Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,190
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Theo như quy định trên thì khi người sử dụng lao động có đề nghị được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề sau khi người lao động bị tai nạn lao động thì cần phải chuẩn bị hồ sơ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau khi nhận hồ sơ, trong vòng 5 ngày làm việc thì Sở phải tiến hành thẩm định hồ sơ và quyết định việc hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề cho người sử dụng lao động.
Tiếp theo đó, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người sử dụng lao động.
Trình tự giải quyết chuyển đổi nghề cho người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Học phí quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng như sau:
a) Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;
b) Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ quyết định mức hỗ trợ chuyển đổi nghề cho từng đối tượng nhưng không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề chỉ được áp dụng cho một người lao động tối đa là 02 lần và trong 1 năm thì chỉ được hỗ trợ 1 lần.
Căn cứ vào Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy, người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định trên.
Nguồn: Thư Viện Pháp Luật
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này