Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 19,983
Nếu bạn tin rằng, bạn xứng đáng để được tăng lương thì hãy chủ động yêu cầu sếp về việc ấy. Đừng chần chừ hay chờ đợi sếp của bạn đề nghị cho việc tăng lương của bạn. Nhưng, hãy khảo sát những tiêu chí dưới đây trước khi đếp gặp sếp.
Xác định những giá trị của bạn phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường lao động, bằng việc thực hiện một cuộc khảo sát về những người có cùng công việc để có thể so sánh đươc. Đừng bao giờ đặt trường hợp của bạn trên nhu cầu là bạn đang cần rất nhiều tiền. Cuộc thương lượng phải dựa trên tiêu chí là tăng lương để xứng đáng với năng lực của bạn chứ không phải vì bạn cần tiền.
Thực hiện một cuộc định giá về những giá trị mà bạn đáng để người chủ của bạn chấp thuận ngay lời đề nghị của bạn. Có một tính toán chính xác trong đầu bạn trước khi đi vào cuộc thương lượng. Tránh những sự so sánh. Đừng bao giờ so sánh lương của bạn với những đồng nghiệp khác.
Nên nhớ rằng, hầu hết những người chủ đều có thể đồng ý ngay về việc tăng lương cho những nhân viên, những người đã có nhiều đóng góp cho sự thành công của công ty bởi việc tăng sự mua bán, lợi nhuận và hiệu quả; giảm thiểu những chi tiêu, phí tổn và thời gian; cải tiến hình ảnh công ty, mối quan hệ với khách hàng và những cạnh tranh tiến bộ. Bạn có làm được những điều đó chưa?
Thực hiện một cuộc phân tích chi tiết về sự mô tả công việc của bạn. Là những mục tiêu mà bạn có thể thực hiện được, xác định những phương pháp đặc biệt đã đem lại nhiều lợi ích cho công ty từ việc áp dụng những kỹ năng làm việc của bạn, những khả năng chuyên môn, chuyên cần và kinh nghiệm.
Lường trước được những câu hỏi khó, bằng cánh nhận ra được những điểm yếu của bạn và chuẩn bị những câu trả lời chính xác.
Nếu bạn có một bản ghi chép về sự đánh giá gần đây về bạn, thì hãy nghiên cứu chúng cẩn thận, đặc biệt về những thành tích nổi bật nhất của bạn và cách khắc phục những khuyết điểm của bạn như thế nào.
Biết đâu là những chuẩn mực mà chủ của bạn sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên và nghiên cứu xem bạn có đáp được những tiêu chuẩn đó chưa.
Chuẩn bị tài liệu rõ ràng và ngắn gọn có liên qian đến vấn đề lương bổng và giá cả, nêu chi tiết những phương pháp làm việc tiến bộ mà bạn muốn đóng góp cho công ty.
Ý thức tầm quan trọng về kỹ năng thương lượng: chăm chú lắng nghe những gì sếp nói; đừng đấu khẩu với ông ta; tránh đưa ra tối hậu thư; và, nếu cần thiết, hãy chuẩn bị thỏa hiệp.
Thực hành với một người bạn có kinh nghiệm về vấn đề này, người biết hỏi bạn những câu hỏi tinh tế; biết phê bình những trình bày của bạn; và cung cấp cho bạn những thông tin phản hồi có ý nghĩa.
Nếu, vì những hoàn cảnh bên ngoài điều khiển ông ta/cô ta, sếp của bạn không có khả năng tăng lương cho bạn trong lúc này, thì hãy cảm ơn ông ta/cô ta về việc đã lắng nghe lời đề nghị của bạn và đề nghị ông ta/cô ta nên xem xét lại về vấn đề này trong ba tháng tới.
Nhớ rằng bạn sẽ phải làm việc với sếp của bạn trong tương lai; vì vậy, hãy để lại sau cuộc thương lượng bằng một mối quan hệ tốt, và đừng bao giờ đập mạnh cửa khi bước ra khỏi phòng thương lượng.
Nguồn: HRvietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này