Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 37,208
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Trong cuộc đời sự nghiệp của bạn, nhiều quyết định đưa ra tương đối dễ dàng. Khi sếp yêu cầu giải quyết một nhiệm vụ nào đó, bạn hoàn thành nó. Khi đồng nghiệp cần sự giúp đỡ và bạn sẵn sàng làm. Khi bạn mạnh dạn yêu cầu một công việc mình muốn, bạn thực hiện ngày điều đó. Nhưng trong những tình huống mà bạn khó có thể từ chối, hay nói cách khác bạn rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan thì sao?
Tất nhiên, tình huống khó xử thực sự là rất hiếm gặp nhưng khi xảy ra, điều quan trọng là bạn cần phải chuẩn bị đối phó trước.
Dưới đây là những tình huống khó xử trong công việc mà bạn có thể dễ dàng gặp tại nơi làm việc và những gợi ý để ứng phó với chúng:
Tình huống 1: Bạn nhận thấy một đồng nghiệp kiếm được nhiều hơn bạn
Bạn và anh ta cùng làm một vị trí tương đương nhau nhưng đột nhiên bạn nhận thấy mức lương của anh ta nhỉnh hơn một chút.
Cách ứng phó thích hợp nhất: Khi tình huống trên xảy ra, bạn có thể bực bội ngay lập tức “hùng hổ” đến phòng giám đốc để yêu cầu giải thích và đòi tăng lương cùng với đó là thái độ lạnh nhạt. Nhưng thật không nên chút nào bởi đến phòng sếp với một mối quan tâm về tài chính từ những thông tin đồn thổi chắc chắn chỉ có hại thôi chứ không có lợi chút nào.
Thay vào đó, hãy sử dụng những hiểu biết của mình kiểm tra mức lương chính và giá trị của mỗi nhiệm vụ bạn đạt được, xem xét lại bảng lương và so sánh nó với mức lương của các công ty khác ở cùng một vị trí tương tự. Sau đó, với những kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn có thể tiếp cận sếp và yêu cầu sếp đưa những thông tin có liên quan đến vấn đề nhạy cảm đó.
Tình huống 2: Bạn nhận công việc mới nhưng lại không vui với điều đó
Một người bạn của bạn vừa báo cho bạn một thông tin rằng công ty của cô ấy đang tuyển một vị trí và gợi ý có nhiều cơ hội. Bạn thực sự rất tò mò muốn tìm hiểu xem nó hấp dẫn như thế nào. Tuy nhiên bạn vẫn thích công việc hiện tại.
Cách ứng phó thích hợp nhất: Hãy hỏi cô ấy thêm nhiều thông tin về công ty và vị trí đang cần tuyển để bạn có thể hiểu và so sánh với công việc hiện tại của mình. Liệu có nhiều cơ hội nhanh chóng và thăng tiến dễ dàng không? Mức lương và các lợi ích cạnh tranh như thế nào? Môi trường văn hóa công ty ra sao?
Có vẻ là bạn quan tâm nhưng điều đó cũng không có gì bất lợi nếu bạn nghĩ đến một cuộc phỏng vấn mới. Thậm chí nó còn giúp bạn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về trong và ngoài vị trí, đồng thời có thêm chút triển vọng về công ty. Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp như ý của bạn thì lúc này, bạn có thể thận trọng cân nhắc đến cơ hội mới này.
Tình huống 3: Bạn có cơ hội để tạo ấn tượng với sếp nhưng dự án này hơi "mắc"
Bạn nhận thấy dự án này lớn quá và sếp thì đang muốn tìm một người đảm nhiệm. Nó hứa hẹn một triển vọng sự nghiệp, nhưng với bạn thì thách thức này quá lớn.
Cách ứng phó thích hợp nhất: Nếu bạn không quyết định xung phong nhận dự án đó thì đầu tiên hãy tự hỏi xem bạn có nắm giữ thêm được trách nhiệm này kèm với khối lượng công việc hiện tại của bạn không. Lúc này, hãy cân nhắc đến khả năng mà bạn sẽ phát triển được như thế nào nếu đảm nhận dự án trên. Bạn sẽ phải bổ sung các kỹ năng về quản lý dự án, gặp gỡ mọi người trong công ty và tương lai sẽ cho bạn một vị trí thậm chí thách thức hơn.
Nếu cảm thấy không thoải mái về viễn cảnh khi dẫn đầu dự án, hãy hỏi sếp xem liệu còn cách nào khác để bạn tham gia hay không. Ít nhất là vai trò tham gia đó của bạn cũng học hỏi thêm nhiều kỹ năng và làm tăng vị trí của bạn trong công ty.
Những quyết định khó khăn giống như là những bài kiểm tra kinh nghiệm chuyên môn của bạn bởi chúng không hề có câu trả lời chính xác. Nhưng hãy cẩn thận cân nhắc sự lựa chọn và sử dụng tính quyết đoán của mình để có câu trả lời tốt nhất.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo VTV
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này