để có thể tự hào là một Bartender chuyên nghiệp. Kỹ năng này được xem là “ngón nghề” mà phải mất một thời gian rất dài thì các Bartender mới có thể thực hiện thành thục.

Thuần thục kỹ năng biểu diễn
Thuần thục kỹ năng biểu diễn

Có khả năng sáng tạo, làm mới thức uống

Công việc của nhân viên Bartender vừa đòi hỏi về nghệ thuật lẫn kỹ thuật, vừa đòi hỏi khả năng sáng tạo không ngừng để tạo nên những món thức uống chất lượng, độc, lạ, hấp dẫn với khách hàng. Đôi khi khách hàng quay trở lại không chỉ vì thức uống của quán ngon mà còn ấn tượng bởi sự sáng tạo và khéo léo của nghệ nhân pha chế.

Sức hấp dẫn của nghề Bartender và mức lương cơ bản hiện nay

Nhu cầu giải trí của con người hiện đại ngày càng gia tăng, hệ thống nhà hàng, quán Bar, Pub, Club cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Kéo theo đó, nhu cầu tuyển nhân viên Bartender gia tăng không ngừng. Thực tế cho thấy, những Bartender có trình độ cao, chuyên môn vững hoặc đã được cấp chứng chỉ nghề uy tín sẽ được các nhà tuyển dụng ưu tiên nhiều hơn.

Cơ hội việc làm của các Bartender hiện nay
Cơ hội việc làm của các Bartender hiện nay

Trước đây, nhân viên Bartender chỉ đơn giản là pha chế thức uống, không đòi hỏi quá nhiều về kiến thức hay trình độ. Tuy nhiên giờ đây, quy trình tuyển dụng Bartender đã có sự khắt khe hơn. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành thì Bartender cần trau dồi thêm các kỹ năng mềm, học thêm ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để có thể giao tiếp, tư vấn cho thực khách nước ngoài. Từ đó, cơ hội phát triển và thăng tiến sự nghiệp cũng cao hơn. Trong tương lai, nghề Bartender mở ra nhiều cơ hội để các bạn trẻ phát triển sự nghiệp trong nước hay thậm chí là quốc tế.

Theo khảo sát từ trang thông tin tuyển dụng CareerViet , mức lương Bartender trung bình hiện nay ở mức 6 triệu đồng/tháng, chưa kể những khoản phụ cấp hay tiền tip của khách. Mức lương cao nhất dành cho những Bartender có nhiều kinh nghiệm có thể lên đến 15 - 22 triệu đồng/tháng. Khi thăng tiến lên những vị trí cao hơn trong nghề, mức lương cũng sẽ có sự cải thiện đáng kể.

mức lương nhân viên bartender
Khảo sát mức thu nhập của nhân viên pha chế

Lộ trình thăng tiến của nhân viên Bartender

Nghề pha chế nói chung và nhân viên Bartender nói riêng có lộ trình phát triển cơ bản như sau:

- Phụ Bar (Bar Boy)

- Nhân viên Pha chế (Bartender/ Barista)

- Trưởng ca/ Nhóm trưởng (Head Bartender/ Shift Leader)

- Giám sát Bộ phận pha chế (Beverage Supervisor)

- Trợ lý Quản lý Bộ phận pha chế (Assistant Beverage Manager)

- Quản lý bộ phận thức uống (Beverage Manager)

- Trợ lý quản lý bộ phận Ẩm thực (Assistant F&B Manager)

- Quản lý bộ phận Ẩm thực (F&B Manager)

- Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực (F&B Director)

Tìm việc làm nhân viên Bartender ở đâu?

Thực tế cho thấy, Bartender là một công việc hấp dẫn và đang trở thành một nghề nghiệp xu hướng và có sức cạnh tranh lớn trong tương lai. Điều này khiến cho nhu cầu tuyển dụng nhân viên Bartender ngày càng phổ biến. 

Hiện nay, để tìm việc làm Bartender, bạn có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên các fanpage mạng xã hội của các quán Bar, Pub, Club hay nhà hàng,... Hoặc để thuận tiện hơn, chỉ cần truy cập ngay website CareerViet.vn là bạn đã có trong tay danh sách việc làm nhân viên Bartender từ khắp mọi nơi. Nhiệm vụ còn lại của bạn chỉ là chọn lọc thông tin và tìm kiếm nơi dừng chân phù hợp. 

Như vậy, những thông tin mô tả chi tiết về công việc của nhân viên Bartender đã được CareerViet cập nhật chi tiết trong bài viết. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến cẩm nang nghề nghiệp hữu ích cho những ai đã và đang quan tâm đến việc làm thú vị này. Chúc bạn nhanh chóng tìm được công việc yêu thích và thành công trên con đường sự nghiệp của mình nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

sacombank tuyển dụng | ninja van tuyển dụng | mailisa tuyển dụng | tuyển dụng vietcombank | baemin tuyển dụng | aeon tân phú tuyển dụng | tuyển dụng vinmart  | Việc làm sinh viên | Việc làm ngân hàng nhà nước | Việc làm Nam A Bank

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS
Công Ty TNHH Một Thành Viên TCE JEANS

Lương: 7 Tr - 30 Tr VND

Thanh Hóa

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Theodore Alexander HCM
Theodore Alexander HCM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HỘ KINH DOANH L SEOUL
HỘ KINH DOANH L SEOUL

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam

Lương: 40 Tr - 60 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)
Công Ty TNHH TOKIN Electronics (Vietnam)

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

BIDV Metlife Life Insurance LLC
BIDV Metlife Life Insurance LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Khánh Hòa | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội | Hải Dương

Bài viết cùng chuyên mục

PNL là gì? Gợi ý phương pháp lập báo cáo hiệu quả
PNL là gì? Khám phá bí quyết lập báo cáo PNL hiệu quả, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính, tối ưu lợi nhuận & đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao mới nhất 2024
Phương pháp khấu hao giúp định giá, phân bổ hợp lý và mức độ hao mòn của tài sản qua một khoảng thời gian cụ thể. Tìm hiểu cách tính khấu hao mới nhất 2024.
Tất tần tật về ngành Trí tuệ nhân tạo: Nên hay không nên theo học?
Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính là một ngành học đang bùng nổ, thu hút đông đảo sinh viên đam mê công nghệ! Vậy ngành Trí tuệ nhân tạo có thực sự là cơ hội vàng cho bạn trong tương lai?
Ngành quản lý chất lượng là gì? Tố chất cần có khi học ngành này
Quản lý chất lượng là một công việc hoạt động, dựa trên sự phối hợp, định hướng và kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp.
Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục sự tự mãn trong công việc
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
Beauty blogger là gì? Thu nhập của beauty blogger từ đâu
Có thể nói cụm từ “Beauty blogger” đã và đang và dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đối với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông giải trí và các nền tảng mạng xã hội. Đây được xem là một ngành nghề hot và thu hút giới trẻ nhất trong những năm gần đây. Vậy bạn có biết thế nào là Beauty blogger và cách họ kiếm thu nhập từ việc làm Beauty blogger ra sao? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback