Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 50,564
Cân bằng được công việc và cuộc sống là điều cần thiết để tận hưởng tối đa thời gian bạn ở văn phòng và sau giờ làm việc. Đa phần các bệnh nghề nghiệp đều có nguyên nhân là do căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng; và về lâu dài nhân viên có thể bị kiệt sức. Tham khảo một vài mẹo nhỏ để bạn có thể cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn nhé.
Làm gì để cân bằng giữa công việc và cuộc sống? - Nguồn: Freepik
1. Tận hưởng những niềm vui nhỏ
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống được hiểu là bạn trân trọng cả hai yếu tố: công việc và cuộc sống riêng. Bạn có thể tận hưởng những niềm vui nho nhỏ tại nơi làm việc như một tách cà phê hoặc trà mà bạn ưa thích để bắt đầu tuần làm việc đầy hứng khởi. Ngày thứ hai không phải lúc nào cũng kinh khủng, và những niềm vui của bạn không phải cứ chờ đến cuối tuần. Bạn vẫn có thể nhấm nháp ít thức uống như cocktail hoặc đi xem phim sau giờ làm việc. Hãy chia nhỏ lịch giải trí của bạn để tuần làm việc lúc nào cũng vui tươi.
2. Quản lý thời gian tại nơi làm việc
Có khi bạn chỉ chú tâm vào việc mình làm mà quên mất lý do tại sao bạn phải làm việc đó. Các chuyên gia nhân sự đều khuyến khích bạn nên nghỉ ngơi đúng lúc để cơ thể có thể tái sinh sức lao động. Thường thì nhiều người bị dính chặt vào những việc nhỏ nhặt nên không dành thời gian cho những việc quan trọng hơn. Bạn nên dành ít thời gian sắp xếp lại suy nghĩ của bạn để quản lý thời gian làm việc chặt chẽ hơn, từ đó sẽ dần dần cân bằng được công việc và cuộc sống tốt hơn.
3. Biết dừng đúng lúc
Bạn sẽ thấy đa phần là lúc nào cũng làm hoài không hết việc. Gọi điện cho đối tác, hỗ trợ khách hàng, chỉnh sửa kế hoạch kinh doanh.... Nhiều người tự hào vì họ làm chăm chỉ và nhiều giờ hơn người khác, nhưng điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng nhanh chóng. Khi bạn bị dồn quá nhiều việc là lúc bạn nên xem lại bản thân mình cũng như mức lương bạn được trả so với thời gian bạn bỏ ra. Nhiều nhân viên lúc nào cũng làm quá giờ, và lúc nào cũng chỉ cố gắng hoàn thành một danh sách dài dằng dặc hơn là lên kế hoạch cho mỗi ngày làm việc.
4. Công nhận thành quả của bạn
Chúng ta thường chỉ tập trung vào những việc chưa hoàn thành hoặc những việc cần phải điều chỉnh. Bạn cần nhớ rằng không phải lúc nào cũng chỉ nhìn mọi việc một cách tiêu cực. Tập trung vào thế mạnh của bạn, những gì bạn đã đạt được, những khách hàng mà bạn đã phục vụ tận tình. Tương tự, đừng tiếc lời khen của bạn dành cho đồng nghiệp khi họ đạt được kết quả tốt. Hãy tự hào vì những gì mình làm và thể hiện cho sếp bạn thấy thành quả bạn đạt được.
5. Ngừng “kết nối” với công việc
Việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được, nhưng nỗ lực ngừng kết nối của bạn sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn rất nhiều. Chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối internet mọi lúc mọi nơi, nhưng bạn có thể chọn hoặc kết nối hoặc không và bạn có thể điều chỉnh cài đặt các thiết bị của mình để “ngừng kết nối” với công việc. Bạn sẽ không thấy thông báo tin nhắn hay email làm ảnh hưởng đến thời gian bạn nghỉ ngơi.
6. Hãy nghỉ phép
Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng bạn sẽ rất kinh ngạc nếu biết rằng nhiều người không hề có thời gian đi du lịch để tách họ ra khỏi công việc và giảm căng thẳng. Tạm “xa lánh” công việc cũng là cách bạn quản lý thời gian vì đây là lúc đầu óc bạn lấy lại sự minh mẫn sáng suốt vốn có. Bạn nên nghỉ phép định kỳ hoặc những dịp cuối tuần khi phải làm việc liên tục để hồi phục năng lượng và giữ sự tập trung cần thiết cho công việc.
Bạn hãy luôn nhớ rằng công việc chỉ là công việc. Bạn có thể yêu hoặc ghét việc mình làm, nhưng nói chung thì công việc đa phần là như nhau. Vì vậy bạn nên làm những gì có thể tạo ra niềm vui cho bản thân mình và để sau giờ làm việc bạn vẫn còn có thể tận hưởng cuộc sống của riêng mình.
Nguồn: Your Coffee Break
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này