Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,854
Có những sai lầm tưởng chừng như nhỏ nhặt mà bạn có thể gặp phải trong lúc đi tìm việc! Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn bỏ qua những “hạt sạn” ấy...
Đọc và làm theo những chỉ dẫn. Những đơn xin việc thường có một cách viết giống nhau và đề nghị một mức lương quá "rụt rè"! Bạn có đang tự mình đầu tư, sáng tạo trong việc viết đơn xin việc hay chỉ điền vào mẫu đơn có sẵn một cách máy móc?
Bạn nên tự thảo cho mình một mẫu đơn xin việc, dựa trên cái nền có sẵn và thêm vào đó những chi tiết nổi bật về chính bạn - đặc biệt những chi tiết ấy phù hợp cho công việc bạn đang ứng cử.
Một bản sơ yếu lý lịch nghèo nàn. Hãy ngừng viết về những sở thích của bạn, mà hãy bắt đầu viết về sự thay đổi mà bạn sẽ làm cho công việc của bạn sắp tới.
Không kiểm tra cẩn thận. Đừng quên xem lại những lời tựa đầu, địa chỉ, ngay cả tên của bạn trong những bản sơ yếu lý lịch mà bạn sắp gửi đi. Những lỗi nhỏ về chính tả hoặc những sơ suất nhỏ cũng có thể làm hỏng một cơ hội lớn.
Không biết điểm yếu của bạn. Thường thì không có ứng viên nào đáp ứng mọi điều mà hội đồng tuyển dụng mong muốn. Do vậy, bạn đừng quá căng thẳng khi biết rằng bạn có một vài điểm chưa được xuất sắc như bạn mong muốn.
Nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội phát triển một kỹ năng nào đó trong thời gian qua, hãy tự nhìn nhận điểm yếu đấy, nhưng ngay sau đó hãy nhấn mạnh về những kỹ năng và kinh nghiệm tốt khác mà bạn có - những điều này sẽ giúp bạn "lấp" được khuyết điểm một cách nhanh chóng.
Sự “tò mò” là chìa khóa. Trong quá trình phỏng vấn, nếu ứng viên xin việc chỉ biết trả lời những câu hỏi được đặt ra mà không có một sự quan tâm hỏi lại nào (nếu cần thiết), ví dụ như vị trí công việc, hay nhóm làm việc cùng với bạn trong tương lai... thì bạn sẽ có thể hơi bị mất điểm đi một chút đấy!
Không có ý kiến thứ hai. Gửi bản sơ yếu lý lịch, đơn xin việc cho một người bạn, một đồng nghiệp, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp chẳng hạn - sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn. Họ sẽ giúp bạn phát hiện phần nào cần điền thêm vào, phần nào cần bỏ bớt đi!
Bạn đừng ái ngại khi chia sẻ với họ những điều này. Đôi mắt của người ngoài sẽ giúp sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc của bạn tăng thêm sức mạnh...
Nguồn: Theo Tuổi trẻ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này