Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,300
Một trong những giai đoạn nhiều thử thách nhất trong cuộc sống chính là lúc “chuyển đổi” từ học sang làm. Tác giả cuốn Ready or Not, Here Life Comes gọi giai đoạn này là những năm tháng “khởi đầu” và cho rằng, đây là điểm gặp gỡ của rất nhiều “nạn nhân” còn “non”.
Ông nói: “Rất nhiều bạn trong độ tuổi 20 thường có cảm giác bị bỏ rơi và rất đau khổ. Họ bắt đầu băn khoăn về giá trị tự thân và thường mắc những sai lầm ngớ ngẩn khi lựa chọn nghề nghiệp hay trong thời gian tập sự”.
Ông Levine gọi nỗi phiền muộn này là “sự chưa sẵn sàng với đời sống công sở”. Cũng theo ông thì việc người trẻ cảm thấy mình chưa đủ trưởng thành là điều hoàn toàn bình thường vì họ thiếu những kỹ năng, thói quen và quan điểm thực tế, thiếu sự nhìn nhận cụ thể về thế giới và thiếu những tư duy chủ chốt để khởi đầu công việc.
Vậy thì làm thế nào để không trở thành nạn nhân của “sự chưa sẵn sàng với đời sống công sở”? Hãy bắt đầu xác định rõ tính chuyên nghiệp của bạn trong 12 lĩnh vực mà theo Levine là rất thiết yếu để có thể đảm nhiệm tốt các yêu cầu của công việc.
Biết mình biết ta
Bạn có biết rõ những điểm mạnh và yếu của mình không? Những quan tâm, đam mê và các giá trị của bạn là gì? Bạn cần chắc chắn bạn đang theo đuổi công việc mà bạn thấy rất phù hợp với mình.
Có tầm nhìn xaBạn có biết công việc hiện tại của mình có những yêu cầu và đòi hỏi gì không? Bạn có thể phải lường trước mọi việc, lên kế hoạch và chuẩn bị cho những công việc và dự án cụ thể đó.
Tự thân vận động
Bạn có tham vọng, nghị lực hay sự lạc quan nào để khởi động sự nghiệp của mình chưa? Bạn cần biết tự động viên chính mình, làm việc độc lập và biết phương thức cũng như thời điểm để đón nhận những thử thách phù hợp.
Hiểu rõ về công việc
Bạn có khả năng hiểu rõ những yêu cầu sống còn cụ thể hay tiềm ẩn của công việc đang làm? Đừng hy vọng người quản lý sẽ nói tất cả mọi chuyện cho bạn, bạn sẽ phải tự mình đoán được khá nhiều yêu cầu mà công việc đặt ra.
Nhận biết các quy luật
Bạn có thể nhận thức được những vấn đề mang tính chu kỳ, những tiền lệ, quy tắc và cả những điều bất quy tắc nơi công sở? Tính chuyên nghiệp trong công việc phụ thuộc vào khả năng hiểu rõ những nội quy hướng dẫn từ thực tế và dùng kinh nghiệm để đoán trước tương lai.
Tư duy đánh giá
Bạn có thể đánh giá các vấn đề, cơ hội, sản phẩm và con người? Bạn cần biết ai và những gì mình có thể đặt niềm tin.
Xây dựng kỹ năng và thích nghi
Bạn có thể thu nhận, tiếp cận và áp dụng các kỹ năng cả “cứng” lẫn “mềm” một cách linh hoạt? Có rất nhiều kỹ năng bạn cần cho công việc bạn lại không thể học được trong nhà trường, hãy chú tâm tới những khả năng bạn cần phát triển để có thể thành công trong nghề nghiệp đã chọn.
Hiệu quả công việc
Bạn có thể liên tục làm việc và luôn duy trì một khả năng làm việc tốt, không tự mãn, kiên nhẫn, làm việc hiệu quả và có tổ chức? Các ông chủ luôn đánh giá cao những người có khả năng làm việc độc lập và luôn tạo ra hiệu quả công việc cao nhất.
Tư duy tích cực
Bạn có biết tổ chức, ưu tiên và giải quyết các vấn đề? Bạn có khả năng dàn xếp những xung đột và đương đầu với stress? Môi trường làm việc thường không thể đoán trước. Bạn cần có khả năng suy nghĩ và làm việc với tinh thần xây dựng và sáng tạo.
Giao tiếp
Bạn có thể diễn đạt sáng sủa ý tưởng của mình cả bằng cách nói hoặc viết? Để tạo được sự tín nhiệm, bạn cần phải biết cách “bán” chính mình và những ý tưởng của bạn.
Gây dựng đồng minh
Bạn có thể tạo ra những quan hệ đồng nghiệp tốt? Bạn cần được chấp thuận cũng như chứng tỏ được rằng bạn có thể hợp tác với những người trong cả vai trò của người lãnh đạo cũng như người phục vụ.
Biết làm “chính trị”
Bạn có biết làm thế nào để nuôi dưỡng mối quan hệ với những người có thể tạo ra ảnh hưởng quan trọng với tương lai của bạn như thế nào không? Bạn cần biết cách làm hài lòng sếp, các đồng nghiệp và những người có tiếng nói mang tính quyết định.
Không ai hoàn hảo trong tất cả mọi lĩnh vực, nhưng nếu bạn để thiếu hụt lớn một hoặc nhiều hơn trong 12 khía cạnh nói trên thì có thể bạn sẽ gặp những trục trặc. Phát triển bản thân trong các lĩnh vực này sẽ giúp bạn thành công trong công việc. Hãy nhớ rằng chỉ một tia sáng cuối đường hầm thôi cũng đã đủ đem lại cho bạn sức mạnh để kiên nhẫn thêm.
Nguồn: Theo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này