Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 19,032
Một số câu hỏi có liên quan đến người sếp cũ của bạn
Những câu hỏi dạng này thường để kiểm tra sự thận trọng và phẩm chất cá nhân của bạn. Cách tốt nhất để đối phó với những câu hỏi dạng này là bạn không nên nói bất cứ điều gì về sếp cũ của mình.
Hỏi: “ Bạn cảm thấy mình như thế nào so với 5 năm về trước?”
Câu hỏi dạng này thường dùng để tìm hiểu về những ước vọng và các kế họach nghề nghiệp tương lai của bạn. Bạn nên trình bày cho nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong dài hạn và các mục tiêu này hòan tòan thích hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển.
Hỏi: “ Bạn có thể cho tôi một số ví dụ về những kỹ năng quản lý , tổ chức và những việc làm mang tính sáng tạo của bạn trước đây?”
Hãy nêu các ví dụ liên quan đến các năng lực và tính chất mà bạn sở hữu có liên quan đến nghề nghiệp hiện tại của bạn, thường thì nhà tuyển dụng sẽ tập trung hỏi bạn về một số lĩnh vực cụ thể.
Hỏi: “Bạn chịu được áp lực công việc tốt chứ?”
Câu trả lời hiển nhiên là “yes” và bạn cũng nên đưa ra một số ví dụ về những lần bạn phải đối đầu với áp lực công việc và bạn đã làm thế nào để vượt qua các khó khăn thử thách đó.
Ngòai ra có đôi khi bạn sẽ phải gặp một số câu hỏi dạng như:
“ Hãy nói cho tôi nghe về một điều gì đó bất bình thường đi?”
“ Nói cho tôi nghe về những lần mà bạn phải đối đầu với những xung đột trong môi trường làm việc?”
“ Thường thì bạn giải quyết mâu thuẫn như thế nào, bằng cách nào?”
Những câu hỏi về hành vi thường được thiết kế nhằm tìm hiểu về tất cả những thông tin về năng lực được yêu cầu cho vị trí mà nhà tuyển dụng cần tuyển. Nhớ thật kỹ những kinh nghiệm mà bạn có được trong công việc quá khứ và thật khéo léo khi đưa những kinh nghiệm này vào câu trả lời của bạn.
Những câu hỏi không thích hợp:
Trong trường hợp gặp phải những câu hỏi không phù hợp hoặc quá khác biệt thì bạn có quyền không trả lời những câu hỏi dạng này.
Ví dụ: nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn xem bạn thường chăm sóc con cái như thế nào trong những lúc rãnh rỗi hoặc trong thời gian tìm kiếm một công việc nào đó. Họ muốn biết xem liệu những người đã có gia đình có thật sự làm việc hiệu quả hay không khi họ luôn dành phần lớn thời gian cho con cái của họ.
Nếu những câu hỏi mang tính chất quá riêng tư, bạn hãy từ chối trả lời một cách thật lịch sự và chuyên nghiệp chẳng hạn như một số gợi ý sau:
“ Tôi không nghĩ là chúng ta cần đề cập đến vấn đề này, có lẽ tôi nên tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp và và vị trí tuyển dụng mà công ty bạn yêu cầu thì tốt hơn”
“ Tôi không hiểu câu hỏi này có gì liên quan đến vị trí cần tuyển dụng và năng lực làm việc của tôi trong guồng máy của công ty.Ông có thể nói rõ cho tôi biết là tại sao ông lại nghĩ điều này thật sự quan trọng, và tôi sẽ cung cấp cho ông những thông tin cần thiết có liên quan đến những điều ông yêu cầu”
Những câu hỏi hóc búa:
Nếu bạn có một số vấn đề với sếp cũ chẳng hạn như bạn bị sếp cắt lương, quấy rối tình dục hay thậm chí là thường xảy ra một số xung đột với đồng nghiệp. Hãy chuẩn bị thật kỹ phòng trường hợp nhà tuyển dụng hỏi bạn về các vấn đề này. Cách tốt nhất để đối phó với các câu hỏi dạng này là phải thật thà, quả quyết và tránh phê bình những đồng nghiệp cũ một cách quá đáng.
Ví dụ:
Trường hợp bạn bị sa thải, bạn có thể trả lời như sau nếu bị mắc vào một trong những câu hỏi hóc búa sau:
“ Họ yêu cầu tôi rời khỏi công ty, những lý do mà sếp tôi đưa ra không hợp lý với việc làm và quan điểm của tôi…”
“ Tôi không đồng ý với cách đánh giá của họ, tôi nghĩ rằng họ đã sa thải tôi vì những khác biệt cá nhân hơn là những vấn đề công việc, nếu suy xét cho kỹ về những khía cạnh công việc, thì ông sẽ thấy rằng tôi hòan tòan không có một vấn đề gì nghiêm trọng cả, và tôi chắc rằng tình trạng trên sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa”
Trường hợp bạn bị quấy rối hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp thì sau đây là một số gợi ý cho bạn:
“ Tôi đã quyết định rời khỏi công ty vì một số vấn đề cá nhân chứ không phải vì công việc”
Nếu có một vài vụ kiện tụng xảy ra bạn có thể nói như sau: “đã có một số vấn đề xảy ra liên quan đến vị trí của tôi và thật sự thì tôi không muốn thảo luận về nó nữa”
Source: HRVietnam
Please sign in to perform this function