Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 9,243
Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) là vị trí nhân sự cấp cao đóng vai trò quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp, đặc biệt là các các công ty công nghệ. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, vai trò của CIO ngày càng được coi trọng bên cạnh các chức danh CEO, CMO hay CFO. Vậy cụ thể Giám đốc công nghệ thông tin có vai trò, nhiệm vụ gì? Đâu là những tố chất cần có để trở thành một CIO chuyên nghiệp? Cùng CareerViet tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Giám đốc công nghệ thông tin là gì?
Giám đốc công nghệ thông tin - CIO (Chief Information Officer) là vị trí điều hành cấp cao trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, phần mềm, kỹ thuật số. CIO manager chịu trách nhiệm điều hành và quản lý chính các công việc liên quan đến công nghệ, khoa học, giải pháp phần mềm,...
Chief Information Officer sẽ là người hoạch định chiến lược, áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, CIO cũng chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống vận hành cũng như các quy trình kỹ thuật hoạt động tối ưu.
CIO và CTO: giống nhau hay khác nhau?
Khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm CTO (Giám đốc công nghệ) và CIO (Giám đốc công nghệ thông tin). Để dễ dàng phân biệt giữa hai chức danh này, hãy cùng xem qua bảng so sánh dưới đây:
CIO |
CTO |
Quản lý hạ tầng công nghệ – cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. |
Kiến tạo các sản phẩm công nghệ, giải pháp chuyên sâu về kỹ thuật. |
Quản lý bộ phận CNTT của một doanh nghiệp |
Quản lý các nhóm kỹ thuật, nghiên cứu phát triển |
Tập trung nhóm người dùng nội bộ. |
Tập trung vào khách hàng bên ngoài. |
Áp dụng công nghệ để hợp lý hóa quy trình kinh doanh. |
Áp dụng công nghệ để nâng cao sản phẩm/dịch vụ của công ty. |
Điều chỉnh cơ sở hạ tầng CNTT của công ty với các ưu tiên kinh doanh. |
Điều chỉnh kiến trúc sản phẩm của công ty với các ưu tiên kinh doanh.
|
Xây dựng, phát triển chiến lược để tăng lợi nhuận của công ty. |
Xây dựng, phát triển chiến lược để tăng doanh thu của công ty. |
Giám đốc công nghệ thông tin đóng vai trò là nhà quản lý, tạo ra giá trị kinh doanh bằng cách ứng dụng công nghệ vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Họ cũng chịu trách nhiệm đảm bảo hạ tầng – cơ sở dữ liệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tối ưu. Bên cạnh đó, CIO manager đóng vai trò là người cố vấn, phối hợp cùng các phòng ban khác như: Kinh doanh, Marketing, Sản xuất,... để tăng trưởng doanh thu cho công ty.
CIO là vị trí công việc chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hệ sinh thái CNTT của tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó bao gồm tất cả các thông tin, dữ liệu quan trọng được lưu trữ trong hệ thống máy tính nội bộ doanh nghiệp.
Giám đốc CNTT sẽ được giao vai trò quản lý và phân bổ ngân sách, các khoản chi tiêu liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó, CIO sẽ phải tính toán, phân bổ ngân sách sao cho hợp lý nhất. Đồng thời cần tổng hợp các báo cáo tài chính theo từng hạng mục, dự án, theo hàng quý/hàng năm đến ban lãnh đạo của công ty.
Giám đốc công nghệ thông tin là vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, phần mềm. Vậy cụ thể công việc của một CIO sẽ gồm những gì? Cùng xem qua mô tả chi tiết công việc dưới đây:
CIO đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định mục tiêu, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Với vai trò này, Giám đốc CNTT sẽ thực hiện nhiệm vụ tham mưu, cố vấn cho ban lãnh đạo công ty về các chiến lược công nghệ. Cụ thể hơn là đề xuất các kế hoạch, cải tiến quy trình kỹ thuật phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
CIO đóng vai trò là người cố vấn, tham mưu cho ban lãnh đạo công ty
Đây là một trong những hạng mục công việc có ý nghĩa quan trọng. Bởi chiến lược công nghệ có đúng đắn, hiệu quả thì năng suất mới tăng, kết quả hoạt động kinh doanh mới được cải thiện rõ rệt.
CIO là người đứng đầu bộ phận và chịu trách nhiệm chính đối với các công việc liên quan đến CNTT. Do vậy, công việc của giám đốc CNTT là điều hành, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, CIO manager sẽ thực hiện xây dựng các quy định, chính sách và quy trình vận hành chung cho toàn bộ phòng ban. Đề ra các mục tiêu chung trong ngắn hạn và dài hạn. Đảm bảo nhân viên tuân thủ và thực hiện công việc một cách nghiêm túc, không để xảy ra những sai sót. Giám đốc CNTT cũng có nhiệm vụ nắm bắt thông tin chung, đánh giá hoạt động của bộ phận CNTT một cách tổng thể. Từ đó đưa ra những giải pháp cải tiến, khắc phục phù hợp.
Để đảm bảo công việc được diễn ra suôn sẻ, mang lại kết quả tốt thì yêu cầu đặt ra trước hết là tuyển dụng nhân sự phù hợp. Các CIO sẽ là người đánh giá năng lực cũng như xem xét ứng viên có đáp ứng đủ các tố chất, kỹ năng cho các vị trí thuộc bộ phận CNTT.
Giám đốc CNTT chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và giám sát hoạt động của nhân sự IT
Giám đốc công nghệ thông tin cũng chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn công việc cho các nhân viên. Công tác đào tạo được áp dụng cho cả nhân viên mới và nhân viên cũ. Mục đích là để nâng cao chất lượng của mặt bằng chung nhân sự, đánh giá được thế mạnh của từng cá nhân để giao đúng người đúng việc.
Trong suốt quá trình làm việc, CIO sẽ là người giám sát, theo dõi việc thực hiện của toàn bộ nhân sự phòng ban CNTT. Đảm bảo cấp dưới thực hiện đúng các công việc được giao, có sự phối hợp hiệu quả để hoàn thành công việc.
Một trong những nhiệm vụ chính của CIO là xây dựng chiến lược, phát triển kế hoạch liên quan đến CNTT. Mọi chiến lược đều phải đảm bảo rằng việc ứng dụng công nghệ phù hợp với mục tiêu chung và nhu cầu tăng trưởng của công ty.
Giám đốc CNTT phải luôn cập nhật liên tục các thông tin công nghệ mới nhất, từ đó tổ chức nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ hợp xu thế. Đảm bảo các cải tiến, phát triển mới phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp.
Giám đốc công nghệ thông tin sẽ là người tư vấn, hỗ trợ các vị trí quản lý cấp cao khác trong việc nhận định xu hướng công nghệ mới, cách ứng dụng phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Giám đốc công nghệ thông tin cần phối hợp với các phòng ban để nâng cao hiệu quả hoạt động
Bên cạnh đó, CIO sẽ cần tương tác, phối hợp với các phòng ban, bộ phận khác để nắm rõ các hoạt động nội bộ. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc nội bộ doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả. Phân bổ, chỉ đạo nhân sự thực hiện việc hỗ trợ các phòng ban khác về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin. Đảm bảo không có bất kỳ một sự gián đoạn nào làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.
Trở thành một CIO - vị trí quản lý cấp cao trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp là điều mà rất nhiều người mong muốn. Thế nhưng làm cách nào để trở thành Giám đốc CNTT? Đâu là những tố chất, kỹ năng cần có của một CIO chuyên nghiệp?
Yếu tố đầu tiên cực kỳ quan trọng để trở thành một Giám đốc công nghệ thông tin đó chính là trình độ chuyên môn cao, nền tảng kiến thức vững vàng. Các doanh nghiệp thường ưu tiên ứng viên tốt nghiệp cử nhân/thạc sĩ: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính hoặc các chuyên ngành khác liên quan. Như vậy có thể đảm bảo ứng viên có nền tảng kiến thức về hệ thống máy tính, phần mềm, công nghệ kỹ thuật,... và khả năng để thực hiện công việc.
CIO phải là người am hiểu các kiến thức, giải pháp về CNTT
CIO không chỉ cần có kiến thức, chuyên môn về CNTT mà đồng thời phải am hiểu về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào đó, giám đốc CNTT sẽ phát triển các chiến lược, kế hoạch áp dụng công nghệ cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, CIO sẽ cần nắm rõ các kiến thức về kinh doanh cũng như marketing. Hoặc trong giai đoạn doanh nghiệp đã vững vàng trên thị trường, CIO sẽ tập trung phát triển chuỗi cung ứng cũng như nắm các vấn đề về tài chính của doanh nghiệp.
Giám đốc CNTT là người nắm chính các dự án công nghệ thông tin của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi dự án đều cần thiết lập các yêu cầu cụ thể về chất lượng, tiến độ thực hiện. Và CIO chính là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này. Giám đốc CNTT với kỹ năng quản lý dự án tốt sẽ lường trước được các tình huống, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Từ đó đưa ra những phương án khắc phục kịp thời khi có vấn đề phát sinh.
Nhắc đến công nghệ thông tin, nhiều người có lẽ sẽ nghĩ đây là công việc khá khô khan, chỉ làm việc với những con số, dòng code. Thế nhưng để thành công, CIO phải luôn là người tiên phong cho các ý tưởng sáng tạo, cải tiến. Sáng tạo ở đây là dựa trên nền tảng kiến thức kết hợp cùng nghiên cứu, phân tích và cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất. Từ đó đề ra những giải pháp công nghệ tối ưu, tạo ra nhiều giá trị và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
Vị trí quản lý cấp cao CIO là người chịu trách nhiệm phát triển hệ sinh thái công nghệ của tổ chức. Chính vì vậy khả năng giao tiếp tốt bằng cả lời nói và văn bản là cực kỳ cần thiết. Kỹ năng này giúp họ xây dựng và duy trì mối quan hệ với các thành viên trong tổ chức, nhà cung cấp, nhà đầu tư, khách hàng, đối tác,...
Kỹ năng giao tiếp, đối ngoại là cực kỳ quan trọng với một CIO
Giám đốc CNTT không phải là vị trí công việc mà ai cũng có thể dễ dàng đảm nhận. Một CIO cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc kết hợp cùng khả năng lãnh đạo cùng nhiều kỹ năng cần thiết khác. Cụ thể hơn về yêu cầu tuyển dụng Giám đốc công nghệ thông tin như sau:
- Tốt nghiệp cử nhân các ngành liên quan như: Quản trị cơ sở dữ liệu, Hệ thống Thông tin Quản lý, Khoa học Máy tính, Quản trị Kinh Doanh,...
- Yêu cầu ít nhất từ 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Công nghệ thông tin, có kinh nghiệm tư vấn và cung cấp giải pháp cho công ty.
- Am hiểu về các chiến lược kinh doanh cũng như các vấn đề trong lĩnh vực tài chính.
- Đáp ứng các kỹ năng cần thiết như: phát triển phần mềm, lãnh đạo, quản lý dự án, thiết lập mạng lưới quan hệ rộng lớn, khả năng sáng tạo, đổi mới,...
Để trở thành CIO - vị trí quản lý cấp cao trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp sẽ có rất nhiều con đường khác nhau. Bạn có thể bắt đầu từ một nhân viên Business Analyst (BA), nhân viên quản lý IT hay một nhân viên kinh doanh,...
Giám đốc CNTT là cố vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến công nghệ cũng như tầm nhìn, chiến lược phát triển. Nếu bạn có xuất phát điểm là nhân viên kinh doanh, bạn sẽ cần trau dồi thêm nhiều kiến thức chuyên môn hơn về CNTT, quản trị dữ liệu.
Business Analyst là bộ phận trung gian đóng vai trò chuyển hóa các yêu cầu chuyên môn về quy trình, nghiệp vụ thành các yêu cầu phần mềm, hệ thống. Những người có xuất phát điểm là nhân viên BA sẽ có thế mạnh về khả năng phân tích dữ liệu, hệ thống và nghiệp vụ tư vấn quản lý.
Có nhiều con đường khác nhau để thăng tiến lên vị trí Giám đốc công nghệ thông tin
Nếu bạn là BA muốn thăng tiến lên vị trí CIO, bạn sẽ cần tập trung nhiều hơn vào tư duy thiết kế sản phẩm. Ngoài ra các kỹ năng nghiên cứu, phân tích nhu cầu khách hàng sẽ là không thể thiếu để trở thành CIO chuyên nghiệp.
Nếu bạn có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm ở vị trí nhân viên quản lý IT, chắc hẳn bạn sẽ có thế mạnh về kỹ thuật, nắm rõ các chức năng cũng như cách vận hành của hệ thống. Nhân viên quản lý IT cũng sẽ nhận diện được phương án thiết kế hệ thống nào sẽ phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
Yếu tố mà bạn cần bổ sung thêm lúc này sẽ là kiến thức về quản trị kinh doanh cũng như một vài kỹ năng mềm khác như: quản lý, giao tiếp, giải quyết vấn đề,...
Theo khảo sát thực tế, mức lương thấp nhất cho vị trí Giám đốc CNTT là 2 tỷ đồng/năm và cao nhất có thể lên đến hơn 5 tỷ đồng/năm.Tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc và quy mô doanh nghiệp mà mức lương của CIO cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Cùng với sự dẫn đầu của công nghệ trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, CIO còn đảm nhiệm quản lý ngân sách theo phần trăm doanh thu. Chính vì vậy mà thu nhập của Giám đốc công nghệ thông tin còn có thể cao hơn nữa so với con số thống kê.
Khi công nghệ ngày một phát triển vượt bậc, càng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Giám đốc công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp hiện nay. Công nghệ thông tin cũng đang có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực khác trong cuộc sống. Do vậy, CIO sẽ chính là vị trí công việc có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển trong tương lai. Hy vọng bài viết trên đây của CareerViet đã giúp bạn nắm được những tố chất, kỹ năng cần thiết để trở thành CIO cũng như lộ trình thăng tiến lên vị trí cấp cao này.
>>> Xem thêm một số nghề nghiệp liên quan:
IT Helpdesk: Nhiệm vụ, kỹ năng và yêu cầu tuyển dụng
IT Support là gì? Yêu cầu tuyển dụng vị trí IT Support
Nhân viên triển khai phần mềm làm gì? Mô tả công việc chi tiết
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function